TAM DƯƠNG LẠC 

三陽络穴
TE 8 Sān yáng luò xué (Sann Yang Lo).

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Xuất Xứ của huyệt Tam Dương Lạc:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Tam Dương Lạc:

– “Tam” có nghĩa là ba.
– “Dương” có nghĩa trái với âm, ở đây nói đến ba kinh dương ở tay.
– “Lạc” có nghĩa là nối nhau hay kết hợp.
Ba kinh dương ở tay được nối với nhau tại huyệt này. Huyệt tương ứng vói Tam-âm giao (Ba kinh âm giao vói nhau) ở hạ chi. Nên có tên là Tam-dương lạc Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Kinh của Thủ Túc Tam-âm với Tam-tiêu giao với nhau mà thông với âm. Tam dương, ở tay hóa âm mà thông giao lớn của các mạch. Tam dương tụ kết. Hội các nhánh hóa thành Khích của dương lạc nên được gọi là Tam-dương lạc”.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Tên Hán Việt khác của huyệt Tam Dương Lạc:

Thông quan, Thông gian, Thông môn, Quá môn.

Huyệt thứ:

8 Thuộc Tam-tiêu kinh.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Mô tả của huyệt Tam Dương Lạc:

1. VỊ trí xưa:

Nơi đường mạch lớn giao nhau trên cánh tay, trên huyệt Chi cấu đo lên 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

2. VỊ trí nay:

Trên huyệt Dương trì 4 thốn, ở giữa khe xương quay, xương trụ mặt sau cẳng tay.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Tam Dương Lạc:

là khe giữa cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi riêng ngón tay út, giữa chỗ bám của cơ duỗi dài riêng và cơ duỗi ngắn riêng ngón tay cái ở trên màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Tị trí huyệt Tam-dương lạc

Hiệu năng của huyệt Tam Dương Lạc :

Khai khiếu thông lạc.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tam Dương Lạc:

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

1 Tại chồ, Theo kinh :

Đau cánh tay.

2. Toàn thân :

Mất tiếng, lãng tai, điếc, đau nhức do giải phẫu phổi.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Lâm sàng của huyệt Tam Dương Lạc:

1 Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Chi cấu, Thông cốc trị mất tiếng đột ngột (Tư sinh).

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Phong trì trị đau đấu. Châm xiên xuống thấu Khích môn trong trường hợp trấn thống lúc giải phẫu phôi. Phối Hợp cốc, Khúc trì trị đau vai tay. Phối Nhĩ môn, Thính cung, Trung chủ trị điếc. Phối Chi câu, Thông cốc trị câm đột ngột.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn, có cảm giác căng tức tới vùng khuỷu tay. Xiên tới huyệt Khích môn, sâu 2 – 3 thốn có cảm giác căng tê ở cánh tay trước, đồng thời chạy xuống mút ngón tay có khi đến cùi chỏ.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Nếu ngộ châm gây nôn mửa, ỉa chảy mạch chạy nhanh loạn nhịp, dùng huyệt Túc Tam-lý hoặc Tam-âm giao để giải cứu. Khi châm vê kim nhiều lần để đắc khí đồng thời lay động kích thích cán kim chừng 20 phút là được.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

Tham khảo của huyệt Tam Dương Lạc:

1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Thích nằm, thân thể không thể quay trỏ, nóng nhiều, dùng Tam dương lạc làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ lỉ ghi rằng: “Nội thương bất túc, dùng Tam-dương lạc làm chủ, nóng lạnh ngoài da, lông khô, không có mô hôi, chọn huyệt Lạc của Tam dương, bô’ Thủ Thái- dương. Thích nằm, mình mẩy không thể chuyến động, rất nóng, dùng Tam dương lạc làm chủ”.

 TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC

3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Tam-dương lạc trị tai điếc đột ngột, sâu răng. Mất tiếng đột ngột, có thể cứu 7 lửa”.
4. Huyệt Tam-dương lạc, theo “Tố vấn – cốt không” Vương Băng chú, gọi là Thông gian, “Tụ anh” gọi là Thông môn, “Dại thành” gọi là Quá môn.

TAM DƯƠNG LẠC
TAM DƯƠNG LẠC
Bài trướcTAM ÂM TAM DƯƠNG
Bài tiếp theoHUYỆT TAM GIAN 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.