HUYỆT KIẾN LÝ
建里穴
CV 11 Jiàn lǐ xué (Tsienn Li)

HUYỆT KIẾN LÝ
HUYỆT KIẾN LÝ

Xuất xứ của huyệt Kiến Lý:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Kiến Lý:

– “Kiến” có nghĩa là xây dựng lên.
– “Lý” có nghĩa là cái làng, chỗ dân ở 25 nhà gọi là lý. ở đây chỉ dạ dày.
Huyệt ỏ trên rốn 3 thốn hay dưới Trung quản 1 thốn, nó có tác dụng điều hòa và làm yên dạ dày nên gọi là Kiên lý.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Kiến lý ở dưới Trung quản 1 thốn, trên rón 3 thốn, nói rằng Kiến lý ở chính giữa của đường giữa”.

HUYỆT KIẾN LÝ
HUYỆT KIẾN LÝ

Huyệt thứ:

11 Thuộc Nhâm mạch

Mô tả của huyệt Kiến Lý:

1. VỊ trí xưa :

Dưới huyệt Trung quản 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

2. Vị trí nay :

xác định điểm gặp nhau của 2 bờ sườn và rốn. Huyệt là điểm nối 3/8 dưới và 5/8 trên của đoạn này.

HUYỆT KIẾN LÝ
HUYỆT KIẾN LÝ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kiến Lý:

là đường trắng, dưới nữa là mạc ngang, phúc mạc. Sau thành bụng là Đại trường ngang và tụy tạng. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T8.

Hiệu năng của huyệt Kiến Lý :

Vận tỳ lý khí, hòa vị tiêu tích, hóa thấp, thư lồng ngực.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Kiến Lý:

1. Tại chỗ, Theo kinh :

Đau dạ dày cấp mãn tính, khó tiêu, đầy bụng.

HUYỆT KIẾN LÝ
HUYỆT KIẾN LÝ

2. Toàn thân :

Nôn mửa, sôi ruột, tim quặn đau, phù thũng.

Lâm sàng của huyệt Kiến Lý:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Nội quan trị bồn chồn, bứt rứt trong ngực (Bách chứng). Phối Thủy phân trị bụng căng sình (Thiên tinh bí quyết).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thủy phân, Dương Lăng-tuyền, Âm Lăng-tuyền trị phù thũng, bụng trướng. Phối Nội quan trị đau dạ dày, nôn mửa.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 1,5 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 10 – 20 phút.
* Chú ý: Có thai cấm cứu. Châm sâu quá có thể tổn thương tới Tụy tạng.

Tham khảo của huyệt Kiến Lý:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau tim, xốc lên tim, không muốn ăn, tay đau dẫn lên trong ngực, dùng huyệt Kiến lý làm chủ”.
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Kiến lý chủ trị đau dưới tim, không muốn ăn, nôn ngược, bụng trướng mình sưng châm vào 5 phân, có thể cứu 5 lửa là đỡ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Kiến lý chủ trị hoắc loạn, sôi ruột bụng trướng, tả 5 hơi thỏ, ngày cứu 27 lửa đến 100 lửa”.
4. “Thiên kim bí quyết” ghi rằng: “Kiến lý kết hợp Thủy phân trị trướng căn bụng”.

5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Kiến lý, Nội quan trị đau đớn trong ngực” (Kiến lý, Nội quan tảo tận hung trung chi khổ muộn).

HUYỆT KIẾN LÝ
HUYỆT KIẾN LÝ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.