Chữa Chân đổ trong, đổ ngoài dùng huyệt nào?
Công Năng Phối Hợp:
Thân Mạch là du huyệt thuộc Túc Thái Dương Bàng Quang kinh, là một trong Bát Mạch Giao Hội huyệt, thông Dương Nghiêu mạch, nằm tại chỗ lõm phía dưới mắt cá ngoài, có công dụng sơ phong giải biểu, an thần định chí, thư cân hoạt lạc, giảm đau nhanh chóng.
Chiếu Hải tư Thận ích âm, thanh nhiệt tả hỏa, thông kinh hoạt lạc, thanh thần chí, an Tâm thần, lợi yết hầu, chỉ đông thống.
Thân Mạch là vị của dương, Chiếu Hải là vị của âm. Thân Mạch cổ vũ dương khí, lấy thăng làm chủ; Chiếu Hải công thiên hộ âm, lấy giáng làm trọng. Thân Mạch là du huyệt thuộc Bàng Quang kinh; Chiếu Hải là du huyệt thuộc Thận kinh. Thân Mạch là nơi mạch Dưomg Nghiêu bắt đầu; Chiếu Hải là nơi mạch Âm Nghiêu khởi điểm. Thận là tạng, Bàng Quang là phủ. Thận thuộc lý, tliuộc âm; Bang Quang thuộc biểu, ứiuộc dưomg. Hai huyệt phối hợp, 1 tạng 1 phú, 1 biểu I lý, 1 âm 1 dương, 1 thăng 1 giáng, tương hỗ chế ước lẫn nhau, có công dụng tu âm giáng hòa, nhuận Trường thông tiện, điều lý âm dương, lợi hầu miiih mục, khai khiếu lợi cơ, ừấn tĩnh an thần, âm bình dương bí, tinh thần nãi trị “âm bình dương bí, tinh thần nãi trị” xuất phát từ Nội Kinh! !!)• Giúp điều âm dương, hòa khí huyết, chữa mất ngủ.
Chủ Trị:
- Mất ngủ, mơ nhiều, chứng do âm dương mất điều hòa gây nên.
- Đau nhức vùng mẳt cá, do chứng Tê, bong gân, bầm dập, gây nên đều có thề dùng.
- Cước Khí.
- Chứng bàn chân đổ trong, đổ ngoài.
- Bất Mị (thất miên – mất ngủ).
- Khiếm chứng (hay ngáp).
Kinh Nghiệm:
Thân Mạch – Chiếu Hải hợp dụng, nguồn gốc từ “Linh Quang Phủ “: “Âm Nghiêu, Dương Nghiêu lưỡng hòa biên, Cước Khí tứ huyệt tiên lục thủ. Chứng thất miên cổ viết “Bất Mị”, “Bất Đắc Miên” Cơ chế của giấc ngủ, “Linh Khu . Khẩu Vấn Thiên” viết: “dương khí tận, âm khí thịnh, tắc mục minh ( vào giấc ngủ); âm khí tận nhi dương khí thịnh, tắc mị hĩ (tỉnh ngủ)”. “Linh Khu . Hàn Nhiệt BệnhThiên” viết: “Âm Nghiêu Dưomg Nghiêu, âm dương tưorng giao, dương nhập âm, âm xuất dương, giao vu mục nhuệ xế (góc mất), dương khí thịnh tẳc sân mục (tỉnh táo), âm khí thịnh tắc minh mục (vào giấc ngủ)”.
Bệnh cơ của Bất Mị “Linh Khu. Đại Hoặc Luận Đệ Bát Thập” viết: “Hoàng Đế viết: “bệnh nhi bất đắc ngọa giả, hà khí sử nhiên?” Kỳ Bá viết: “vệ khí bất đắc nhập vu âm, thưòmg lưu vu dương, lưu vu dương tắc dương khí mãn, dương khí mãn tắc Dương Nghiêu thịnh, bất đắc nhập vu âm tắc âm khí hư, cố mục bất minh hỹ” Thực tế lâm chứng, vẫn phải tùy chứng gia giảm. Thuộc chứng dương cang âm hư gây mất ngủ, tả Thân Mạch, bổ Chiếu Hải; Tâm Thận bất giao, gia Tâm Du, Thận Du, hoặc gia Thần Môn, Tam Âm Giao; Vị bất hòa dẫn tới nằm không yên, gia Túc Tam Lý, Tam Âm Giao. Kinh Nghiệm của tác giả, phàm những chứng mất ngủ thuộc loại này, Thân Mạch châm áp dụng tả pháp, Chiếu Hải châm áp dụng bổ pháp.
Ngoài ra, như người mác chứng thần kinh suy nhược lâu ngày, trường kỳ mất ngủ, có thể dùng Chỉ Châm liệu pháp. Thao tác như sau: Trước khi đi ngủ nửa tiếng, dùng bụng ngón tay cái và ngón trỏ ấn vào vị trí hai huyệt Thân Mạch, Chiếu Hải, nhẹ nhàng điểm, ấn, day, xoa khoảng 5-10 phút, đối với chứng mất ngủ do âm dương mất điều hòa hiệu quà cũng rất tốt.
Khiếm chứng, xuất phát từ ”Linh Khu . Khấu Vấn” còn gọi là Ha Khiếm,
Khiếm Thân, Hô Khiếm. Tự cảm thấy người mệt mỏi, miệng mở to ngáp, hoặc vươn vai
duỗi lưng hít thở. Thường xuyên ngáp còn gọi là Sác Khiếm, là biểu hiện của khí hư dương suy, Thận khí không sung mãn. “Linh Khu. Cửu Châm “viết: “Thận chủ khiếm”.
Lại viết: “ phu trúng hàn gia thiện khiếm”. Ý là nỏi người bị hàn tà xâm phạm thường xuyên hay ngáp. Lại gọi là “Khiêm… ” Chứng thuộc khí hư dương suy, Thận khí không sung mãn, Thân Mạch, Chiếu Hải châm dùng bổ pháp; dương hư hàn, Thân Mạch châm dùng bổ pháp, Chiếu Hải châm trước tả sau bổ.
Ngưòri họ Triệu, nam. 54 tuổi, cán bộ. Khám ngày 7 tìiáng 10 năm 1997.
Tự thuật:
Mất ngủ hơn 1 tháng.
Bệnh sử 1 tháng trước đây ngưòri bệnh bắt đầu khó ngủ, đồng thời dậy sớm, ban ngày người mỏi mệt rũ rượi, đau đầu, váng đầu, nửa tháng nay bệnh nặng lên, nay tới khám.
Khám:
Điều kiện ăn uống không tốt, tinh thần không phấn chấn, sắc mặt tối sạm, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, gốc lưỡi hơi nhầy, mạch Huyền Hoãn, ấn mạnh vô lực.
Chấn đoán:
Thất miên (thể Nghiêu mạch thất điều).
Trị liệu:
Điều lý Nghiêu mạch, bình hằng âm dương.
Xử phương:
Thân Mạch – Chiếu Hải (hai bên).
Thao tác:
Dùng kim không gỉ số 30 dài 1.5 thốn, mũi kim hướng tới bờ dưới xương gót châm sâu 1.2 thốn, sau khi đắc khí, thủ khí, bổ Chiếu Hải, tả Tliân Mạch, lưu kim 30 phút, mười phút hành châm 1 lần.
Giữ phương trên điều trị 1 lần, đêm hôm đó đã ngủ được, châm liền 5 lần, giấc ngủ hồi phục bình thường.