PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH VỊ BÁT MẠCH: TAM BỘ CỬU HẬU
A- NGUYÊN VĂN :
Thiên địa chi chí số, thủy vu nhất, chung vu cửu yên. Nhất giả thiên, nhị giả địa, tam giả nhân, nhãn nhỉ tam chi, tam tam giả cửu, dĩ ứng cửu dã(1). Cố’ nhân hữu tam bộ, bộ hữu tam hậu, dĩ quyết tử sinh, dĩ xử bách bệnh, dĩ điều hư thực, nhi trừ tà tật.
Hà vị tam bộ ?
Hữu hạ bộ. hưu trung bộ, hữu thượng bộ, bộ các hữu tam hậu. Tam hậu giả, hữu thiên hữu địa hữu nhân dã, tất chỉ nhi đạo chỉ, nãi dĩ vi chất(2). Thượng bộ thiên, lưỡng ngạch chi động mạch(3): Thượng bộ địa, lưỡng giáp chi động mạch(4); Thượng bộ nhân, nhĩ tiền chi động mạch(5). Trung bộ thiên, thủ Thái âm dã(6): Trung bộ địa, thủ Dương minh dã(7); Trung bộ nhân, thủ Thiếu âm dã. Hạ bộ thiên, túc Quyết âm dã(8); Hạ bộ địa, túc Thiếu âm dã(9); Hạ bộ nhân, túc Thái âm dã(10), cố hạ bộ chỉ thiên dĩ hậu can, địa dĩ hậu thận, nhân dĩ hậu tỳ vị chi khí.
Trung bộ chi hậu nại hà ? Dỉệc hữu thiên, dỉệc hữu địa, diệc hữu nhãn. Thiên dĩ hậu phế, địa dĩ hậu hung trung chỉ khí, nhân dĩ hậu tăm. Thượng bộ dĩ hà hậu chi ? Diệc hữu thiên, diệc hữu địa, diệc hữu nhân. Thiên dĩ hậu đầu giác chi khí, địa dĩ hậu khẩu xỉ chi khí, nhân dĩ hậu nhĩ mục chỉ khí. Tam bộ giả, các hữu thiên, các hữu địa, các hữu nhãn. Tam nhỉ thành thiên, tam nhỉ thành địa, tam nhi thành nhân. Tam nhỉ thành chi, hợp tắc vi cửu, cửu phân vi cửu dã, cửu dã vi cửu tạng, cố thần tạng ngũ(11), hình tạng tù(12), hợp vi cửu tạng. Ngũ tạng dĩ bại, kỳ sắc tất yểu, yểu tất tử hĩ.
(Tô’ vấn : Tam bộ cửu hậu luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Số của trời đất bắt đầu từ số 1, đến số cùng là con số 9. Nhất là số lẻ thuộc dương, nên ứng với thiên; số nhị là số chẵn thuộc âm, nên ứng với địa; Con người sinh giữa trời đất, nên số tam ứng với thiên, địa, nhân hợp lại là ba, ba lần ba là chín, nên ứng với số cửu dã(tức cửu cung, cửu châu). Cho nên cơ thể con người cũng chia thành ba bộ thượng, trung, hạ, mỗi bộ đều có tam hậu thiên, địa, nhân, bắt mạch ở cắc bộ vị này có thể quyết đoán được sự tử sinh, xử lý được các bệnh, điều hòa hư thực và trừ khử được bệnh tà.
Thế nào gọi là tam bộ ?
Tam bộ đó là hạ bộ, trung bộ và thượng bộ. Mỗi bộ có ba hậu, tức thiên, địa, nhân. Các bộ vị này phải dò tìm cẩn thận mới bắt được mạch của tam bộ cửu hậu. Thượng bộ thiên là động mạch ở hai bên trán (huyệt Hàm yếm và Đầu duy). Thượng bộ địa là động mạch hai bên má(huyệt Địa thương và Đại nghinh). Thượng bộ nhân là động mạch ở trước tai (huyệt Nhĩ môn).
Trung bộ thiên là động mạch hai kinh thủ Thái âm (chỗ huyệt Kinh cư); Trung bộ địa là động mạch hai kinh thủ Dương minh (chỗ huyệt Hợp cốc); Trung bộ nhân là động mạch hai kinh thủ Thiếu âm (chỗ huyệt Thần môn). Hạ bộ thiên là động mạch hai kinh túc Quyết âm (chỗ huyệt Ngũ lý); Hạ bộ địa là động mạch hai kinh túc Thiếu âm (chỗ huyệt Thái khê); Hạ bộ nhân là động mạch hai kinh túc Thái âm (chỗ huyệt Cơ môn). Cho nên hạ bộ thiên có thể chẩn đoán bệnh biến của can; Hạ bộ địa có thể chẩn đoán bệnh biến của thận; Hạ bộ nhân có thể chẩn đoán khí cơ biến hóa của tỳ vị.
Thế trung bộ tam hậu có tác dụng gì ?
Trung bộ cũng có tam hậu thiên, địa, nhân. Trung bộ thiên có thể chẩn đoán bệnh biến của phế; Trung bộ địa có thể chẩn đoán khí cơ biến hóa vùng hông ngực; Trung bộ nhân có thể chẩn đoán bệnh biến của tâm.
Thế thượng bộ tam hậu có tác dụng chẩn đoán ra sao ?
Thượng bộ cũng có thiên, địa, nhân. Thượng bộ thiên có thể chẩn đoán khí cơ biến hóa ở hai bên vùng trán; Thượng bộ địa có thể chẩn đoán khí cơ biến hóa vùng răng miệng; Thượng bộ nhân có thể chẩn đoán khí cơ biến hóa của tai mắt. Cho nên ba bộ thượng, trung, hạ đều có thiên hậu, địa hậu và nhân hậu Trong ba bộ có ba hậu thiên, ba hậu địa, ba hậu nhân, 3 lần 3 là 9, hợp lại là 9 hậu. cửu hậu để ứng với cửu dã, cửu dã để ứng với cửu tạng của cơ thể con người. Đó là năm thần tạng tâm, can, tỳ, phế, thận và bôn hình tạng vị, tiểu trương, đại trường, bàng quang để chứa vật hữu hình, tất cả hợp lại thành cửu tạng.
Nếụ tạng khí của năm thần tạng đã bại hoại thì sắc mặt tất sẽ khô héo, sạm tối, sắc khô héo là báo hiệu bệnh tình nguy kịch ắt sẽ tử vong.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Cửu dã : Ngô Côn chú: Chỉ phân bố của vùng đất cửu châu.
(2) Tất chỉ nhi đạo chi, nãi dĩ vi chất: Ý nói phải dùng chỉ án và dò tìm đường mạch thì mới nắm bắt được bản thể của tam bộ cửu hậu.
(3) Lưỡng ngạch chi động mạch Dương Thượng. Thiện chú:“Là khí của túc Thiếu dương và túc Dương minh, tương đương chỗ hai huyệt Hàm yếm và Đầu duy”.
(4) Lưỡng giáp chi động mạch Sách Loại kinh chú:“Chỉ giữa huyệt Địa thương và Đại nghinh”.
(5) Nhĩ tiền chi động mạch: huyệt Hòa liêu, Nhĩ môn.
(6) Thủ Thái âm dã : Tức động mạch ở thốn khẩu chỗ huyệt Kinh cự, Thái uyên, nơi mạch khí đường kinh phế đi qua.
(7) Thủ Dương minh dã : Tức động mạch chỗ huyệt Hợp cốc, nơi mạch khí đại trường kinh đi qua.
(8) Túc Quyết âm dã Tức động mạch chỗ huyệt Ngũ lý ở mé trong đùi nơi mạch khí kinh can đi qua. Phụ nữ thì thay bằng huyệt Thái xung.
(9) Túc Thiếu âm dã ỳ: Tức động mạch ở mắc cá chân trong nơi huyệt Thái khê chỗ mạch khí đường kinh mạch thận đi qua.
(10) Túc Thái âm dã : Tức động mạch chỗ huyệt Cơ môn mé trong bấp đùi, nơi mạch khí đường kinh tỳ đi qua.
(11) Thần tạng ngũ Vương Băng chú:“Thần tạng là chỉ can tàng hồn, tâm tàng thần, tỳ tàng ý, phế tàng phách. thận tàng chí, vì là chỗ chứa thần khí nên gọi là năm thần tạng vậy”.
(12) Hình tạng tứ Trương Chí Thông chú:“Vị chủ hóa tân dịch của thủy cốc, đại trường chủ tân, tiểu trường chủ dịch, bàng quang là nơi tàng chứa tân dịch, cho nên gọi bốn phủ đó là hình tạng”.