MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT

脉证阴阳寒热

Mài zhèng yīnyáng hánrè

MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT
MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT

A- NGUYÊN VĂN : 

Thô dại(1)giả, âm bất túc dương hữu dư, vi nhiệt trung dã. Lai tật khứ từ, thượng thực hạ hư, vi quyết điên tật; Laỉ từ khứ tật, thượng hư hạ thực, vi ác phong(2)dã. cố’ trứng ác phong giả, dương khí thọ dã. Hữu mạch câu trầm tế sác giả, Thiếu âm quyết(3)dã; Trầm tế sác tán giả, hàn nhiệt dã; Phù nhi tán giả, vi huyễn phó(4). Chư phù bất táo giả giai tại dương, tắc vi nhiệt; Kỳ hữu táo giả tại thủ, chư tế nhỉ trầm giả giai tại âm, tắc vỉ cốt thông; Kỳ hữu tịnh giả tại túc. Sác động nhất đại giả, bệnh tại dương chỉ mạch dã, tiết cập tiện nùng huyết. Chư quá giả thiết chỉ, sáp giả dương khí hữu dư dã, hoạt giả âm khí hữu dư dã. Dương khí hữu dư vỉ thân nhiệt vô hãn, âm khí hữu dư vỉ đa hãn thân hàn, âm dương hữu dư tắc vô hãn nhỉ hàn. Suy nhi ngoại chi, nội nhi bất ngoại(5), hữu tâm phúc tích dã. Suy nhi nội chi, ngoại nhi bất nội(6), thân hữu nhiệt dã. Suy nhi thượng chi, thượng nhi bất hạ(7), yêu túc thanh dã. Suy nhi hạ chi, hạ nhi bất thượng(8), đầu hạng thống dã. Án chi chí cốt, mạch khí thiểu giả, yêu tích thống nhi thân hữu tý dã.
(Tố vấn : Mạch yếu tinh vi luận)

MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT
MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Mạch tượng hồng đại là do âm tinh bất túc mà dương khí hữu dư, cho nên mắc phải bệnh nhiệt trung. Mạch tượng lúc đến gấp lúc đi từ từ, đấy là do phần trên thực, phần dưới hư, khí thượng nghịch hay bị động kinh ngã quỵ. Mạch tượng đến từ từ lúc đi lại tật, đấy là do phần trên hư, phần dưới thực, hay mắc phải bệnh phong. Nguyên nhân mắc bệnh phong là do dương khí hư mất khả năng chông đỡ tự vệ, nên mới cảm nhiễm phải bệnh tà.
Có người hai tay mạch đều trầm tế sác, trầm tế là thể mạch thận, sác là biểu hiện nhiệt, cho nên hay mắc chứng dương quyết do thận khí nghịch. Nếu thây mạch trầm tế sác tản mác, đó là âm huyết bị hao tổn, hay mắc phải chứng nóng lạnh hư lao do ám hư dương vượng.
Mạch phù mà tán, hay mắc bệnh huyền vựng đột quỵ. Hễ thấy mạch phù mà không căng gâp, bệnh đó ở dương phận người phát sốt, bệnh ở ba túc dương kinh. Nếu mạch phù mà căng gấp thì bệnh ở ba thủ dương kinh.
Phàm thấy mạch tế mà trầm, bệnh ở âm phận, người đau xương khớp, bênh ở ba thủ âm kinh; Nếu mạch tế trầm mà tịnh tại, bệnh ở ba túc âm kinh.
Nếu mạch nhịp nhanh mấy nhịp rồi dừng lại một nhịp, đó là mạch tượng bệnh ở dương phận, do dương khí nhiệt uất, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc đi tiêu phân có máu nủ.
Xem mạch bệnh nhân thấy mạch đi sáp là dương khí có thừa. Mạch hoạt là âm khí có nhiều. Dương nhiệt có thừa thì mình sốt không có mồ hôi, âm hàn có thừa thì thân thể lạnh ra nhiều mồ hôi, âm khí, dương khí đều có thừa thì người không ra mồ hôi mà lại lạnh.

Bắt mạch ấn nhẹ tay không thây mạch, ân nặng tay thây mạch đi trầm không phù, đó là bệnh tại lý chứ không phải tại biểu, cho nên biết đó là trong bụng có tích tụ. Bắt mạch ẩn nặng tay mạch không thấy rõ, ấn nhẹ tay thì mạch phù sác không trầm, đó là bệnh tại biểu chứ không tại lý, người tất phát sốt.
Phàm bắt mạch tìm thấy mạch ở bộ vị bên trên mà mạch bộ vị bên dưới đi yếu, đây là chứng thượng thực hạ hư, hay mắc chứng lạnh lưng và chân. Phàm bắt mạch chỉ tìm thấy mạch ở bộ vị bên dưới, mà mạch bộ vị bên trên lại yếu, đấy là chứng thượng hư hạ thực, hay mắc chứng đau đầu cổ. Nếu trọng án đến xương mà mạch khí yếu, đó là dương khí bất túc, hay mắc chứng đau lưng đau lưng.

MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT
MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT

D- CHÚ THÍCH :

(1) Thô đại: Chỉ mạch hồng đại.
(2) Ác phong Bệnh phong.
(3) Thiếu âm quyết Chỉ Thiếu âm Thận khí nghịch
gây nên bệnh dương quyết.
(4) Huyễn phó Sa: Đầu choáng váng té ngã, đột quỵ.
(5) Suy nhi ngoại chi, nội nhi bất ngoại: Chữ suy ở đây có nghĩa là dùng ngón tay bắt mạch ân để dò tìm chứ không phải đẩy, chữ ngoại, nội là chỉ mạch phù, trầm. Ý nói bắt mạch phù án không thấy mạch, còn trầm án thì thấy mạch đi trầm mà không phù.
(6) Suy nhi nội chi, ngoại nhi bất nội: Mạch trầm án không hiện rõ, phù án thì mạch đi phù sác, đó là bệnh tại ngoại chứ không tại nội.
(7) Suy nhi thượng chi, thượng nhi bất hạ: Sách Loại kinh chú:”Phàm ân tìm mạch ở thượng bộ, chỉ thây mạch ở trên mà hạ bộ mạch đi yếu, đó là có thăng mà không có giáng, thượng thực hạ hư”.
(8) Suy nhi hạ chi, hạ nhi bất thượng: Sách Loại kinh chú:”Phàm ấn tìm mạch ở hạ bộ, chỉ thây mạch hiện ở dưới mà thượng bộ thì lại suy yếu, đó là có giáng mà không có thăng, thanh dương không thăng lên được ”.

MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT
MẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT

E- LỜI BÀN :

Đoạn kinh văn này chủ yếu là căn cứ sự biến hóa của mạch tượng để thuyết minh tính phức tạp biến hóa đa dạng của bệnh tật. Trong kinh văn này đề cập đến thủ thuật khi chẩn mạch cần chú ý đến các điểm chính là mạch khí đi và đến, nội và ngoại, thượng và hạ vv…Mục đích là nhằm tìm hiểu khí âm dương thăng giáng, thịnh suy trong cơ thể bệnh nhân, đấy là phương pháp chẩn mạch rất cụ thể đáng được chúng ta học tập và đi sâu nghiên cứu thêm.
Danh y Hoạt Bá Nhân đời nhà Nguyên ở Trung Quốc dựa theo sự thể nghiệm của bản thân đã đề ra mạch quát sáu chữ. Ông nói: “Xem mạch phải biết rõ sáu chữ: Thượng, hạ, lai, khứ, chí, chỉ. Không biết sáu chữ này thì không phân biệt được âm dương hư thực. Thướng là dương, lai là dương, chí là dương; Hạ là âm, khứ là âm, chỉ là âm. Thượng là chỉ phần trên từ bộ xích đến thốn khẩu, vì dương sinh ở âm; Hạ là chỉ từ thốn khẩu xuống tới bộ xích, vì âm sinh ở dương. Lai là chỉ từ phần xương thịt ra đến ngoài da, biểu thị khí thăng; Khứ là chỉ từ phần da trở vào trong xương thịt, biểu thị khí giáng”. Nay xin trích lục lại để tiện

Bài trướcHUYỆT LAN VĨ
Bài tiếp theoHUYỆT LAO CUNG 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.