HUYỆT NHU DU
臑俞穴
SI 10 Nào yú xué (Nao Chou)
Xuất xứ của huyệt Nhu Du:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Nhu Du:
– Ở dưới vai đói với nách là “Nhu” hay nói khác hơn phần trên của xương cánh tay được gọi là “Nhu ” hay “Nao “.
– “Du” có nghĩa là nơi mà qua đó kinh khí được chuyển đến bề mặt của cơ thể, đó là huyệt. Nó nằm ở sau phía dưới đầu xương giáp vai có hõm bên dưới huyệt Cự cốt. Ở phần trên của xương cánh tay. Do đó mà có tên là Nhu du (Huyệt trên xương cánh tay).
Tên Hán Việt khác của huyệt Nhu Du:
Nhu huyệt, Nhu giao.
Huyệt thứ:
10 Thuộc Tiểu-trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Nhu Du:
Hội của Thủ Thái-dương kinh, Dương- duy mạch và Dương-kiều mạch.
Mô tả của huyệt Nhu Du:
1 VỊ trí xưa:
Sau huyệt Kiên nhu (Giáp át), chỗ hõm dưới xương to, bờ trên xương bả vai (Đồng nhân, Phát huy, Tuần kinh).
2 VỊ trí:
nay Đưa tay lên tại đầu vai, phía sau lưng. Chỗ đầu xương giáp-vai có hõm, trên huyệt Kiên trinh. Huyệt là nơi gặp nhau của đường nếp nách sau kéo dài gặp chỗ hõm dưới gai sóng vai.
3 Giải phẫu, Thần kinh Đước của huyệt Nhu Du :
là cơ Đen- ta, cơ dưới gai và trên gai, bà dưới gai, sóng gai – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây mũ và dây trên vai. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T2 hoặc C4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Nhu Du:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Trúng phong, liệt nửa người, đau thần kinh-cơ do phong thấp. Viêm khớp vai.
2. Toàn thân :
Huyết áp cao, chứng nhiều mồ hôi.
Lâm sàng của huyệt Nhu Du:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Kiên ngung, Kiên trinh, Hạn tý, trị liệt chi trên. Phối Kiên ngung, Kiên trinh, Cự cốt trị vai đau yếu, cử động khó khăn. Phối Chiên trung trị sưng vú.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, mũi kim hơi hướng ra phía trước, sâu 1 – 2 thốn có cảm giác căng tức có khi lan tới vùng vai.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút
Tham khảo của huyệt Nhu Du:
1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Sưng vai sốt lạnh lan đau tới bả vai, đau nhức vai cánh tay, chọn huyệt Nhu du làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Nhu du trị đau yếu cánh tay, đau vai lan vào bả vai, cô gáy sưng đau sốt lạnh”
3. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, Nhu du là huyệt hội của Thủ Thái-dương, Dương-duy và Kiều mạch“.
4. Căn cứ vào “Ngoại đài” ghi rằng, huyệt này là nơi hội tụ của Thủ Túc Thái-dương, Dương duy, Dương-kiều.