NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ
(I)

A- NGUYÊN VĂN :

Phàm vị chẩn bệnh giả, tất vấn thường quí hậu tiện, tuy bất trúng tà, bệnh tòng nội sinh, danh viết thoát dinh(1). Thường phú hậu bần, danh viết thất tinh(2), ngũ khí lưu liên, bệnh hữu sở tính(3). Y công chẩn chi, bất tại tạng phủ, bất biến khu hình, chẩn chi nhi nghỉ, bất tri bệnh danh. Thân thể nhật giảm, khí hư vô tỉnh, bệnh thâm vô khí, sái sái nhiên thời kinh(4), bệnh thâm gỉả, dĩ ký ngoại hao vu vệ, nội đoạt vu vinh. Lương công sở thất, bất tri bệnh tình, thử diệc trị chỉ nhất quá dã.

NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ
NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Trước khi khám bệnh, cần hỏi rõ cuộc sống của bệnh nhân có gì thay đổi, nếu như trước cao sang sau thấp hèn thì tuy không cảm phải ngoại tà mà bệnh vẫn từ trong sinh ra, đây gọi là bệnh“thoát dinh”. Nếu như trước giàu sau nghèo, mắc bệnh gọi là“thất tình”, đó là do nơi khí của ngũ tạng lưu lại không vận hành, uất kết mà thành bệnh. Thầy thuốc khám bệnh này, do bệnh mới phát, bệnh không tại tạng phủ, thể hình không gì biến đổi, khiến thầy thuốc khi khám bệnh thường hay ngờ vực, không rõ bệnh danh. Lâu ngày cơ thể ngày càng suy nhược, khí hư nên không sinh được tinh huyết, thế bệnh càng nặng thì chân khí càng bị hao tán, dương khí càng hư, người cảm thấy gai gai ớn lạnh, tim hay hồi hộp và giật mình. Sở dĩ bệnh thế ngày một nặng là do bên ngoài vệ khí bị hao tổn, bên trong dinh huyết bị cướp đoạt. Loại bệnh này cho dù thầy thuốc giỏi, nếu không hỏi rõ hoàn cảnh của bệnh nhân, không biết nguyên nhân gây bệnh, thì không sao trị lành bệnh được. Đây là lỗi lầm thứ nhất trong việc chẩn trị.

NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ
NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ

D- CHÚ THÍCH :

(1) Thoát dinh Bệnh danh. Chỉ chứng bệnh tình chí trầm uất, thiếu máu.
(2) Thất tinh Bệnh danh. Chỉ chứng bệnh tình chí trầm uất, thiếu dinh dưỡng nên tinh khí suy kém.
(3) Ngũ khí lưu liên, bệnh hữu sở tính: Do nơi tinh kém khí suy, nên khí của ngũ tạng lưu lại không vận hành, tích tu mà thành bệnh.
(4) Bệnh thâm vô khí, sái sái nhiên thời kinh. Do bệnh nặng lâu ngày, chân khí bị hao tán, dương khí ngày càng hư, nên người cảm thây gai gai ớn lạnh, thần khí kém, nên tim hay hồi hộp, giật mình. Sái sái nhiên nghĩa là người cảm thấy ớn lạnh.

(II)

A- NGUYÊN VĂN :

Phàm dục chẩn bệnh gỉả, tất vấn ẩm thực cư xử, bạo lạc bạo khổ, thủy lạc hậu khổ, giai thương tinh khí, tinh khí kiệt tuyệt, hình thể hủy tứ(1). Bạo nộ thương âm, bạo hĩ thương dương(2), quyết khí thượng hành, mãn mạch khứ hình (3). Ngu y trị chi, bất tri bổ tả, bất tri bệnh tình, tinh hoa nhật thoát, tà khí nãi tính, thử trị chỉ nhị quá dã.
(Tố vấn : Sơ ngủ quá)

phân tích, ung dung lương định, nắm rõ bệnh tình.

( III)

A- NGUYÊN VĂN :

Chẩn hữu tam thường(1), tất vấn quí tiện, phong quàn bại thương(2), cập dục hầu vương, cố quí thoát thế, tuy bất trúng tà, tỉnh thần nội thương, thân tất bại vong. Thủy phú hậu bần, tuy bất thương tà, bì tiêu cân khuất, nuy tịch vi loan. Y bất năng nghiêm(3), bất năng động thần, ngoại vi nhu nhược, loạn chí thất thường, bệnh bất năng di, tắc y sự bất hành(4), thử trị chi tứ quá dã.
(Tố- vấn : Sơ ngũ quá)

NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ
NĂM ĐIỀU LỖI LẦM TRONG CHẨN TRỊ

B- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Khám bệnh cần chú ý ba điều, hỏi rõ địa vị xã hội của bệnh nhân sang hay hèn, đã từng bị mất chức thất thế hay không, có hay chăng dục vọng phong tước vương hầu. Nếu trước địa vị cao sang, nay thời thế tất sẽ uất ức trong lòng.

Hạng người này tuy chưa trúng ngoại tà, nhưng do tinh thần đã bị nội thương, thân thể chắc chắn sẽ bị bại vong. Người trước giàu sau nghèo, tuy chưa phạm phải tà khí, cũng có thể da lông khô héo, gân mạch co quắp, chân cẳng bại liệt co giật, đi đứng khó khăn. Đối với loại bệnh nhân này, nếu thầy thuốc không nghiêm túc khuyên giải, thì đừng hòng thay đổi được tâm tư và diện mạo tinh thần của họ, ngược bằng một mực chiều lòng người bệnh, để mặc cho phát triển tự nhiên, tất sẽ đưa đến tình trạng rối rắm thất thường, khiến cho bệnh tình không sao chuyển biến, kết quả trị liệu sẽ vô hiệu. Đây là lỗi lầm thứ tư trong việc chẩn trị.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Tam thường: Chỉ sang hèn, nghèo giàu, buồn vui.
(2) Phong quân bại thương Phong quân, chỉ quí tộc
thời xưa được phong ấp. Bại thương, chỉ bị tước mất quyền thế. Câu này ý nói trước quan cao bổng lộc, nay bị cách chức thất thế.
(3) Y bất năng nghiêm Loại kinh chú:“Lời răn không nghiêm thì không ngăn được dục vọng, lời nói không thân thiết thì không lay động được tâm tình của người bệnh”.
(4) Tắc y sự bất hành Tức kết quả trị liệu sẽ vô hiệu.

(VI)
A- NGUYÊN VĂN :

Phàm thử ngũ giả, giai thọ thuật bất thông, nhân sụ bất minh dã. cố viết: Thánh nhân chi trị bệnh dã, tất tri thiên địa âm dương, tứ thời kỉnh kỷ (2), ngũ tạng lục phủ, thư hùng biểu lý (3), thích cứu biếm thạch, độc dược sở chủ (4), tòng dung nhãn sự (5), dĩ minh kinh đạo, quí tiện bần phú, các dị phẩm lý (6), vấn niên thiếu trưởng, dũng khiếp chi lý, thẩm vu phân bộ (7), tri bệnh bản thủy, bát chính cửu hậu(8), chẩn tất phó (9) hĩ. Trị bệnh chi đạo, khí nội vi bảo (10), tuần cầu kỳ lý, cầu chi bất đắc, quá tại biểu lý. Thủ số cứ trị(11), vô thất du lý, năng hành thử thuật, chung thân bất đãi(12).
(Tố vấn : Sơ ngũ quá)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Năm điều lỗi lầm kể trên đều do thầy thuốc không tinh thông y thuật và không hiểu nhân tình thế sự mà ra. Bởi thế cho nên nói: Cách trị bệnh của thánh nhân, tất phải biết rõ qui luật biến hóa của âm dương và thời tiết nóng lạnh của bốn mùa, mối quan hệ của ngũ tạng lục phủ và âm dương biểu lý của kinh mạch, hiểu biết nên dùng châm cứu, chích lễ bằng kim châm, biếm thạch hay dùng thuốc uống trị bệnh, hiểu rõ nhân tình thế sự để có sự chẩn trị đúng đắn, qua tìm hiểu sự giàu nghèo của bệnh nhân để phân biệt thể chát và đặc điểm khác biệt của từng nguyên nhân gây bệnh, hỏi tuổi tác lớn nhỏ để biết cá tính mạnh mẽ hay nhúc nhác của từng người, xem xét bộ vị xuất hiện sắc bệnh để biết căn gốc của bệnh tật, đồng thời còn phải kết hợp với bát phong chính khí của bốn mùa và mạch tượng tam bộ cửu hậu để tiến hành phân tích. Cách chẩn đoán của thánh nhân như thế có thể nói là khá đầy đủ.
về phương pháp tri bệnh, cần xem trọng nguyên khí mạnh yếu của bệnh nhân, qua quan sát sức đề kháng mạnh yếu của cơ thể họ để dò tìm bệnh tà, nếu như tìm mãi không ra thì phải tìm ở âm dương biểu lý vậy. Trong điều trị phải tuân thủ những quy tắc thông thường, thẩm định khí huyết thịnh suy, để áp dung phép châm sâu hay cạn, chọn huyệt xử phương phải có bài bản. Nếu hành nghề trị bệnh mà làm được như vậy. thì suốt đời sẽ không phạm phải lỗi lầm.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Nhân sự Nhân lình thế sự.
(2) Tứ thời kinh kỷ nụ Chỉ hàn nhiệt trong bôn mùa đều có một trật tự nhất định. Kinh kỷ có nghĩa là trật tự.
(3) Thư hùng biểu lý 6 kinh âm là thư, 6 kinh dương là hùng. Kinh dương ở phần biểu, kinh âm ở phần lý.
(4) Độc dược : Chỉ thuốc uống.
(5) Tòng dung nhân sự Hiểu rõ nhân tình thế sự.
(6) Các dị phẩm lý Chữ phẩm là chỉ phẩm loại.
Chữ lý có nghĩa là điều lý. Ý nói con người do sang hèn, giàu nghèo, địa vị xã hội và điều kiện sinh hoạt, thể tạng khác nhau, nên khi mắc bệnh thì cũng mang những đặc điểm khác nhau

(7) Phân bộ Chỉ bộ vị xuất hiện sắc bệnh.
(8) Bát chính cửu hậu Bát chính là chỉ bát phong chính khí của bôn mùa. Cửu hậu là chỉ mạch tượng tam bộ cửu hậu.
(9) Phó: Ngô Côn chú:“Phó nghĩa là toàn, tức đầy đủ”.
(10) Trị bệnh chi đạo, khí nội vi bảo: Nguyên tắc của trị bệnh là cần xem trọng nguyên khí của bệnh nhân mạnh hay yếu. Khí nội là chỉ nguyên khí.
(11) Thủ số cứ trị : Vương Băng chú:“Thủ sô’ là nói số nhiều hay ít của khí huyết và độ châm sâu hay cạn. Cứ trị, ý nói dựa theo tác dụng trị liệu của du huyệt mà vận dụng”.
(12) Đãi : ở đây có nghĩa là sai lầm.

E- LỜI BÀN :

Thiên kinh văn này nêu lên năm lỗi lầm của thầy thuốc trong việc chẩn trị, đồng thời vạch rõ đó là do thầy thuốc không chú ý trong việc vân chẩn, vì không hiểu rõ nhân tình thế sự, tức không rõ địa vị xã hội, điều kiện sinh sông thay đổi là nguyên nhân khiến bệnh nhân sinh bệnh, cho nên mới phạm phải những lỗi lầm trong việc chẩn trị. Điều này cho thấy tính chất quan trọng của khâu vấn chẩn, bởi vì chỉ có qua đó người thầy thuốc mới tìm hiểu được cặn kẽ nguyên nhân gây bệnh và tình chí biến đổi của người bệnh.

(V)
A- NGUYÊN VĂN:

Phàm chẩn giả, tất tri thủy chung(1), hữu tri dư tự(2), thiết mạch vấn danh, đương hợp nam nữ(3). Ly tuyệt uyển kết(4), ưu khủng hỉ nộ, ngũ tạng không hư, huyết khí ly thủ, công bất năng tri, hà thuật chi ngữ. Thường phú đại thương(5), trảm cân tuyệt mạch, thân thể phục hành, lệnh trạch bất tức(6), cố thương bại kết, lưu bạc qui dương, nùng tích hàn quỳnh(7). Thô công trị chi, cức thích âm dương, thân thể giải tán, tứ chi chuyển cân, tử nhật hữu kỳ, y bất năng minh, bất vấn sở phát, duy ngôn tử nhật, diệc vi thô công, thử trị chi ngủ quá dã.
(Tô’ vấn : Sơ ngủ quá)

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Khám chữa bệnh phải biết rõ bệnh tình lúc mới phát và trước mắt, đồng thời cần biết ngọn nguồn của bệnh tật, khi xem mạch hỏi bênh, phải kết hợp đặc điểm sinh bệnh lý mạch chứng của phái nam, phái nữ. Nếu do người thân chia ly mà thương nhớ không nguôi, khiến cho tình chí uất kết khó bề tháo gỡ hoặc do buồn vui lo sợ cũng đều có thể khiến ngũ tạng trống rỗng, khí huyết ly tán. Thầy thuốc mà không hiểu lý lẽ này thì còn nói chi đến y thuật.
Người từng giàu sang, một khi sa cơ thất thế, tất sẽ thương tổn nhiều về tâm thần, khiến gân mạch cũng tổn thương nghiêm trọng, thể xác tuy còn cử động được, nhưng tân dịch thì không còn tươm ra nữa. Nếu bệnh lâu ngày, khí huyết bị kết tụ uất kết hóa nhiệt, bệnh qui về phần dương, lâu ngày hóa mủ, máu mủ tích tụ khiến người nóng lạnh. Thầy thuốc chữa bệnh qua loa, vì không hiểu bệnh này do lao tâm đưa đến tích tụ hóa mủ, mà cứ mãi lo châm đường kinh mạch âm dương, khiến cho khí huyết của bệnh nhân càng hư, thân thể rã rời, tay chân co quắp, gần kề cái chết. Thầy thuốc đã không biết biện chứng mà cũng không hỏi rõ nguyên nhân, chỉ biết tiên lượng ngày chết, đấy quả là loại thầy thuốc vụng về. Trên đây là lỗi lầm thứ năm trong việc chẩn trị.

D- CHÚ THÍCH :

(1) Thủy chung Ngô Côn chú:“Ý nói bệnh trạng trước mắt và lúc mới phát bệnh”.
(2) Dư tự Loại kinh chú:“Ý nói xét gốc bệnh mà biết được ngọn ngành”.
(3) Đương hợp nam nữ : Ý nói xem mạch vân chẩn phải kết hợp đặc điểm sinh bệnh lý của nam giới và nữ giới. Vương Băng chú:“Nam dương khí nhiều, bộ mạch tay trái đại là thuận, nữ âm khí nhiều, nên bộ mạch tay phải đại là thuận, dựa theo đó để kết hợp chẩn đoán”.
(4) Ly tuyệt uyển kết Ngô Côn chú:“Ly có nghĩa là chia ly với người mình thân yêu, tuyệt tức đoạn tuyệt môi tình, chữ uyển chỉ sầu não trầm uất, chữ kết ý chỉ uất kết không sao giải tỏa được.
(5) Thường phú đại thương : Ý nói người từng giàu sang, nay do sa cơ thất thê mà tâm thần sức khỏe đều bị tổn thương.
(6) Thân thể phục hành, lênh trạch bất tức: Ý nói cơ thể tuy có thể hoạt động trở lại bình thường, thế nhưng tân dịch không còn tiết ra nữa. Loại kinh chú:“Trạch là chỉ tinh dịch”.
(7) Quỳnh : Nghĩa là nhiệt.

 

 

Bài trướcCÒN VỊ KHÍ THÌ SỐNG, MẤT VỊ KHÍ THÌ CHẾT
Bài tiếp theoPHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ BÁT MẠCH: TAM BỘ CỬU HẬU

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.