NÔN NGHÉN
(Ác trở, Ố trở)

NÔN NGHÉN
NÔN NGHÉN

 BỆNH ÁN

Bệnh nhân: (nữ), 37 tuổi.
Cán bộ, Công ty Xây lắp miền Nam.
Vào viện: Ngày 6 tháng 8 năm 19769.
Số bệnh án: 1401, Bệnh viện YDHDT Thành phố.
Chứng bệnh:
Có thai 2 tháng, nên nghén ỏi mửa, suy nhược lại bị cảm sốt.

Tiền sử sẩy thai, nạo thai ra huyết liên tục, lại nạo thai lần II (19-9- 78) ra huyết đến 26-9-78 mới hết.
Khám:
Vọng: Sắc mật sáng hồng, môi đỏ, rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi rêu dầy trắng sức người hơi đẩy.
Văn: Tiếng nói thé, hơi thở mệt.
Thiết: Hai tay đều đi hoạt khẩn
Thuốc chữa:
Hoắc hương lá 12g                                     Ô mai 1 quả
Trần bì           12g                                      Cát căn 10g
Tía tô lá        12g                                       Sinh khương 5 lát
Cho uống ba thang-tuần.
Khám kỳ II.- Chứng ói mửa hết hẳn.
Thuốc y đơn cũ 3 thang-tuần.
Khám kỳ III.- Chứng ỏi mửa lai gia tăng.
Thuốc y đơn cũ thêm Hương phu 8g, Sa nhân 8g.
Cho uống 4 thang-tuần.
Khám kỳ ra viện: Chứng ói mửa sáng ăn vào không ói mà chiều ăn vào lại ói nhiều, mạch hai tay hoạt tiểu.
Thuốc:
Thăng ma 10g                              Cát căn 12g
Bạch thược 10g                             Hương phụ 10g
Ô mai 2 quả
Cho uống 4 thang-tuần.
Khám kỳ V:- Mạch thai yên, tốt, 6 ngày qua không ói, tối qua lại ói.
Thuốc y đơn cũ, thêm Hoàng cầm 6g (thanh nhiệt, dưỡng thai).

Cho Uống 4 thang-tuần.
Khám kỳ VI:- Hết ói, ăn được nhiêu, người khỏe.
Thuốc y đơn cũ, 5 thang, cho ra Viện (ngày 13-4-79).

NÔN NGHÉN
NÔN NGHÉN

THẢO LUẬN

Bệnh lý:

Khi có thai khoảng 1 -2 tháng hay 3-4-5 tháng mằ ăn vào lại ói mửa ra gọi là nôn nghén, ốm nghén chữ gọi ác trở, ố trở, (gớm sợ hơi cơm làm cản trở sự ãn uống).
Bởi nữ huyết khi đã kết hợp với nam tinh thành thai không còn huyết để hành kinh hàng tháng nữa, hơi của tinh huyết tanh hôi từ tử cung xông lên cuống dạ dày, đường kinh lạc của tử cung liên hệ với cuống dạ dày, cho nên hơi tinh huyết xông lên là lên ngay cuống dạ dày (thực quản) dạ dày là nơi tinh sạch không chịu được mùi hôi tanh thì ói mửa ra, mùi tanh hôi ấy nó xông lên đầu mặt làm đầu mặt u ám xây xẩm.
Nhưng hễ ăn cơm vào thì nó bắt ói mửa số cơm đã ăn ấy ra cho bằng hết mới yên, tại sao? Bởi con người có ăn cơm mới sinh tinh sinh huyết, vậy cơm với tinh huyết là đồng khí cho nên hễ ăn cơm vào thì hơi cơm nó quấy động mùi tinh huyết xông lên mà ói mửa ra, vì lẽ đó, người có thai khi ói mửa sợ cơm, thích ăn quà vặt, nhất là thích ăn chua cho sạch miệng vì chất chua có tác dụng đánh sạch máu hôi.
(Nên biết thêm: Người có thai trong ba tháng đầu, tinh huyết mới kết thai, thai chưa ổn định, hơi tinh huyết xông lên gặp cơm thì ói mửa ra, không cần phải chữa, cứ để quá trăm ngày sẽ tự nhiên khỏi (Quá bách nhật tắc chi), vì lúc ấy tinh huyết kết thành thai đã yên định, không sợ cơm nữa, bấy giờ lại cần ăn cơm nhiều để dưỡng thai).
Thầy thuốc khi trị bệnh thai nghén (cả các bệnh khác khi có thai) cần căn dặn bệnh nhân tránh giao hợp thì mới trị được

NÔN NGHÉN
NÔN NGHÉN

yên, đem tinh khí vào quấy động cái thai trực tiếp, đem cơm nước vào quấy động cái thai gián tiếp, nếu phát ói mửa rất khó trị, có khi còn hư thai, rất nên tránh giữ.

Y lý:

Trị bệnh nôn nghén. Những cô gái tuổi 13 – 14, khí huyết còn non mà đã có thai.
Những bà già tuổi đã 48, 49 khí huyết đã suy yếu mà còn có thai.
Những người tuy đang sanh đỏ nhưng khí lực vẫn suy yếu mà cũng có thai, tất cả những người ấy khi thai nghén cần phải bổ dưỡng.
Huyết hư thì uống Tứ vật thang, khí hư thì uống Tứ quân thang, cả khí và huyết đều hư uống Bát trân thang.
Những người thai hàn, lắm đờm, uống Nhị trần thang thêm Hoàng cầm Hoàng liên, đó là theo ý sách đã dạy.
Như tôi trị:
Những người vị hàn huyết hàn, nên uống Hoắc hương, Tô diệp (số nhiều).
Những người vị nhiệt, huyết nhiệt, nên uống Thăng ma, Cát căn (số ít).
Những người nôn nghén láu ngày cho là suy yếu uống bao nhiêu thuốc bổ dưỡng, cũng không khỏi, đó là đờm nhớt đưa lên dạ dày hợp với chất ăn không tiêu đứng lại da dày hóa thành trùng, nên uống vài liều sát trùng là khỏi.
Thật vậy, xin đừng cho là vô lý.

Dược lý:

Bệnh nôn nghén này:
Xét mạch hồng hoạt, nhỏ, nhàn chứng ói nhiều vê chiều, nhìn môi dưới đổ sẫm, xem lưỡi đỏ rêu trăng dày có gai, đó là vị nhiệt huyết nhiệt có thêm huyết chút ngoai cảm, nên uống Thăng ma Cát căn thang là khỏi ngay: 05

Thế mà mấy thang đầu, Định Ninh tôi hấp tấp cho uống mấy phương thang quen dùng đế ôn vị như Hoắc hương, Tô diệp v.v… quả là lầm, làm cho bệnh chậm khỏi.
Nhưng hỏi tại sao mấy ngày đầu uống lầm như vây mà nó cũng hết ỏi mửa ngay? Thưa: dược tính dữ, bệnh tình tương nghi, nghĩa là tính thuốc với tính bệnh lúc mới gặp nhau nó hợp gu, nên nó tạm yên nhưng nó sẽ đồng tình mà phát nặng lên hơn (các bệnh khác tính íâm cũng vậy, xin ghi nhận).
Sau cho uống Thăng ma Cát căn thang gia vị, ăn vào miệng hết ói, môi hết đỏ lưỡi hết gai, đầu mặt hết choáng váng về chiều.

Phượng nghĩa:

Thăng ma thanh vị nhiệt, Cát căn giải nhiệt ở cơ biểu, Bạch thược dưỡng âm huyết, Hương phụ thông khai khí, Ô mai sát trùng sinh tân dịch, Hoàng cầm mát huyết an thai. Thật vậy, bệnh thai nghén ít có khi dùng phương này.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.