Chứng của Cam thảo tả tâm thang
Điều 163. Thương hàn trúng phong thầy thuốc lại cho hạ, người bệnh đi ỉa chảy ngày đến mấy mươi lần, cơm nước không tiêu hoá, trong bụng sôi, dưới tảm tức rắn mà đấy, nôn khan, tâm phiền không yên được. Thầy thuốc thấy dưới tẫm. đầy tức cho là bệnh không hết lại còn hạ nữa, chứng đầy tức càng thêm nặng. Đầy không phải là chứng kết nhiệt chỉ vì trong vị hư, khách khí nghịch lên cho nên làm cho rắn, dùng Cam thảo tả tâm thang làm chủ.
Tóm tắt:
Chứng của Cam thảo tả tâm thang.
Thích nghĩa:
Thương hàn hoặc trúng phong vốn nên phát hãn để giải, thầy thuôc lại dùng phép hạ làm cho biểu tà thừa hư mà hãm vào trong thượng vị, cách trở ở dưới tâm, nhân đó mà thành chứng đầy tức. Hàn thuỷ chảy xuống không có hoả giúp đỡ cho nên ỉa chảy ngày đến mấy mươi lần, cơm nước không tiêu hoá, trong bụng sôi, hoả bốc lên không có thuỷ chế lại gây ra nôn khan, tâm phiền không yên được. Thầy thuốc thấy dưới tâm đầy rắn, nhầm cho tả thuỷ và nhiệt kết với nhau cho là hạ chưa hết rồi hạ nữa, làm cho vị khi hư thêm đầy tức càng nặng. Lời văn nói: “Đấy không phải là chứng kết nhiệt chỉ vì trong vị hư, khách khí nghịch lên, cho nên làm cho rắn” là câu tự chú thích. Nói chứng bĩ đây tuy thấy dưới tâm đầy rắn, vẫn thuộc chứng hư bĩ, không phải chứng thực bĩ kết nhiệt, dùng Cam thảo tả tâm thang làm chủ.
Cam thảo tả tâm thang:
Chích thảo 4 lạng
Hoàng cầm 3 lạng
Bán hạ 1/2 lạng (chể)
Đại táo 12 quả (xẻ ra)
Hoàng liên 1 lạng
Năm vị trên dùng 1 đấu nước, nấu lấy 6 thăng, lọc bỏ bã rồi sắc lại còn 3 thăng, uống ấm 1 thăríg, ngày uống 3 lần.
Ý nghĩa phương thuốc:
Phương này so với Bán hạ tả tâm thang, trọng dụng cam thảo là để làm hoà hoãn trung tiêu, bổ hư, còn ý nghĩa khác thì cũng giông nhau.
Nhận xét:
Phương này vẫn cần có nhân sâm.