Âm chứng, Dương chứng

 

Âm chứng, Dương chứng
Âm chứng, Dương chứng
  1.  Dương chứng:

Sức chống đỡ bệnh tà của chính khí (bệnh) còn mạnh. Có ba mức độ khác nhau: thái dương, thiếu dương và dương minh.

  1. Âm chứng:

Sức chống đỡ bệnh tà đã suy yếu, cũng có mức độ khác nhau: thái âm, thiếu âm và quyết âm.

Bệnh mới phát, bệnh nhân chính khí chưa suy yếu, bệnh trạng phản ánh ra có hiện tượng hưng phấn gọi là dương chứng; dương chứng phần nhiều thuộc nhiệt, thuộc thực. Nếu như trong quá trình đau ốm, chính khí dần dần

suy yếu, chứng trạng phản ánh ra trầm nhược (yếu đuôi) gọi là âm chứng;

âm chứng phần nhiều thuộc hư, thuộc hàn. Bệnh tà ngoại cảm thì từ biểu (ngoài) rồi dồn dập vào lý (trong). Kinh thái dương chủ phần nhiều của toàn thân, tà khí từ ngoài xâm lấn vào trước tiên thấy chứng trạng của kinh thái dương, cho nên bệnh thái dương là đại biểu cho hiện tượng bệnh ngoại cảm buổi đầu. Nếu bệnh thái dương không khỏi tà truyền vào bán biểu bán lý (1/2 trong, 1/2 ngoài) thì thấy chứng trạng cùa kinh thiếu dương hoặc truyền vào lý (trong) thì thấy chứng trạng của kinh dương minh. Khi cơ thể suy yêu, nhân đó tà khí thừa dư truyền vào âm kinh, xuất hiện ra chứng trạng của ba kinh âm.

Âm chứng, Dương chứng
Âm chứng, Dương chứng

Một đoạn sách hợp hiệu nhận định cùa lục kinh như sau:

Bệnh thái dương là hiện tượng phản ứng bệnh tà của chính khí ở phần bì mao (da, lông), niêm mạc.

Bệnh thiếu dương là hiện tượng phản ứng bệnh tà của chính khí ở hai khoảng ngực và sườn.

Bệnh dương minh là hiện tượng phản ứng bệnh tà cùa chính khí ở dạ dày và ruột.

Bệnh thái âm là hiện tượng bệnh biến của hệ thông tiêu hoá.

Bệnh thiếu âm là hiện tượng bệnh biến của hệ thống tuần hoàn.

Bệnh quyết âm là hiện tượng bệnh biến của hệ thống thần kinh.

Thương hàn luận có 6 kinh, 397 phép, 113 phương. Tuỳ bệnh chứng biến lioá mà vận dụng linh hoạt như diều 16 trong Thương hàn luận:” Xem mạch chứng biết tà khí phạm vào đâu, tuỳ chứng mà chữa”.

Âm chứng, Dương chứng
Âm chứng, Dương chứng

Nắm chắc được nguyên tắc ấy thì chẳng những chữa được các bệnh câ^p phát nhiệt, các bệnh truyền nhiễm mà chữa được cả tạp bệnh mạn tính nữa, công dụng rất là rộng rãi, đúng như lời phát biểu của Trình ứng Mạc trong cuôn Thương hàn luận điều biện. “Kinh phương biến hoá như rồng, càng đọc càng hiểu thêm sâu sắc, càng sử dụng càng thấy thần kỳ.

Sách Nhít bản loại Tụ phương quảng nghĩa của Lễ đài Đường Dung thì nói: ” Trọng cảnh là ông tổ muôn đời về phép dùng phương… Phương dược nào cũng giản dị, minh bạch, nghiêm chỉnh, chính đáng, lập luận có mạch lạc từng thứ rõ ràng, phép chữa không thiếu sót mảy may, nếu nghiôn cứu kỹ càng mà suy cho rộng nghĩa thì chữa được muôn bệnh đều dễ như trỏ bàn tay”.

Phương pháp chữa thương hàn tuy nhiều chương mục nhưng mục đích chủ yếu quy lại là chữa tồn tân dịch (nghĩa là bảo tồn thể dịch).

Âm chứng, Dương chứng
Âm chứng, Dương chứng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.