THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

KINH VĂN

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Hoàng Đế(2) hỏi Thiên Sư(3) rằng:

Tôi nghe, người đời Tlnrợng cổ đều sống tới trăm tuổi mà sức khỏe không kém sút, đến người đời nay tuổi mới năm mươi mà sức khỏe đã kém sứt. Đó là vì thời thế khác chăng? Hay là lỗi tại người chăng?

Kỳ Bá thưa rằng:

Về đời Thượng cổ, những người biết đạo(4), bắt chước ở âm, dương; điều hòa với thuật số(5), ăn uống có mực, khởi cư có thường, không làm quá sức, cho nên gìn giữ được cả hình hài và tinh thần, sống trọn số trời, linh trăm tuổi mới thác(6).

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Người đời nay thì không thế; lấy rượu thay làm nước uổng; lấy càn bậy làm sự thường; đương lúc say lại nhập phòng(7); do lòng dục làm kiệt mất tinh, hao tán mất khí chân nguyên; không biết gìn giữ cẩn thận; không biết điều dưỡng tinh thần; chỉ cốt cho được khoái tâm(8), làm trái ngược cái vui thú của sự dưõng sinh; khởi cư không có điều độ… Cho nên mới độ nửa trăm tuổi đã rất là suy yếu.

Bậc Thánh nhân đời Thượng cổ đã răn dạy người dưới mình biết xa lánh hư tà tặc phong(9), trong lòng điềm dạm hư vô(10), chân khí thuận theo, tinh thần bền vững, bệnh còn do đâu mà sinh ra được; vì vậy nên chí nhàn mà ít dục, tâm yên mà không sợ, hình mệt mà không quá, chân khí điều hòa, mọi sự đều được mãn nguyện (11).

Ăn đã đủ ăn; mặc lại đủ mặc; phong tục vui vẻ, trên dưới êm hòa, không hề ganh tỵ. Nên dân về thời kỳ đó gọi là “Phác”(12).

Do đó, những điều dâm tà không thể làm bận tâm họ, những điều ham muốn không thể làm mỏi mắt họ. Kẻ ngu, người khôn, người hay, kẻ kém, không phải sợ đến ngoại vật, nên mới hợp với đạo. Vì thế, nên mới có thể sống linh trăm tuổi, mà sức khỏe vẫn không kém sút. Đó là bởi “đức toàn”(13) vậy.

Hoàng Đế hỏi:

Người đến tuổi già thì không sinh con, vì tinh lực hết chăng? Hay là tại số trời?

Kỳ Bá thưa:

Con gái, bẩy tuổi thi Thận khí đầy đủ, răng đổi tóc dài. Hai lần bẩy (14 tuổi) thì thiên quý(14) sinh ra, Nhâm mạch thông, Thái xung mạch thịnh(l5), kinh nguyệt đúng kỳ xuống nên mới có con. Đến năm ba bẩy (21 tuổi), Thận khí điều hòa, chân nha mọc hết(16). Đến năm bốn bẩy (28 tuổi), gân xương đều bền rắn, tóc dài hết mực, thân thể khỏe mạnh. Đến năm năm bẩy (35 tuổi), Dưong minh mạch suy, vè mặt bắt đầu khô khan, tóc bắt đầu rụng(17). Đen năm sáu bẩy (42 tuổi), mạch cùa ba kinh dương suy kém ở trên, vẻ mặt khô khan hẳn, tóc bạc(18) Đến năm bẩy bẩy (49 tuổi), Nhâm mạch hư, Thái xung mạch kém sút, thiên quý hết, địa đạo không thông, cho nên thân thể hao mòn mà không có con(19).

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Con trai, tám tuổi thì Thận khí đầy đủ, tóc dài, răng đổi(20). Đốn năm hai lần tám (16 tuổi), Thận khí thịnh, thiên quý đến; tinh khí đầy tràn, âm dương hòa nên mới có con(21). Đốn năm ba tám (24 tuổi), Thận khí điều hòa, gân xương cứng mạnh, chân nha mọc hết. Đen năm bốn tám (32 tuổi), gân xương đầy đủ, cơ nhục nở nang. Đến năm năm tám (40 tuổi), Thận khí suy dần, tóc rụng, răng se(22). Đến năm sáu tám (48 tuổi), Dương khí suy kiệt ở trên, vẻ mặt khô khan, râu tóc đốm trắng. Đến năm bẩy tám (56 tuổi), Can khí suy, sự cử động của gân yếu, thiên quý hết, tinh ít, Thận Tàng sút, toàn thân mỏi mệt(23). Đến năm tám tám (64 tuổi), răng tóc đều rụng.

Thận chủ về thủy (nước), chứa đựng “tinh” của năm Tạng, sáu Phù. Năm Tạng có đầy đù (thịnh) mới có thể tả ra. Giờ năm Tàng đều suy, gân xương rã rời, thiên quý hết rồi, cho nên râu tóc bạc, thân thể nặng nề đi đứng không vững, mà không có con(24).

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Có người tuổi đã già mà còn sinh con, là vì cớ sao?

Kỳ Bá thưa:

Đó là bởi người ấy bẩm thụ cái khí cùa Tiên thiên được thịnh, cái khí mạch của Hậu thiên cũng được dồi dào lưu thông, khiến cho Thận khí thừa thãi, nên mới có con. Tuy nhiên, cứ cái giới hạn chính thì con trai chẳng qua tới tám lần tám; con gái chẳng qua tới bẩy lần bẩy thì tinh khí của trời đất đều đã kiệt rồi.

Hoàng Đế hỏi:

Những người có đạo, tuổi tới linh trăm, còn sinh nữa không?

Kỳ Bá thưa:

Những người tu đạo, có thể không già và giữ vẹn được thân hình, vậy tuổi dẫu nhiều, vẫn có thể sinh con được.

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Hoàng Đế nói:

Đời Thượng cổ có bậc chân nhân(25) có thể xoay chuyển được trời đất, điều hòa đươc âm dương, thở hút tinh khí, dữ vững hình (14) Thiên quý cũng như Thiên ất, đều là chất nước, tức là huyết, tức là kinh nguyệt. Đàn bà chủ về việc sinh đẻ, thuộc âm; mặt trăng cũng thuộc âm. Mặt trăng có khi tròn khi khuyết, nên thiên quý cũng theo đó mà đúng kỳ tiết ra, nên gọi là kinh nguyệt.

(15) Thái xung, Nhâm mạch là hai thứ mạch thuộc kỳ kinh. Hai mạch này đều phát sinh từ Thiếu phúc, do bụng dẫn lên, làm một nơi để chứa kinh huyết, gọi là huyết hải. Nhâm mạch chủ về ràng buộc bào thai, Xung mạch chù về huyết hải, giờ hai mạch đều đã thông, nên kinh nguyệt mới đúng kỳ xuống mà thụ thai.

(16) Chân nha tức là một thứ răng thực mọc sau nhất, chân nó rất sâu. Thận khí tức là một thứ khí do Thận sinh ra. Khí sinh ra bởi tinh, cho nên thiên quý đến trước rồi Thận khí mới điều hòa đầy đủ. Đến lúc đỏ chân nha mới mọc.

Lại án: Con gái sinh theo số 7 như trên, 7 thuộc về số của Thiếu dương. Con gái thuộc âm, mà tính theo số dương, đó là trong âm có dương.

(17) Mạch của kinh Dương minh dẫn lên mặt, vòng lên đầu tóc, cho nên đến lúc suy thì vẻ mặt thành ra khô khan và tóc rụng. Phàm khí thuộc về dương mà huyết mạch thuộc về âm, cho nên con gái thì mạch suy trước mà con trai thì khí suy trước.

Lại án: Đường mạch cùa kinh túc Dương minh hợp với hai mạch Xung, Nhâm vòng qua rốn mà đi lên. Nên chi khí Xung Nhâm đã hư thì Dương minh cũng phải hư.

(18) Mạch cùa ba kinh dương đều dẫn lên đầu. Đến khi mạch đó suy thì vẻ mặt tất phải khô và tóc tất phải bạc.

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

(19) Địa đạo tức là những mạch thuộc về hạ bộ – bộ phận dưới. Lại như thiên Tam bộ cửu hậu nói: Hạ bộ tức chi về kinh túc Thiếu âm (thận). Thiên quý chứa ở Thận, đến khi thiên quý hết, tức là các đường mạch cùa túc Thiếu âm thuộc về bộ phận dưới không thông, do đó mới thân thể hao mòn mà không có con.

(20) “Tám” là con số của âm. Con trai vốn là dương thể mà lại tính theo âm số, đó là trong dương có âm.

(21)Linh khu kinh nói: Xung mạch, Nhâm mạch đều phát sinh tự trong “bào”, dẫn lên phía trong “phúc”, là cái gốc của các kinh lạc; cái nổi ra bên ngoài, do bên hữu phúc dẫn lên hợp ở yết hầu, chẽ ra dưới miệng và xung quanh môi. Người huyết khí đều thịnh thì tràn tới ngoài da, làm nóng trong thịt. Người thịnh riêng về huyết thì thấm tới ngoài da, mọc thành lông nhỏ. Người đàn bà khí có thừa mà huyết thì thiếu – vì thường tiết ra nguyệt kinh – khiển hai mạch Xung, Nhâm không đầy đủ ở xung quanh miệng nên mới không có râu.

Án: Thiên quý tức là âm tinh, cho nên tinh khí cùa con trai cũng gọi là thiên quý. Như Vương Băng nhận thiên quý là huyết, thì thiên quý cùa con trai cũng là huyết hay sao? Thuyết đó không đúng.

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

(22) Thận là nơi gốc của sinh khí. Con trai suy về khí trước, cho nên khi Thận khí suy thì tóc rụng, răng se.

(23) Can do Thận sinh ra (tức là Thủy sinh Mộc), Thận khí suy cho nên mới lấy đến Can. Can chủ về Thận, vì Can khí suy nên sự cử động của gân phải yếu. Thận chủ về xương. Giờ gân với xương đều suy, cho nên toàn thân mới mỏi mệt.

(24) Đoạn này lại nói rõ thêm cái nghĩa thiên quý của Tiên thiên, phải nhờ sự giúp ích do tân dịch của Hậu thiên. Vì năm vị vào Tỳ, đều dẫn tới cái nơi sở thích của nó. Thận là thủy Tạng, thu hút và chứa đựng các chất tinh dịch của năm Tàng, rồi lại bố tán ra. Chất ấy dẫn lênTâm, hóa sắc đỏ thành ra máu; máu ấy dẫn tới hai mạch Xung, Nhâm làm thành cái biển chứa kinh huyết, để nuôi cơ nhục và mọc ra tóc lông. Cho nên về bên con trai, khi thiên quý đã đến thời tinh khí đầy tràn, hóa đỏ làm ra máu, dẫn ra Xung, Nhâm mà mọc râu ria; còn bên con gái, khi thiên quý đến thời kinh nguyệt đúng kỳ dẫn xuống. Vậy tinh với huyết đều gọi là thiên quý.

Lại án: Kinh nói: Con đường của Vinh huyết, chủ ở sự ăn uống. Thức ăn vào Vị rồi truyền lên Phể, tràn ngập ở bên trong, phân tán ra bên ngoài. Cái chất tinh khiết hơn nhất, thường lưu thông ở trong kinh mạch, để thấm nhuần và nuôi nấng cơ nhục. Con trai tám lần tám, con gái bẩy lần bẩy, cái “số” của trời đất đă đến cực độ, cho nên thiên quý hết. Nhưng cái chất huyết dẫn ở trong kinh mạch vẫn không hết. Cho nên những người già cả ăn uổng được, Tỳ Vị khỏe thì gân xương vẫn còn mạnh.

Lại án: về con gái, có người đã quá cái giới hạn “bẩy bẩy” mà kinh nguyệt vẫn lôi thôi không dứt, đó là do cái huyết ở trong kinh toại tràn vào Xung, Nhâm mà tiết ra cho nên mặt vàng, mình gầy, xương đau, gân mỏi.

Ta nên nhớ rằng: huyết của Kinh toại dẫn ở trong mạch, huyết cùa Xung, Nhâm, thấm ra ngoài mạch.

(21) Bắt đầu sinh ra, hợp ngay với đạo, giữ vẹn được thiên chân, nên gọi là Chân nhân.

(26) Từ đoạn này trở xuống là Hoàng Đế thuật lại những chuyện nghe được từ đời trước, để giải thêm về lẽ sống của con người.

(27) Hai bậc Chân nhân và Chí nhân, xa đời lánh tục, tu đạo để giữ vẹn lấy thiên chân, không có tình hệ luyến cùa vợ con, không có thói thèm muốn của thế tục, đó là một bậc đi ra ngoài cõi tục, khác hẳn với người đời. Đến như bậc Thánh nhân thì vẫn ở trong vòng trời đất, vẫn có luân lý cương thường, nhưng chỉ dùng cái phương án “vô vi” để sử trị tự thân và thiên hạ, nên không phải nhọc đến thân thể và tinh thần. Do đó, cũng có thể sống tới linh trăm tuồi – Bậc này, như năm đời Đế, ba đời Hoàng và Chu Công Khổng Tử v.v…

(28) Bậc hiền nhân tuy ở trong trần tục, nhưng không bị vật dục nó che lấp. Dù có đôi khi cũng bị mờ ám đi đôi chút, nhưng lại sửa sang được ngay, cũng sáng sủa như nhật, nguyệt, tinh, thần; có thứ tự như bốn mùa và sự điều tiết của âm dương. Như thế thì tuy cái địa vị là Hiền nhân, mà cũng có thể đạt tới được bậc Thánh nhân hoặc Chân nhân cũng chưa biết chừng. Đó là cái ý khuyến miễn của Hoàng Đế.

THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN
THƯỢNG CỔ THIÊN CHÂN LUẬN

Lương Y Nguyễn Tử Siêu

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.