HUYỆT KHUYẾT BỒN
缺盆穴
S 12 Quē pén xué
Xuất xứ của huyệt khuyết Bồn:
«Linh khu – Kinh mạch».
Tên gọi của huyệt khuyết Bồn:
– “Khuyết” có nghĩa là bị vỏ mẻ bể, không được toàn vẹn.
– “Bồn” có nghĩa là cái chậu, chồ hõm.
Huyệt này ở chính giữa của hố trên xương đòn, vào giải phẫu ngày xưa người ta gọi hố trên, xương đòn là “Khuyết bồn”, nghĩa là hình dạng ở đó trông giống như cái chậu bị vỡ. Do đó mà có tên là Khuyết bồn (Chậu bị mẻ).
Tên Hán Việt khác của huyệt khuyết Bồn:
Thiên cái, Xích cái.
Huyệt thứ:
12 Thuộc Vị kinh.
Mô tả của huyệt khuyết Bồn
1. VỊ trí xưa :
Chồ hõm xương đòn gánh trên vai (Giáp ất).
2. VỊ trí nay :
Ngồi ngay hoặc nằm ngửa, từ chỗ hõm cổ họng đo ra 4 thốn, ngay đầu vú thẳng lên. Huyệt ở chỗ hõm sát bờ trên xương đòn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt khuyết Bồn :
là hố trên đòn có các cơ bậc thang và cơ vai-móng – Thần kinh vận động cơ là các nhánh trước của dây thần kinh cô’ số 3, 4, 5 và nhánh của dây thần kinh sọ não số XII. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C3 hoặc C4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt khuyết Bồn:
1. Tại chỗ :
Đau thần kinh liên sườn, tức ngực.
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt khuyết Bồn:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Chiên trung, Cự khuyết trị ho (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thực độc, Thiêu hải, Thương dương trị nước màng ngực. Phối Phế du trị ho.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn, nên tránh mạch máu.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt khuyết Bồn:
1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Đau vai lan tới gáy, sốt lạnh, dùng huyệt Khuyết bồn làm chủ”. Sách lại ghi tiếp: “Lạnh sốt, đầy trong ngực; đầy tức đau ở hố trên đòn rồi chết, khí đầy tức ấy ra ngoài được thì không chết. Ung nhọt ở vai lan tới gáy, cánh tay không cử động lên được, đau trong hố trên đùi, mồ hôi không ra, đau tắc họng, ho ra máu, dùng huyệt Khuyết bồn làm chủ”.
2. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Khuyết bồn chủ trị về tức thở, đầy ngực, suyễn khó thở, phù thũng, tràng nhạc, sưng tắc họng, mồ hôi ra sốt lạnh, sưng trong hố đòn, bên ngoài loét ra thì sinh nóng đầy ở trong ngực, thương hàn, nhiệt trong ngực không hết dứt”.
3. «Giáp ất>> ghi rằng: “Châm vào quá sâu làm cho bệnh nhân thở tớt”. Cho nên châm vào huyệt này không nên vê kim sâu đụng thủng màng ngực tràn khí phổi nguy hiểm.
4. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Phụ nữ có thai cấm châm”, phụ nữ có thai châm vào có khả năng trụy thai.