HUYỆT TAM GIAN
三間穴
LI 3 Sānjiān xué (San Tsienn).
Xuất xứ của huyệt Tam Gian:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Tam Gian:
– “Tam” có nghĩa là ba.
– “Gian” có nghĩa là khe, ý nói khe hở.
Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay ở bờ ngoài ngón trỏ, ngang chỗ tiếp nói với thân và đầu dưới xương bàn tay thứ hai, nơi chỗ hỏm. Huyệt thứ tự thứ ba thuộc kinh Dương-minh Đại trường nên có tên là Tam gian.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tam Gian:
Thiêu cốc, Tiểu cốc.
Huyệt thứ của huyệt Tam Gian:
3 Thuộc Đại-trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Tam Gian:
“Du” huyệt, thuộc “Mộc”.
Mô tả của huyệt Tam Gian:
1. Vị trí xưa :
Chỗ hỏm cuối xương bàn tay 2, về mé ngón cái (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Ở mu bàn tay phía trên đầu xương bàn tay thứ 2. Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay ở bỏ ngoài ngón trỏ, ngang vói chỗ tiếp nối của thân và đầu dưới xương bàn tay thứ 2.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Tam Gian :
là cơ gian cốt mu tay 1, cơ khép ngón cái – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.
Hiệu năng của huyệt Tam Gian:
Tiết tà nhiệt, lợi yết hầu, điều phủ khí.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tam Gian:
1. Tại chỗ :
Đau ngón trỏ, sưng đau lưng bàn tay.
2. Theo kinh:
Đau răng, đau họng thanh quản, đau thần kinh sinh ba, đau mắt.
3. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Tam Gian:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thương dương trị suyễn mãn tính (Đại thành). Phối Thiếu thương trị môi khô uống không xuống (Đại thành). Phối Tiền cốc trị viêm mắt cấp (Tư sinh). Phối Thận du trị đau sống lưng, phong lao (Tịch hoẵng). Phối Toản trúc trị màng mờ trong mắt (Bách chứng). Tam gian chích dưới da tới Hợp cốc ba bổ ba tả, thấy trong bụng thông thì rút kim (Y học cương mục).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hậu khê trị mu bàn tay sưng nóng đỏ đau.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,3 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Tam Gian:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Trị sốt rét dùng huyệt Tam gian làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyên thứ 8 ghi rằng: “Trị nóng lạnh, môi khô, suyễn, khóe mắt đau gấp, hay sợ, dùng huyệt Tam gian làm chủ”.
3. «Thiên kim» quyển thứ 10 ghi rằng: “Hễ cứu sốt rét, cứu phòng Tam gian trước lúc lên cơn”.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Tam gian chủ trị trong bụng sưng tắc, đau lợi răng dưới, thích nằm, bụng căng đầy, sôi ruột ỉa chảy sống phân, nóng lạnh cơn sốt rét, môi ráo họng khô, thỏ suyễn, khóe mắt đỏ gấp, lưỡi thè ra ngoài, hay sợ, ngủ nhiều, thương hàn khứ nhiệt mình lạnh kết thủy”.
5. «Tịch hoằng phú» ghi rằng: “Huyệt Tam gian, Thận du chuyên trừ phù phong, vai lưng đau” (Cánh hữu Tam gian, Thận du diệu, thiện trừ kiện bôi phù phong lao).
6. «Giáp ất>> còn gọi huyệt này Thiếu cốc.
7. Huyệt Nhị gian và Tam gian tuy nằm gần nhau, nhưng Nhị gian chuyên trị chảy máu cam ỏ mũi, còn Tam gian chuyên trị sôi ruột, ỉa chảy cấp tính.
8. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi Tam gian là “Du” huyệt của Thủ Dương-minh kinh.
9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant tả huyệt Tam gian trong trường hợp bệnh nhân ưa tìm chỗ thanh vắng, và muốn ngủ nhưng động một chút gì có thể gây xúc động, bệnh nhân nghe tức đầy trong lồng ngực. Những chứng có tính cách dị cảm khác thường đi đôi vói sự hữu dư của Đại-trường kinh.