HUYỆT LAO CUNG 

勞宮穴
P 8 Láo gōng xué (Lao Kong).

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

Xuất xứ của huyệt Lao Cung:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Lao Cung:

– “Lao” có nghĩa là nỗ lực, lao động.
– “Cung” có nghĩa là cung điện.
Bàn tay con người là cơ quan lao động. Huyệt nằm ở giữa trung tâm lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết-âm Tâm-bào. Tâm-bào lạc là cung điện của Tâm, cho nên gọi là Lao cung.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Bàn tay nắm lại ấy là Đô cung (Cung đình của thủ đô, nơi chinh giữa quan trọng)”.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

Tên Hán Việt khác của huyệt Lao Cung:

Ngũ lý, Chưởng trung, Qủy lộ.

Huyệt thứ:

8 Thuộc Tâm-bào lạc kinh.

Đặc biệt của huyệt Lao Cung:

“Vinh” huyệt, thuộc “Hỏa”.

Mô tả của huyệt Lao Cung:

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

1. Vị trí xưa :

Trong động mạch giữa lòng bàn tay (Giáp ất). Giữa lòng bàn tay, trên động mạch, gấp ngón tay vô danh vào để lấy huyệt (Đồng nhân, Phát huy).

2. Vị trí nay :

Nắm chặt các ngón tay, huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh chấm vào đường văn này.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Lao Cung:

là cân gan tay giữa, cơ giun, phía trong gân gấp ngón giữa của cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ gian cốt gan tay và cơ gian cốt mu tay. Bờ trong dầu dưới xương bàn tay 3 – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh giữa và trụ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C7.

Hiệu năng của huyệt Lao Cung :

Thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, tức phong lương huyết, an thần hòa vị.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

Tác dụng trị bệnh của huyệt Lao Cung:

1. Tại chỗ :

Ra mồ hôi tay, Eczema bàn tay.

2. Theo kinh :

Đau vùng tim bứt rứt, hồi hộp.

3. Toàn thân :

Viêm xoang miệng, não xuất huyết, ý bệnh.

Lâm sàng của huyệt Lao Cung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Đại lăng trị bồn chồn trong ngực, lở loét (Ngọc long). Phối Đại lăng, trị cười mãi không thôi, trị lở cả tay (Ngọc long). Trị đau ngực, ăn vào mửa ra, động kinh (Tạp bệnh huyệt pháp ca). Phối Hậu khê trị vàng da (Bách chứng).

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Nhân trung, Hợp cốc, thấu Lao cung trị ít-tê-ri. Phối Đại lăng, Nội quan trị viêm dạ dày cấp tính, mửa, khát nước. Phối Nhân trung, Hợp cốc, Bách hội trị điên cuồng. Phối Nội quan trị thổ tả cấp tính.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng từ lòng bàn tay hướng về phía lưng bàn tay đối diện, sâu chừng 0,5 thốn. Có cảm giác căng đau tại chỗ.
2. Cứu 1- 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

Tham khảo của huyệt Lao Cung:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh muốn phát sốt, đầy tức muốn nôn ọe, 3 ngày không ra mồ hôi được, kinh sợ, đau ngực sườn, không thể trỏ qua một bên, ho đầy tức tiểu đỏ, đại tiện ra máu, chảy máu cam không dứt, nôn mửa ra máu, khí nghịch, ợ hơi không dứt, trong họng đau, ăn không xuống, hay khát nước, lở loét trong miệng, nóng trong lòng bàn tay, muốn nôn, chọn huyệt Lao cung làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Hông ngực đầy tức dùng Lao cung làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trong miệng tanh hôi sưng dùng Lao cung làm chủ”.
4. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Lao cung chủ về đại tiện huyết không cầm, tiểu đó. Lao cung chủ trị khí nghịch ợ không dứt”.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

5. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Lao cung, Đại lăng chủ về phong nhiệt hay giận dữ, trong tâm buồn vui thất thường, tâm thần hay vui cười”.
6. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Lao cung chủ trị nhiệt bệnh đã ba ngày không ra mồ hôi, kinh sợ”.
7. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Kết hợp với Đại lăng trị tức ngực, buồn bực, lở láy” (Kiêm Đại lăng, liệu tâm muộn sang di)
8. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du ” ghi huyệt này là “Vinh huyệt” của Thủ Quyết-âm kinh.
9. Quan hệ vói cách điểm huyệt này, “Thanh tê”, “Đồng nhân”, “Khảo huyệt biên” ghi rằng nắm bàn tay lại, đầu mút của ngón tay vô danh, còn “Phát huy”, “Tập thành” ghi là nắm tay lại huyệt giữa mút của ngón vô danh và giữa.
10. Lao cung là “Vinh huyệt” của Kinh Tâm-bào, “Vinh chủ về thán nhiệt”, Tâm khai khiếu ở lưỡi. Tâm-bào lại hành xử lệnh của Tâm sai khiến, nên có thể trị được miệng lỏ loét, miệng hôi, đau thắt tim. Tâm là quan quân chủ, nơi thần minh ra vào, chọn huyệt này để thanh nhiệt khai khiếu, có thể trị được điên cuồng, động kinh.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG

11. Huyệt này theo “Giáp ất” còn gọi là Ngũ lý còn “Đại thành” thì gọi là Chướng trung.
12. «Phôi huyệt khái luận giải nghĩa »: Thường phối hợp huyệt Lao cung cung cung với Túc Tam-lý, vì Lao cung thuộc về Tâm-bào lạc tính nó mát mà hay đi xuống, bởị thế nên điều lý được chứng khí trệ do sự làm lụng nặng nhọc gây nên, thư được những nổi uất kết gốc ở thất tình nội thương và nhất là thanh được nhiệt ở hung cách mỏ đường cho tâm hỏa đi xuống. Dùng chung với Tam lý tả được hỏa của Tâm lẫn Vị, trấn được nhiệt khí từ dưới xung lên. Hễ các chứng như bứt rứt, phiền muộn hay ọe mửa, hoặc mửa khan ợ hơi chua cổ, nóng mặt chỉ ưa nằm mà dùng phép này thảy đều công hiệu.
13. Theo các tác giả ở Thượng Hải hiện nay khi xác định huyệt Lao cung gấp các ngón tay, thì mút ngón giữa chạm vào văn tim gan bàn tay là huyệt, huyệt ở giữa xương bàn tay 2- 3.

HUYỆT LAO CUNG 
HUYỆT LAO CUNG
Bài trướcMẠCH CHỨNG ÂM DƯƠNG HÀN NHIỆT
Bài tiếp theoHUYỆT LẠC CẢNH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.