TÁC DUNG CỦA TẾ TÂN LÀ GÌ?
細莘
Tên dùng trong đơn thuốc:
TỐ tân, Bấc tế tân, Chích mật tế tân, Liêu tế tân, Hoa tế tân.
Phần cho vào thuốc: Rễ.
Bào chế:
Làm cho mềm ám, thái ngắn, phơi khô trong râm, dùng sống hoặc chích mật.
Tính vị quy kinh:
Vị cay, tính ôn. Vào ba kinh tâm, phế, thận.
Công dụng:
Khử hàn tán phong, thông thủy hóa ầm (thủy ẩm, đàm ẩm…) khỏi đau trọng xương.
Chủ trị:
– Người bị bệnh kinh Thiếu âm sợ lạnh nhưng lại sốt nóng, mạch trầm.
– Tà khí phong hàn ẩm xâm nhập phế làm cho ho, nghịch khí đi lên, phải ngồi dựa mà thở không nằm được.
– Các khớp co rút, bệnh phong hàn thấp tý, nhất là đau nhức xương lỡng mày.
ứng dụng và phân biệt:
Sức thông dương khí tán hàn kết của Tế tân rất lớn. Trừ hàn tà trong và ngoài thường cùng dùng với Ma hoàng, Phụ tử, như bài Ma hoàng Phụ tử tế tân thang. Hóa đàm ẩm ở phế, thường cùng dùng với Ngũ vị, Can khương, như bài Tiểu thanh long thang.
Kiêng kỵ:
Người thuộc chứng âm hư dương vượng thì cấm dùng.
Liều lượng:
Từ 3-5 phân, dùng từ 1 đồng cân trở lên phải thận trọng.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Ma hoàng phụ tử tế tân thang (bài thuốc trong Thương hàn luận). Chữa bệnh thương hàn thuộc kinh Thiếu âm, sốt no’ng, mạch trầm.
Ma hoàng (bỏ đổt đầu mấu), Tế tân, Phụ tử (chế). Sác Ma hoàng trước cho sôi một vài dạo rồi gạt bỏ lớp bọt ở trên đi, cho các vị còn lại vào sắc tiếp, bỏ Ibã, uống ấm.
Tham khảo:
Tê’ tân vị cay mà dày, đậm, khí ôn nhưng gắt, hơi khó sử dụng. Ỏ vùng Giang Nam co’ câu: “Tế tân bất quá ngũ”, ý no’i dùng Tế tân. không quá 5 phân (1,5 gam). Cho nên liều lượng dùng tuy không thể quá câu nệ, nhưng cũng không thể không thận trọng.