THIÊN NGUYÊN KỶ ĐẠI LUẬN
Từ thiên này, với dưới đây những thiên: Ngũ vận hành đại luận, Lục vi chi đại luận, Khí giao biến đại luận, Lục nguyên chính kỳ đại luận, Thích pháp luận, Bản mệnh luận, Chí chân yếu đại luận… Đều bàn về ngũ vận, lục khi, Nam chinh, bắc chinh. Hết thảy các tinh nghĩa thuộc thiên thời, dân bệnh, nhân sự v.v.. Đều rất đầy đủ, là một chí bào cùa Đôngy giới. Học già đọc kỹ hiêu được đại nghĩa, thì mỗi năm, moi tháng, khí hậu, bệnh chứng và trị pháp. Không gì là không ứng nghiệm.
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Trời có năm hành, trị năm Vị, để sinh ra hàn, thử, táo, thấp và phong(1). Người có năm Tàng, hóa sinh năm khí, để sinh ra hỷ, nộ, ưu, tư, khủng(2). Trên Luận nói: Năm vận cùng nối, đều có chù trị; cứ chọn một năm, “chu” mà lại bắt đầu. Tôi đã hiểu lẽ đó rồi. Xin cho biết cái “hậu” cùa Tam âm, Tam dương, tương họp như thế nào(3)?
Quỷ Du Khu vái tay, cúi đầu mà thua rằng:
Năm vận, âm dương là đạo cùa trời. Nó là cương kỷ của muôn vật, cha mẹ của biến hóa, gốc ngọn của sinh sát, và là cái “phù” của một sư thần minh đó(4).
Vật sinh ra gọi là hóa, vật đến cực gọi là biến; âm dương khôn lường gọi là thần; thần dựng vô phương gọi là thánh(5).
Cái công dụng cùa sự biến hóa, ở tròi gọi là huyền(6), ở người gọi là đạo(7), ỏ’ đất gọi là hóa(8). Do đỏ hóa sinh ra năm Vị(9). Đạo sinh ra trí(l0). Huyền sinh ra thần(11).
Thần ở trời là phong, ở đất là Mộc; ở trời là nhiệt, ở đất là hỏa; ờ trời là thấp, ờ đất là Thổ; ở trời là táo, ỏ’ đất là Kim; ờ trời là hàn, ở đất là Thủy. Cho nên ở trời là khí, ở đất thành hình. Hình, khí cùng cảm, muôn vật do đó mà sinh ra(12).
Vậy nên, trời đất đó là trên dưới của muôn vật, tả hữu đó là đưòng lối của âm dương(13); Thủy, Hỏa đó là triệu chứng của khí Ẩm Dưong(14); Kim, Mộc đó là chung thủy cùa sự sinh thành(15).
Khí có nhiều, ít; hình có thịnh, suy. Do sự trên dưới cùng cảm triệu, mà cái khí thái quá hay bất cập càng được rõ ràng.
Hoàng Đế hỏi:
Xin cho biết năm vận chủ thời, như thế nào?(16)
Ouỷ Du Khu thưa rằng:
Năm khí vận hành, đều chọn cơ nhật(17), không nhũng chù thời mà thôi.
Xin cho biết rõ.
Thần xét trong Đại thủy Thiên nguyệt sách văn chép rằng: “Thái hư rộng thẳm, gây nèn hóa nguyện; muôn vật gây lúc đầu, năm vận chọn chu thiên(18); khí tán ra chân linh, tổng thống cả khôn nguyên(19); chín sao treo sáng, bày Diệu vòng quanh(20); rằng âm,
rằng dương; rằng nhu, rằng cưong(21); u, hiển đã xếp hàn, thử, thỉ, trương(22); sinh sinh, hóa hóa; phẩm vật phô bày(23). Đạo lý đó, truyền tới thần, đã mười đời nay.
Hoàng Đế hỏi:
Khí có nhiều ít, hình có thịnh suy, là thế nào?
Quỷ Du Khu thưa rằng:
Khí của âm, dương, có kinh nhiều, có kinh ít, nên gọi là Tam âm, Tam dương. “Hình có thịnh suy” là nói về chù trị cùa năm hành có thái quá và bất cập<24). Cho nên lúc bắt đầu: Do hữu dư mà đi, bất cập sẽ theo; do bất túc mà đi, hữu dư sẽ theo. Biết được nghinh (tức đi) và tùy (tức theo), thì cái khí thái quá hay bất cập có thể dự biết được(25).
ủng với trời là Thiên phù, ứng với năm là Tuế trị; “Tam hợp” sẽ trị(26).
Hoàng Đế hỏi:
Trên dưới cùng càm triệu, là nghĩa thế nào?
Quỷ Du Khu thưa rằng:
Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa. Thuộc về âm dương của trời. Tam âm, Tam dương, thượng phụng (như ứng theo) với nó. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa. Thuộc về âm dương cùa đất, sinh, trường, hóa, thâu, Tàng ứng theo với nó(27).
Trời lấy khí dương để sinh, khí âm để trường;’đất lấy khí dương để sái (giảm bót), khí âm để Tàng(28).
Tròi có âm dưong, dất cũng có âm dưong, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, hoá. Đó là âm dương của đất, chủ về sinh, trưởng hóa, thâu, Tàng. Cho nên trong dưong có âm, trong âm có dương(29).
Vì vậy, muốn biết âm dương của tròi đất, ứng với khí cùa trời,
động mà không ngừng, cho nên cứ hết 5 năm thì “hữu thiên”; ứng với khí của đất, tĩnh mà giữ Vị, cho nên cứ hết sáu năm lại hoàn hội(30).
Động, tĩnh cùng triệu, trên dưới cùng Tâm, âm dương cùng thay đổi, sự biến hóa do đó mà sinh ra(3l).
Hoàng Đế hỏi:
Trên, dưới, chu, kỷ, có số nhất định chăng?
Quỷ Du Khu thưa rằng:
Trời lấy số “sáu” làm tiết, đất lấy số “năm” làm chế. Chu thiên khí thì cứ sáu năm là một lượt chung địa kỷ thì cứ 5 năm là một chu. Do đó, quân hỏa được sáng tỏ, tướng hỏa được yên ngôi(32).
“Năm” với “sáu” cùng hợp, vậy nên cứ 720 khí làm một kỷ. Phàm 30 năm, cộng được 1440 khí. Tức 60 nãm là một “chu”. Bất cập hay thái quá, đều do đó có thể thấy rõ được(33).
Hoàng Đế hỏi:
Theo lời nói của Phu Từ, trên rõ hết thiên khí, dưới rõ hết địa kỷ, thật là đầy đù. Nhưng tôi muốn nhờ đó, trước để trị dân, rồi đến trị thân, khiến trăm họ hiểu biết, trên dưới cùng thân; đức trạch thấm nhuần, con cháu hết lo, truyền mãi về sau không bao giờ cùng. Vậy xin cho biết thêm.
Quỷ Du Khu nói:
Cái định số cùa sự thái quá hay bất Ccập, rất là cơ vi. Nhưng khi tới có thể nhận thấy, khí đi có thể theo dõi. Vậy phải kính cẩn, không được coi thường, nếu trái lẽ đó, sẽ bị tai ương.
Hoàng Đế nói:
Khéo nói về trước, tất hiểu sau; đã hiểu nơi gần, tất rõ chỗ xa. Chí số tế vi đến thế mà suy diễn không nhầm, thật là minh triết lạm rồi. Vậy xin Phu Tử giảng giải cho có điều lý, giản ước mà không thiếu, dễ dàng mà khó quên…
Quỷ Du Khu nói:
Tôi được nghe, về năm Giáp, Kỳ, Thổ vận làm chù; về năm Ất, Canh, Kim vận làm chù; về năm Bính, Tân, Thủy vận làm chủ; về năm Đinh, Nhâm, Mộc vận làm chù; về năm Mậu, Quý, Hỏa vận làm chủ.
Hợp với Tam âm, Tam dương như thế nào?
về năm Tý, Ngọ, trên thấy Thiếu âm; về năm Sửu, Vị (Mùi) trên thấy Thái âm; về năm Dần, Thân, trên thấy Thiếu dương; về năm Mão, Dậu trên thấy Dương minh; về năm Thin, Tuất trên thấy Thái dương; về năm Tỵ, Hợi, trên thấy Quyết âm. Vậy Thiếu âm đó là Tiêu, mà Quyết âm đó là Chung (cuối cùng).
Ở trên Quyết âm, phong khí làm chù; ờ trên Thiếu âm, nhiệt khí làm chù; ở trên Thái âm, thấp khí làm chù; ờ trên Thiếu dương, tướng hỏa làm chủ; ở trên Dương minh, táo khí làm chủ; ở trên Thái dương, hàn khí làm chù. Đó tức là bản và gọi là “lục nguyên”.(32)
Hoàng Đế nói:
Đạo rất huyền ảo, bàn rất rõ ràng, xin ghi vào Ngọc bản, cất vào Kim quỹ và đặt tên là: Thiên Nguyên kỳ.
CHÚ GIẢI:
Năm hành cùa trời tức là năm khí: Đan là đò, kiềm là vàng, thương là xanh, tố là trắng, huyền là đen. Năm Vị, tức là vị của năm phương, mà cũng tức là năm hành cùa đất. Hàn, thừ, láo, thấp, phong, tức là sáu khí của trời. Ý dây nói: Năm khí cùa trời, họp với sự phối hợp của mười Can, để hóa sinh ra năm hành cùa đất; năm hành cùa đất lại sinh ra sáu khí của trời.
Năm Tàng, tức là do năm hành sinh ra. Khí cùa năm hành tức là: phong, nhiệt, thấp, táo, hàn. Hỹ, nộ, ưu, tư, khùng là “thần chí” cùa năm Tàng.
Ngẫm như: Ở giờ là khí, ờ đất thành hình, hình khí cùng cảm mà muôn vật hóa sinh. Con người nhờ năm hành của đất để gây nên thân hình. Do cái năm Tàng có hình để hóa sinh ra năm khí và năm chí… mà lại thông với thiên khí.
(1) “Jrgn luậịỳ^ tức là nói những bài Lục tiết Tàng tượng.v.v. Năm vận là: Nãm Giáp, Kỷ thuộc về Thổ vận; năm Át, Canh thuộc về Kim vận; năm Bính, Tân thuộc về Thủy vận; năm Đinh, Nhâm thuộc về Mộc vận; năm Mậu, Quý thuộc về Hỏa vận. về Tam âm, Tam dưorng thì hai năm Tý, Ngọ, Thiếu âm làm chù; hai năm Sửu, Vị (Mùi), Thái âm làm chủ; hai năm Dần, Thân, Thiếu dương làm chủ; hai năm Mão, Dậu, Dương minh làm chù; hai năm Thìn, Tuất, Thái dương làm chù; hai năm Tỵ, Hợi, Quyết âm làm chủ.
(2) Mười Can cùa trời, vận hóa năm hành cùa đất; năm hành cùa đất, trinh lên sáu khí của Tam âm, Tam dương. Cho nên nói: “Năm vận và âm dương là đạo cùa trời đất”. Đạo, tức là cái đạo hóa sinh, cương kỷ tức là cái cương kỷ của sự sinh, trường, hóa, thâu, Tàng.
(3)Vật sinh ra do ở “hóa”, vật đến cực do ờ “biến”. Biến, hóa cùng xen với nhau, thành bại do đó mà sinh ra. Ngũ thường chính luận nói: Khí bắt đầu mà sinh hóa, khí tan ra mà có hình; khí tán bố mà thịnh nhiều, khí cuối cùng mà tượng biến. Âm dương đó là đạo cùa trời đất. Trong âm có dương, trong dương có âm, không thể suy lường. Do đó phát triển ra bốn mùa, đê hóa sinh muôn vật, còn khuôn thước nào có thể đo lường được.
(4) Đạo trời u viễn, biến hóa vô cùng.
(7) Đạo cũng như đường lối. Phàm mọi sự, vật, nhật dụng, hết thảy đều có cái lý tự nhiên cùa trời đất. Lý đó tức là đạo.
(8) Hóa, tức hóa sinh muôn vật, đều do đất mới sinh ra sự biến hóa ấy.
(9) Năm VỊ (Mùi), do năm hành sinh ra. Phàm muôn vật có tình có tính, hết thày đều phải nhờ khí vị năm hành.
(10) Người ta nếu đã theo đúng được cái lẽ tự nhiên cùa thiên lý, thời thị, phi, tà, chính tự nhiên phân biệt rõ ràng, mà thể dụng không hề thiếu sót, còn “trí” nào hơn nữa.
(11) Vì huyền viễn u thâm nên mới sinh ra thần. Thần tức tinh thần, thiêng liêng khôn lường.
(12) Phong, hàn, nhiệt, táo, thấp là âm dương cùa trời; Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là âm dương cùa đất, cho nên nói: Ở trời là khí, ờ đất thành hình; hình khí tương cảm, mới hóa sinh ra muôn vật. Trời che, đất chờ, muôn vật sinh ra ở khoảng đó.
(13) Hai khí Âm Dương, tả hữu vòng chuyển không ngừng.
(14) Triệu chứng cũng như chứng nghiệm. Trời theo số một sinh ra hành Thủy, đất theo số hai sinh ra hành Hòa. Hỏa là dương, Thủy là âm. Đây nói: Cái khí Ảm Dương mắt không thể trông thấy, nhưng đã có Thủy Hỏa để làm chứng nghiệm cho nó. Từ Chấn nói: Thủy hỏa tức là âm dương. Tiên thiên có thủy hỏa, đến Hậu thiên mới có năm hành.
(15) Mộc chủ về tiết mùa xuân, khí nó sinh trưởng, mà sinh ra muôn vật; Kim chù về tiết mùa thu, khí nó thâu liễm, mà thành muôn vật. Cho nên hai hành đó là sự thủy chúng cùa sự sinh thành. Tây Minh nói: Trên dưới, tả hữu là sáu hợp cùa trời đất; Thủy, Hỏa, Mộc, Kim là bốn mùa cùa âm dương.
(16)Chù thời, tức là chù về bốn mùa. Như Mộc vận chù mùa xuân, hòa vận chủ mùa hạ, Thổ vận chủ Trường hạ, Kim vận chú thu, Thủy vận chủ đông v.v…
(17) Cơ nhật là chọn ngày trong một năm. Cái khí cùa năm vận, đều lưu hành chọn một năm 365 ngày, hết vòng rồi lại bắt đầu.
(18) Đại thủy Thiên nguyên… là tên một thứ sách về đời Thượng cổ. Hóa nguyên: Bắt đầu cùa sự biển hóa, tức là nguồn gốc của tạo hóa. Năm vận tức là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Chọn chu thiên: Nhật nguyệt đi được một độ, các vận sẽ chủ được một năm. “Chu thiên” một vòng của bầu trời. Bầu trời chia làm 365 độ và 1/4 cùa độ. Muôn vật đều nhờ nguyên thủy mà sinh ra năm hành, quanh năm vận chuyển không lúc nào ngừng… Dịch nói: “Lớn thay khôn nguyên, muôn vật nhờ lúc bắt đầu…”.
(19) Chân linh tức là người với loài vật. Tổng thống khôn nguyên: Khôn nguyên tức là đất. Đất ở trong bầu trời, trời bọc ngoài trái đất. Dịch nói: “Rất mực thay khôn nguyên, muôn vật nhờ sinh ra”.
(20) Chín sao là: Thiên bồng, Thiên nhuế, Thiên xung, Thiên phụ, Thiên cầm, Thiên tâm, Thiên nhậm, Thiên trụ; chín sao này treo ánh sáng ở bầu trời, ứng VỚI phận dã cùa chín châu. Thất diệu là: nhật, nguyệt và ngũ tinh (tức Mộc, Hỏa, Thủy, Kim, Thổ), ngu thư gọi là thất chính.
(21) Dịch nói: Lập nên đạo trời là âm với dương, lập nên đạo đất là nhu (mềm) với cương (cứng).
(22) Dương chù về ban ngày, âm chủ về ban đêm; “u, hiển” tức chi về âm dương, hàn (rét), thử (nẳng); “thi, trương” buông, trùng, dương lên, tức cũng như vãng lai (đi, lai).
(23) Do sự hóa sinh mà phẩm vật đều phô bày rõ rệt. Thái dương, Thiếu dương, Thiếu âm. Vận hành Tiên thiên mà chù về
(24) hữu dư; Dương minh, Thái âm, Quyết âm, vận hành Hậu thiên mà chủ về bất túc. Đó là khí nhiều ít của Tam âm, Tam dương. “Hình” tức là nói về sự “hữu tình” cùa năm hành. Chủ trị cùa nãm hành đều có thái quá bất cập, tức là nói về sự “chù tuế” của năm vận. Tỷ như: Các năm Nhâm, mà Mộc vận thái quá, thi các năm Đinh, Mộc vận sẽ bất cập; các năm Tuất mà Hỏa vận thái quá, thì các năm Quý, Hỏa vận sẽ bất cập; các năm Giáp mà Thổ vận thái quá, thì các năm Kỷ, Thổ vận sẽ bất cập; các năm Canh mà Kim vận thái quá, thì các năm Ẩt, Kim vận sẽ bất cập; các năm Bính mà Thủy vận thái quá, thỉ các năm Tân, Thủy vận sẽ bất cập.
(25) “Lúc bát đầu”… Tức là nói: Thiên Can bắt đầu ở Giáp, địa chi bẳt đầu ờ Tý. Tỷ như: Năm Giáp mà Thổ vận thái quá, thì năm Ất Kim vận bất túc sẽ nối theo năm Tý mà Thiếu âm hữu dư, thì năm Sửu Thái âm bất túc sẽ nối theo… Vậy: “Hữu dư mà đi, bất túc sẽ theo” là nghĩa đó. Lại tỷ như: Năm Ảt mà Kim vận bất cập, thì năm Bính thủy vận hữu dư sẽ nối theo; năm Sửu mà Thái âm bất túc, thỉ năm Dần Thiếu dương hữu dư lại nối theo. Vậy “bất túc mà đi, hữu dư nối theo” là nghĩa đó.
(26) Trong khoảng sáu mươi năm, lại có Thiên phù, Tuế hội, Tam hợp để chù tuế, đó tức là năm “binh khí”, không có thái quá và bất cập. về Thiên phù, như: Thuộc năm Thổ vận, trên thấy Thái âm; thuộc năm Hỏa vận, trên thấy Thiếu dương, Thiếu âm; thuộc năm Kim vận, trên thấy Dương minh; thuộc năm Mộc vận, trên thấy Quyết âm; thuộc năm Thủy vận, trên thây Thái dương… Đó là cái khí cùa năm vận, cùng với cái khí tư thiên cùng hợp, cho nên gọi là “thiên phù tuế trị”. Lại như: Mộc vận mà lâm Mão, Hỏa vận mà lâm Ngọ, Thổ vận mà lâm tú quý, Kim vận mà lâm Dậu, Thủy vận mà lâm Tý… Đó là địa chi chù tuế, cùng với chù tuế của năm vận và cái khí của năm hành, vừa cùng gặp gỡ, cho nên gọi là Tuế hợp. “Tam hợp” là nói về khí cùa Tư thiên, khí cùa năm vận và khí cùa chù tuế, ba thứ ấy cùng hợp với nhau. Lại có tên là: Thái ất Thiên phù, đều thuộc về năm “binh khí”, không có thái quá và bất cập.
(27) Hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa là sáu khí cùa trời; ờ trên Thái dương, hàn khí làm chù; ở trên Thiểu âm, nhiệt khí làm chù; ở trên Dương minh, táo khí làm chù; ở trên Thái âm, thấp khí làm chủ; ở trên Quyết âm, phong.
(28) khí làm chủ; ờ trên Thiếu dương, Hỏa khí làm chủ… Đó là Tam âm, Tam dương thượng phụng với sáu khí cùa trời. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa… Đó là năm hành của đất. Tại mùa xuân chủ về hành Mộc và chù về sự sinh; tại mùa hạ chù về hành Hỏa và chủ về việc trường (làm cho lớn); tại mùa Trường hạ chù về hành Thổ và chù về sự hóa; tại mùa thu chù về hành Kim và chù về sự thâu; tại mùa đông chủ về hành Thủy và-chù về việc Tàng. Đó là lấy sự “sinh, trường, hóa, thâu, Tàng” để ứng theo ở dưới. Bời năm khí của trời, vận hóa năm hành của đất; năm hành của đất, lại biến thành sáu khí cùa trời… Thể là: “Trên dưới cùng cảm triệu” mà cái khí Tam âm, Tam dương là một thứ mà cả trời đất đều cỏ. Nghệ Trọng Tuyên nói: Mộc, Hỏa, Hỏa là Tam dương của đất; Kim, Thủy, Thổ là Tam âm của đất. “Nhị chi khí” là quân hòa, “tam chi khí” là tướng hỏa. Đất cũng có đủ cái khí Tam âm, Tam dương, nên mới chia rõ: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hỏa là âm dương cùa đất.
(29) Nừa năm trở về trước, thiên khí làm chủ, vậy xuân hạ lại là âm dương của trời đất, cho nên trời lấy “dương để sinh, âm để trường”; nửa năm trở về sau, địa khí làm chù, vậy thu đông lại là âm dương của đất, cho nên đất lấy “dương để sái, âm đề Tàng”. Trương Ngọc Sư nói: Cái khí Tư thiên làm chù nửa năm về trước, cái khí tại toàn làm chủ nửa năm về sau. Cho nên nói: “Nửa năm về trước khí trời làm chủ, nửa năm về sau khí đất làm chủ”. Nhưng cái khí Tư thiên, bắt đầu từ bên hữu của trái đất; cái khí Tại toàn, gốc từ bên hữu của bầu trời. Khí của trời đất, lẫn cùng cảm triệu, mà cùng chù trị một năm… Lại không riêng gì thiên khí chủ trị nửa năm về trước, đại khí chủ trị nửa năm về sau mà thôi.
(30) Đoạn này nói rõ cái nghĩa: “Đất cũng có cái khí Tam dương, Tam âm” như thế nào. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa… Tam âm, Tam dương thượng phụng với nó. Đó là âm dương cùa trời. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hòa… Sinh, trường, hóa, thâu, Tàng, ứng theo ở dưới; đó là âm dương cùa đất. Trời vốn là dương, mà trời cũng có cái khí Tam âm, Tam dương, thế là trong dương có âm; đất vốn là âm, mà đất cũng có cái khí Tam âm, Tam dương, thế là trong âm có dương.
(31) “Úng với khí trời”, “khí trời” ở đây tức là cái khí: Đan, Kiềm, Thương, Tố, Huyền. “Động mà không ngừng”, tức là nói, cứ hết 5 năm thì “hữu thiên” (vòng xoay về bên hữu), từ. Giáp đến Ất, từ Át đến Bính, từ Bính đến Đinh, từ Đinh đến Mậu. Cái khí của năm vận đã chọn (hết), lại khởi bắt đầu vận trước, “ủng với khí đất”, tức là nói về cái khí Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Hỏa. “Tĩnh mà giữ vị, sáu cơ mà hoàn hội…” Tức là nói: Từ Tý dến Sửu, từ Sửu đến Dần v.v… Cứ sáu năm đã đủ một “chu”, lại chù về nâm Ngọ mà bắt đầu khởi từ Thiếu âm.
“Động tĩnh cùng triệu…” là nói cái khí cùa trời đất cùng cảm triệu. “Trên dưới cùng làm” là nói năm khí cùa trời coi xuống năm hành của đất; cái khí Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Hòa cùa đất, sánh lên với sáu khí cùa trời… Vậy thế là: Trời số ngũ, đất số lục, trời số lục, đất số ngũ… Âm dương xen trộn lẫn nhau mà sinh ra sự biến hóa, cứ 30 năm là một “kỷ” và 60 năm là một “chu”. Lại xét năm khí cùa trời, qua vào khu vực 10 Can, để vận hóa năm hành cùa đất. Đó là trời số năm mà đất cũng số năm. Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Hỏa cùa đất, chia làm chủ cái bản vị của 12 chi, như: Tý, Ngọ thuộc Thiếu âm, quân hỏa tư thiên; Sửu, Vị (Mùi) Thái âm, thấp thồ tư thiên; Dần, Thân Thiếu dương, tướng hỏa tư thiên; Mão, Dậu Dương minh, táo kim tư thiên Thìn, Tuất Thái dương, hàn thủy tư thiên; Tý, Hợi Quyết âm, phong mộc tư thiên… Đó là đất số “lục”, trời cũng số “lục”. “Hoàn hội”: Vòng quanh rồi lại gặp, cũng như tuần hoàn.
(32) “Trên, dưới, chu, kỷ” là nói: Can trời, chi đẩt. Năm với sáu cùng hợp, 30 năm là một “kỷ”, 60 năm là một “chu”. Trời lấy số “sáu” làm tiết… Tức là lấy cái khí cùa Tam âm, Tam dương làm tiết độ; “lấy số “năm” làm chế” tức là lấy cái bản vị cùa năm hành làm chế độ. “Chu thiên khí” tức là: Tý thuộc Thiếu âm, quân hỏa lư thiên; Sửu thuộc Thái âm, thấp Thổ tư thiên v.v… Cứ sáu “cơ” là đầy đù (bị) một vòng cùa Tam âm, Tam dương. “Chung địa kỷ” tức là: Giáp chù Thổ vận, Ẩt chủ Kim vận, Bính chủ Thủy vận v.v… Cứ 5 năm là một chu cùa năm vận. Quân hỏa được sáng tỏ ờ trời, tướng hỏa được yên ngôi ở đất… vì: Đất lấy “nhất hòa” mà thành được năm hành, trời lấy “Tam hỏa” mà thành được sáu khí. Ngọc Sư nói: Mười hai chi cùa đất, trên úng với khí Tư thiên; mười Can cùa trời, dưới hợp với năm hành của đát.
(33) Mười lãm ngày là một khí; năm vận, sáu khí cùng hợp để chù một năm, cộng tất cả 24 khí. Vậy 720 khí là một kỷ. “Kỳ” là một tiểu hội. Bời lấy “năm sáu” làm ba mươi, mà “sáu năm” cũng là ba mươi, nên lấy 30 làm một “hội”. Từ Giáp Tý mà cuối cùng ờ Quý Hợi, cộng 60 năm là một “chu”. Vậy thối quá hay bất cập, do đó có thể biết được.