HUYỆT THẦN MÔN

神門穴

Shénmén xué

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Xuất xứ của huyệt Thần Môn:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Thần Môn:

– “Thần” có nghĩa là tinh thần, hay trí tuệ, nói đến chức năng của Tâm chi phối các hoạt động về tinh thần, thần chí.
– “Môn ” có nghĩa là cổng hay cửa.
Huyệt này xuất phát từ kinh Thủ Thiếu-âm Tâm. Nó được so sánh vói một cái cổng ví nhu một cái cửa ngõ mà qua đó Tâm khí đến và đi Do đó mà có tên là Thần môn (công tinh thần thần chí).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Tâm là quan quân chủ, là nơi xuất xứ của thần minh. Tâm tàng thần, chủ thần là Du huyệt của Tâm mạch là nơi tâm khí ra vào nên gọi là Thần môn”.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Tên Hán Việt khác của huyệt Thần Môn:

Đoài lệ, Đoài xung, Trung đô, Duệ trung, Đoài cốt.

Huyệt thứ:

7 Thuộc Tâm kinh.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Đặc biệt của huyệt Thần Môn:

“Du huyệt” của Thủ Thiếu-âm Tâm, thuộc “Thổ”. Nguyên huyệt.

Mô tả của huyệt Thần Môn:

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

1. Vi trí xưa:

Chỗ hỏm đầu xương đậu sau bàn tay (‘Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Duỗi ngửa bàn tay vào trong để rõ nôi khe. Huyệt ở chỗ hỏm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Môn:

là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.

Hiệu năng của huyệt Thần Môn:

An thần định tâm, thông lạc, thanh hỏa lương vinh, thanh tâm nhiệt diều khí nghịch.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Môn:

Theo kinh, toàn thân:

Suy nhược thần kinh, đái dầm, hồi hộp hay quên, mất ngủ, mộng mị, bệnh ở tim, cơn quặn đau tim, bệnh tâm thần, liệt cơ xương lưỡi.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Lâm sàng của huyệt Thần Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thượng quản trị cuồng, chạy loạn (Bách chứng). Phối Đại lăng, Ngư tế trị thấp tim, buồn sợ (Đại thành). Phối Thiếu thương, Dũng tuyền, Tâm du trị khờ ngốc (Đại thành). Phối Lãi cấu, Cự khuyết trị hồi hộp, đoản khí (Tư sinh). Phối Dương cốc trị hay cười do cuồng (Tư sinh).

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Nội quan, Tam- âm giao trị suy nhược thần kinh, mất ngủ. Phối Tâm du, Nội quan, Dương Lăng-tuyển (thấu Âm Lăng-tuyển) trị nhịp tim không đều. Phối Nội quan, Nhân trung trị ý bệnh. Phối Nội quan, Đại lăng trị mất ngủ, bứt rứt trong tim, hay quên.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hơi chếch qua bên xương trụ, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức đồng thời tê như điện giật lan xuống mút ngón tay.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

Tham khảo của huyệt Thần Môn:

1. «Tô vân – Thích ngược thiên» ghi rằng: “Bệnh ngược phát từ Tâm, khiến người trong tâm rất phiền, chỉ muốn uống nước mát, lại hàn nhiều nhiệt ít nên thích Thủ Thiếu âm”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Tay và cánh tay co quắp, dùng Thần môn làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyên thứ 11 ghi rằng: “Khí ngược lên trên gây nôn ra huyết, chọn Thần môn làm chủ”.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

4. «Thiên kim» ghi rằng: “Thần môn, Dương cóc trị nói cuồng cười bậy”.
5. «Thiên kim dực» ghi rằng: “Thần môn, Hợp cốc chủ trị sưng tắc họng trong tâm phiền”.
6. «Đồng nhân» ghi rằng: “Thần môn trị các loại kinh giật người lớn và trẻ em, có thể cứu 7 lửa, mồi ngải bằng hạt tiểu mạch”.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

7. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thần môn chủ trị ngược làm tâm phiền, quá lắm muốn uống lạnh, sợ lạnh mà muốn ở trong chỗ ấm. Họng khô không thích ăn, đau tim, hồi hộp kinh sợ, thiếu khí, tay cánh tay lạnh, mặt đỏ thích cười, trong lòng bàn tay nóng, đau vùng tâm hay mớ ngủ, nóng mà nôn khan, mắt vàng đau hông sườn, suyễn ngược mình nóng, nổi cuồng khi buồn khi cười, ọe ra máu nôn ra máu, phát lạnh run nghịch khí lên, đái dầm mất tiếng, tri khôn kém phát do tâm, hay quên, động kinh”.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

8. Theo “Nạn kinh” ghi huyệt này là Đoài cót, “Giáp ất” ghi là Đoài xung, Trung đô, “Y thông” gọi là Duệ trung.
9. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt này là “Du” huyệt của Thủ Thiếu-âm Tâm kinh, huyệt này cũng là “Nguyên” huyệt của Thủ Thiếu-âm Tâm kinh.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

10. Theo kinh nghiệm của Soulié do Morant, huyệt Thần môn dùng đê’ trị những người hay sợ sệt (vì tinh thần yếu không tự tin ngay ở chính mình). Bệnh nhân là một người hay sợ sệt, lo lắng, hay lo lắng đến tương lai và đê’ luôn tâm trí vào đó, lại có tính ít nói ra cứ đê’ ngấm ngầm trong bụng. Nhưng tính trầm mặc ấy thỉnh thoảng hay cuối cùng lại biến ra dương tính và trong những lúc này bệnh nhân lại hay gắt, động có chút gì trái ý là nổi cơn thịnh nộ ném đồ đạc, đập bê chai lọ hay là chửi bới om sòm. Tính tình hay thay đổi, bệnh nhân vui cười đó lại trỏ nên rên siết hay khóc lóc đó.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

11. «Bộ môn sinh lý y học viện Lan châu»: Châm huyệt Thần môn có thê’ làm hạ huyết áp.
12. «Bộ môn sinh lý y học viện Lan Châu»: Nếu cắt đứt dây thần kinh trụ và dây thần kinh cánh tay bì trong, thì tác dụng hạ huyết áp khi châm huyệt Thần môn chỉ giảm đi. Nhưng nếu dùng acid carbonic bôi vào thành mạch máu tói nuôi dưỡng huyệt Thần môn, thì tác dụng hạ huyết áp khi châm Thần môn không còn nữa.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

13. Theo Dimitru (Rumani); Nghiên cứu điện trỏ của các huyệt Thần môn, Bách hội, Phong trì, Thiên trụ trong các ngày có các vụ nô’ của mặt trời (bức xạ cao), và những ngày mặt trời yên tỉnh (bức xạ thấp) thấy rằng vào những ngày có những vụ nô’ của mặt trời thì điện trỏ của các huyệt trên cao lên, vào những ngày mặt trời yên tỉnh thì điện trỏ của chúng lại hạ thấp.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN

14. Tại sao huyệt Thần môn lại thiện trị bệnh thần chí ? – «Tô vấn – Linh lan bí điển luận>> ghi rằng: “Tâm là quân chủ, nơi đi ra của thần minh”. Tâm tàng thần, chủ thần. Huyệt Thần môn là nguyên huyệt của Thủ Thiếu-âm Tâm kinh, là nơi nguyên khí của Tâm tạng tụ tập ra vào, cho nên có công hiệu an thần trấn tịnh, chuyên trị các loại bệnh thần chí có quan hệ với Tâm.

HUYỆT THẦN MÔN
HUYỆT THẦN MÔN
Bài trướcHUYỆT THẦN LÝ
Bài tiếp theoHUYỆT THẦN PHONG 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.