DƯƠNG LĂNG TUYỀN

阳陵穴
G 34 Yáng lỉnh quán

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

Xuất xứ của huyệt Dương Lăng Tuyền:

«Linh khu – Bản du»

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Dương Lăng Tuyền:

– “Dương” có nghĩa ở đây nói đến mặt bên ngoài của chân.
– “Lăng” có nghĩa là gò, đồi, nói đến một nơi nhô lên cao (Đầu xương mác)
– “Tuyền” có nghĩa là suối, nói đến chỗ hõm phía trước bên dưới đầu của xương mác.
Huyệt nằm ở chỗ khe hỏm dưới dầu xương mác mặt bên chân, nên gọi là Dương Lăng-tuyền.
Theo “Khống huyệt mệnh danh đích thiên thuyết” ghi rằng: “Dương lăng mặt ngoài của chân thuộc dương, chỗ loi bên giữa dấu xương mác và cơ dài xương mác ví như một cái gò. Huyệt này ở dưới trước chồ lồi nên gọi là Dương Lăng-tuyền”.
Tên Hán Việt khác: Dương chi Lũng-tuyền, Cân hội
Huyệt thứ 34 Thuộc Đởm kinh
Đặc biệt “Hội huyệt” của cân. “Hợp huyệt” thuộc “Thổ”.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

Mô tả huyệt của huyệt Dương Lăng Tuyền:

1. Vị tri xưa:

Dưới Đầu gối 1 thốn huyệt ở chỗ hõm phía ngoài ống chân (Giáp ất, Đại thanh).

2. Vị trí nay:

Khi điểm huyệt nên ngồi ngay co gối, thòng chân thắng xuống. Huyệt ở chỗ hõm phía trước chỗ thân noi vói đau trên xương mác.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Dương Lăng Tuyền :

là khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân, phía trước và trong đầu trên xương mác – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thẩn kinh L5.

Hiệu năng của huyệt Dương Lăng Tuyền :

Thư cân mạch, mạnh gân cốt, thanh Đởm nhiệt, thanh thấp nhiệt. Đuối phong tà ở gối và mông, sơ thấp trệ ở kinh lạc.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Dương Lăng Tuyền:

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

1. Tại chỗ :

Viêm khớp Gối.

2. Theo kinh:

Đau thần kinh liên sườn, viêm túi mật, liệt nửa người, đau dây thần kinh tọa.

3. Toàn thân:

Tê tay chân nhức mỏi.

Lâm sàng của huyệt Dương Lăng Tuyền:

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Khúc trì, trị bán thân bất toại (Bách chứng). Phối Tam lý. Thượng liêm trị tức đầy sườn bụng (Đại thành). Phối Âm Lăng-tuyền (cứu) trị tiểu không tự chủ (Đại thành). Phối Hoàn khiêu. Khúc trì trị bán thân bất toại (Tư sinh). Phối Âm Lăng-tuyền trị sưng đầu gối (Ngọc long) Phối Hoàn khiêu, Dương lăng trị Đầu trước gối và bệnh ở nách sườn (Thiên kim thập nhát huyệt)

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Âm Lăng-tuyền trị sốt rét. Phối Đởm-nang huyệt, Nội quan, Giáp tích lưng 8 – 9 trị viêm túi mật. Phối Âm Lăng- tuyền, Trung quản trị đau sườn, dắng miệng, nôn mứa. Phối Thái xung (tả), Khu múa vờn, run ở đầu châm, dùng để trị run chi dưới. Phối Mệnh môn (bô) Thận du (bô), Tỳ du (ho) trị liệt ngoại thương khí huyết suy nhược. Phối Hoàn khiêu, Phong thị, Uy trung, Huyền chung trị bán thân bất toại, liệt nhức chi dưới.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thắng hướng bô sau xương ống chân. Sâu 1 – 3 thốn. Tại chỗ có cảm giác tê, căng, túc hoặc như điện giật xuống bàn chân

2. Cứu 5 – 7 lửa
3. Ôn cứu 5-10 phút

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

Tham khảo của huyệt Dương Lăng Tuyền:

1. «Linh khu – cửu châm thập nhị nguyên» ghi rằng: “Khi châm về hàn, phải nhú người đang bịn rịn không muốn ra đi, bệnh ở phần trên, xuất ra ngoài thỉ nên điếm huyệt Dương Lăng-tuyền”.
2. <<Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Huyệt hợp của Đởm nhập vào huyệt Dương Lăng-tuyền, bệnh của Đởm làm cho dễ bị thở mạnh, miệng đắng nôn ra nhớt dãi, dưới tim đập mạnh, lo sợ người tới bắt mình, trong họng vướng như có vật gì. Ở huyệt gốc và ngọn của kinh Túc Thiếu-dương, cũng có thấy được mạch bị hõm xuống thích hợp với phép cứu. Khi bị hàn nhiệt thì chọn huyệt Dương Lăng-tuyền”.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

4. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Đởm trướng chọn huyệt Dương Lăng-tuyền làm chủ’
5. <<Giáp ất» quyến thứ 10 ghi rằng: “Phong tý ở vế đùi xuống gối, đau bờ ngoài đùi, mất cám giác, co gân, dùng Dương Lăng-tuyền làm chủ”
6. <<Giáp ất» quyến thú 9 ghi rằng: “Dưới sườn đẩy túc, nôn mửa dùng huyệt Dương Lăng tuyền làm chủ
7. «Thiên kim» quyển thủ 30 ghi rằng: “Dương Lăng-tuyền chủ trị đau đầu sốt lạnh mồ hôi ra không sợ lạnh”, lại ghi tiếp: “Dương Lăng tuyền chú trị đắng miệng, ợ khan”.
8. «Đồng nhân» ghi rằng: “Dương Lăng tuyên trị Đầu gối không co duỗi được, phong lành tý ở chân làm mất cảm giác, bán thân bất toại, cẳng chân lạnh nhợt như không có máu, châm vào 6 phân, đắc khi túc là tả, nên lưu kim lâu càng tốt, cứu cũng càng tốt, mỗi ngày cứu 7 lửa đến 17 lửa là thôi”.
9. <<y học cương mục» ghi rằng: “Đau sườn hông, thủ huyệt Dương Lăng-tuyền”
10. «Thiên kim thập nhất huyệt» ghi rằng: “Hoàn khiêu và Dương Lăng-tuyền trị bệnh trước đầu gối, bệnh ở sườn nách”.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

11. <<Mã Đơn Dương thiên tinh thập nhị huyệt > ghi rằng : “Dương lăng nằm ở dưới đầu gối bờ ngoài đó 1 thốn trị sưng đầu gối, tê mất cảm giác, lãnh tý (hàn tý), liệt nửa người, ngồi dậy nặng thắt lưng lưng, mặt sưng trong ngực đầy tức, nâng chân lên không nổi, ngồi nằm tựa như người già, châm vào 6 phân là thôi, rất hay”.
12. «Châm cứu tư sinh kinh» Vương Chấp Trung ghi rằng: “Người cong lưng không đi được, sưng đau đầu gối không di chuyến được, cứu huyệt Dương Lăng-tuyền thì lành, đã cứu cả trăm người rất thần hiệu”.
13. «Phôi huyệt giảng nghĩa» ghi rằng: “Dương Lăng-tuyền là huyệt chính yếu của Đởm kinh, Túc Tam-lý thì lại là chỗ đóng mở của Vị phủ, hai huyệt ấy phối hợp với nhau. Tả huyệt Dương Lăng-tuyền là đế làm dịu Đởm, đồng thời tả Can hỏa để giáng nghịch. Kế đến làm cho Đởm trấp chảy vào Vị, tùng mộc mà sơ thố. Tả huyệt Túc Tam-lý là đế bại phần trọng trọc ở trong VỊ, đồng thời đế thông VỊ dương nhờ đó mà thăng được thanh dương, giáng được trọc âm. Phàm bệnh do mộc và thố bất hòa, đại khái như trung tiêu đinh đàm, cổ chua miệng đắng, tiết lả, ọe mửa mà dùng phép này thì rất tốt, ăn uống cũng do đó mà khá lên, hơn nữa Dương Lăng- tuyền là nơi hội tự của chư cân (Tất cả các bắp thịt) nó có công hiệu là thư cân, lợi tiết lại sưu được phong lợi được thấp. Túc Tam lý lại có công năng thông dương hoạt huyết, táo thấp, tán hàn nên trị được các chứng tê, đau đầu gối, co gân, đau nhức toàn thân, bại xuôi, cước khí.
14. Theo “Linh khu” huyệt này còn gọi Dương chi Lăng-tuyền.
15. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng: huyệt Dương Lăng-tuyền là “Hợp huyệt” của Túc Thiếu-dương kinh. Huyệt này cũng là nơi “Cân hội” trong Bát hội huyệt.
16. Ba huyệt Dương Lăng-tuyền, Khâu khư, Đởm du đều là huyệt quan trọng trong việc diêu trị Đởm, nhưng mỗi huyệt đều có mỗi đặc tính của nó. Dương Lăng-tuyền và Đởm du thiên về bệnh ở Đởm phủ, còn Khâu khư lại thiên về bệnh của Đởm kinh – Liệt chi dưới thuộc dạng giãn lực cơ do cảm giác châm có khi không thấy đắc khí, hoặc có cảm giác chuyền tới xa thì hiệu quả cao hơn – “Nạn kinh – Tứ thập ngũ nạn” ghi rằng: “Cân hội ở huyệt Dương Lăng-tuyền” lại còn ghi rằng: “Bệnh ở gân dùng huyệt này đế trị “, nhưng trên thực tiền lâm sàng đã chứng minh rằng, huyệt này chủ trị các bệnh thuộc gân ở hạ chi có kết quả tương đối tốt, vì là kinh cân dương của chân hội ở Dương Lăng-tuyền

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

– Huyệt này đa số dùng vì nguyên nhân tả, do bệnh của Đỏm đa số dương kháng hỏa vượng, bệnh thuộc đởm phủ đa số thực chứng, Can và Đởm đồng bệnh gồm thực chứng tương đối nhiều hơn, nên lâm sàng thường hay dùng phép tả ở huyệt này.
17. Bổ huyệt Dương Lăng-tuyền trong trường hợp bệnh nhân hay lo lắng, sợ sệt. Điều quan trọng là: sợ bắt bớ, sợ bị ám ảnh, sợ bị thuốc độc (Xem Dũng tuyền).
18. Lý giải câu “Can đởm Dương Lăng-tuyền” – Huyệt Dương Lăng tuyền là Hợp huyệt của Túc Thiếu dương, là một trong Bát hội huyệt, là hội huyệt của cân. Can và Đởm cùng làm biểu lý cho nhau, can lại chủ cân. Vì thế Dương Lăng-tuyền có thể trị được các bệnh chứng của can đởm như đau hung sườn, đắng miệng, nôn mửa, vàng da, lại có thể trị được các bệnh chứng có liên quan tới gân, như các chứng viêm khớp vai, gáy, gối, rối loạn tổ chức mềm, cho tới bán thân bất toại, liệt chi dưới, Trẻ con kinh phong, phá thương phong gây ra can phong cùng thuộc về phạm vi bệnh của gân, nên có thể dùng huyệt này để trị liệu. Từ những điểm chủ trị trên, huyệt Dương Lăng-tuyền có công dụng sơ can lợi đởm, cường cân thông lạc. Tuy nhiên cân là do can dương, trên thực tế bệnh chứng của cân tức là bệnh chứng của Can. Vì thế, người đời nay khái quát nội dung đó thành một câu “Can Đởm Dương- lăng tuyền”, nhằm nói lên đặc điểm chủ trị của huyệt này.

DƯƠNG LĂNG TUYỀN
DƯƠNG LĂNG TUYỀN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.