HUYỆT KHÚC CỐT
曲骨穴
CV 2 Qū gǔ xué
Xuất xứ của huyệt Khúc Cốt:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Khúc Cốt:
– “Khúc” có nghĩa là cong.
– “Cốt” có nghĩa là xương.
Xương mu có hình cong giống như mặt trăng lưỡi liềm. Huyệt nằm ở trên bờ cong xương mu, nên gọi là Khúc cốt.
Theo “Không huyệt mệnh danh đích thiên giải” ghi rằng: “Khúc cốt; xương thẹn (Sỉ cót) hợp lại gọi là Khúc cốt, huyệt nằm ở bờ trên xương nay nên gọi là Khúc cốt”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Khúc Cốt:
Khuất cốt, Hồi cốt, Niệu bao, Khuất-cốt đoan.
Huyệt thứ :
2 Thuộc Nhâm mạch.
Đặc biệt của huyệt Khúc Cốt:
Giao hội của Nhâm mạch và Túc Quyết âm.
Mô tả huyệt của huyệt Khúc Cốt:
1. Vị trí xưa :
Trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thổn, chỗ hõm giữa lông mu (Giáp ất, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Nằm ngửa, huyệt ở chính giữa bò trên xương mu.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khúc Cốt :
là đường trắng giữa bụng, ở giữa nền và trụ của đường trắng. Sau dường trắng là mạc ngang và phúc mạc. Vào sâu nữa là ở bụng dưới (đáy Bàng quang khi rỗng, đáy tử cung khi có thai) Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L1
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khúc Cốt:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Viêm bàng quang, viêm dịch hoàn, sa tử cung.
2. Toàn thân :
Kinh nguyệt không đều, bí đái, đái khó Lâm sàng
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Tam-âm giao, Thận du trị tiểu không thông. Phối cấp mạch, Qui lai trị liệt dương, di tinh. Phối Đại đôn trị thống kinh.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn. Khi châm có cảm giác tức căng hoặc chạy tới cơ quan sinh dục
2. Cứu 3-7 lửa.
3. Ôn cứu 10 20 phút.
Tham khảo của huyệt Khúc Cốt:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Tiêu tiện khó, nước trướng đau, tiểu ít, bí tiểu tức đau, không tiểu được, dùng Khúc cốt làm chủ”.
2. «Đại thành» ghi rằng: “Mất tinh, ngũ tạng suy nhược, hư yếu hàn lãnh, bụng dưới trướng đau, tiểu tiện lắt rắt không thông, đồi sán, đau bụng dưới, phụ nữ xích bạch đới.
3. Theo “Thiên kim” ghi rằng, Khúc cót còn gọi là Khuất-cốt đoan.
4. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi huyệt Khúc cốt là nơi hội của Nhâm mạch, Túc Quyết âm.