HUYỆT KHÚC SAI
曲差穴
B 4 Qū chà xué
Xuất xứ của huyệt Khúc Sai:
«Giáp ất>>.
Tên gọi của huyệt Khúc Sai:
– “Khúc ” có nghĩa là rẽ hay uốn cong.
– “Sai” có nghĩa là không đều hay thất thường.
Kinh rẽ đột ngột về phía mặt bên của đầu từ Mi xung làm một đường cong trước khi đến huyệt nay. Do đó mà có tên Khúc sai (Rẽ thất thường).
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Đầu là nơi hội tụ của cửu (9) dương, ồ một bên huyệt Mi xung, nơi bờ cong tóc nên gọi là Khúc sai”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Khúc Sai:
Tỷ xung.
Huyệt thứ :
4 Thuộc Bàng quang kinh.
Mô tả của huyệt Khúc Sai:
1. VỊ trí xưa :
Trong chân tóc, cách hai bên huyệt Thần đình 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Xác định huyệt Thần đình giữa chân tóc trán lên 0,5 thốn rồi đo ngang ra 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khúc Sai :
là chỗ bám của Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh VI.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khúc Sai:
Tại chỗ, Theo kinh :
Đau đầu, nghẹt mũi, xuất huyết mũi, bệnh mắt.
Lâm sàng của huyệt Khúc Sai:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thượng tinh trị nước thối trong mũi chảy ra (Đại thành). Phối Tâm du trị đầy tức, bứt rứt trong ngực, mồ hôi không ra (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Hợp cốc, Thượng tinh trị nghẹt mũi, chảy máu cam.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Dưới da, sâu 0,3 – 0,5 thốn
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút
Tham khảo của huyệt Khúc Sai:
1. <<Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đầu nhức mình sốt, nghẹt mũi, thở suyễn không thông, đầy tức mồ hôi không ra, dùng huyệt Khúc sai làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Khúc sai trị phong kinh niên, trúng gió đột ngột, các loại phong cấp và mãn, cứu Thần đinh một nơi 7 lửa, huyệt ở Ân đường đo thẳng lên chân tóc, kế đó cứu hai huyệt Khúc sai, mỗi nơi 7 lửa, (huyệt ỏ tại hai bên Thần đình), mỗi bên đo ra 1,5 thốn”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Khúc sai, Tâm du trị đầy tức bứt rứt trong tim mồ hôi không ra”.
4. «Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Khúc sai chủ trị về mắt nhìn kém, chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, lở mũi, đầy tức ngực mồ hôi không ra, đau đỉnh đầu, sưng gáy, phát sốt toàn thân”.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” huyệt này còn gọi là Tỷ