ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

KINH VĂN

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Phàm Can khí mãn, Thận khí mãn, Phế khí mãn, mạch tất sẽ đều “thực” và thành chứng thũng (tức phù thũng, bệnh ở bộ phận da).

Phế bị nghẽn, suyễn mà hai bên sườn (khư) mãn, nằm thi kinh, không tiểu tiện được.

Thận bị nghẽn, từ Thiếu phúc đến dưới chân đều mãn (đầy); bọng chân có bên nhỏ bên to, nếu bệnh biến sẽ thành thiên khô(1).

Tâm mạch mãn và đại, phát thành chứng giản khiết và cân loan (co gân).

Can mạch tiểu và cấp, phát thành chứng giản khiết và cân loan(2).

Can mạch bỗng dưng bạo loạn, tất do có sự kinh hãi. Neu mạch không đến mà ấm (như câm không nói ra được), không cần chữa, sỗ tự khỏi (khi nào mạch đến sẽ nói được).

Thận mạch tiểu và cấp, can mạch tiểu và cấp, Tâm mạch tiểu và cấp…

Không bật lên tay, đều là chứng già (một chứng thuộc loại tích tụ).

Mạch của Can, Thận đều trầm, là chứng thạch thủy; nếu đều phù, sẽ là chứng phong thủy; nếu đều hư, sẽ chết; nếu đều tiểu và huyền, sẽ phát kinh (đoạn này nói về mạch cùa Can với Thận giống nhau, thỉ bệnh cũng không khác).

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Mạch cùa Thận đại, cấp và trầm; mạch của Can đại, cấp và trầm… đều thuộc bệnh sán (sán tức là sán khí, đau rút ở bụng dưới và dịch hoàn, khác với “sán” ta thường dùng).

Mạch của Tâm bật lên tay, đoạt và cấp, là có chứng Tâm sán; mạch cùa Phế trầm và bật lên tay là có chứng Phế sán.

Tam dưong mạch cấp là có chứng già, Tam âm mạch cấp là có chứng sán.

Nhị âm mạch cấp là chứng giản quyết, Nhị dương mạch cấp là có chứng kinh.

Mạch cùa Tỳ bên ngoài hiện ra cổ (cũng như bác, bật lên tay) mà bên trong trầm, là chứng trường tiết, lâu sẽ tự khỏi.

Mạch cùa Can tiểu và hoãn, chửng trường tiết dễ trị (hoãn là nhiệt nhiều, tiểu là huyết khí đếu ít. Đây, vì cái khí dương nhiệt, bách vào âm Tàng, khiến huyết khí cùa Can Tàng tiết xuống mà thành hư, nên mạch tiểu và hoãn. Nhưng Can vốn chủ về Tàng huyết, nên dù bị cái khí dưong nhiệt, cũng còn dễ chữa).

Mạch cùa Thận tiểu, bật lên tay mà lại trầm, là chứng trường tiết và ra huyết. Nếu huyết ôn (ấm) mà mình nóng, sẽ chết(3).

Tâm và Can mắc chứng trường tiết cũng ra huyết, nhung nếu hai Tàng cùng mắc bệnh, còn có thể chữa. Phàm mạch trầm, tiểu, sắc là chửng trường tiết; nếu minh nóng là chứng nguy; nóng luôn bảy ngày sẽ chết(4).

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Mạch cùa Vị trầm mà cổ, lại sắc; nếu đẩy ra ngoài lại thấy cổ đại. Mạch cùa Tâm tiểu kiên và cấp… Đều mắc chứng “cách” và thiên khô. Con trai sẽ bị ở bên tả, con gái ở bên hữu. Nếu không “ấm” lưỡi uốn đi uốn lại được, có thể chữa, ba mươi ngày sẽ khòi(5). Nếu thuận mà “ấm”, ba năm sẽ khỏi; nếu tuổi chưa đầy hai mươi thì ba năm sẽ chết(6).

Mạch đến mà bác, huyết nục, mình lại nóng, sẽ chết; nếu nục mà mạch câu và phù, thì là thường mạch, không ngại(7).

Mạch đến hoạt cấp như suyễn, gọi là bạo quyết, chứng này sẽ hôn mê không biết gì.

Mạch đến mà sác, khiến người bạo kinh, ba ngày sẽ khỏi(8).

Mạch đến “phù hợp” (như làn sóng nổi hợp lại nhau, hình đung sự vô căn), phù hợp như đếm, mỗi tức từ 10 chi trờ lên, đó là kinh khí bất túc. Nếu “vi hiện” (mới hơi thấy) mạch ấy, trong vòng 9, 10 ngày sẽ chết.

Mạch đến “bừng bừng” như lửa cháy, đó là Tâm khí bị đoạt. Tới mùa cỏ khô (tức mùa Thu) sẽ chết.

Mạch đến lơ lửng như chiếc lá rơi, đó là Can khí đã hư. Tới mùa lá rụng (tức mùa thu) sẽ chết.

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Mạch đến vội vàng như “tinh khách” (khách đến hỏi thăm, tới cửa đi ngay), luồng mạch đầy lên tay mà cổ, đó là Thận khí bất túc, tới mùa táo có hoa (tức Trường hạ) sẽ chết.

Mạch đến dấp dính như “nê hoàn” (viên bùn, tròn mà không hoạt), đó là vị tinh bất túc. Tói khi lá Du giáp rụng (xuân) sẽ chết.

Mạch đến vướng mắc như “hoàn cách”, đó là Đởm khí bất túc. Tới mùa chín (cuối thu) sẽ chết(9).

Mạch đến như nắn dây tơ, đó là Bào tinh bất túc. Bệnh nhân hay nói. Tới mùa sương xuống sẽ chết.

Mạch đến như dải tật (ép son, chảy tung toé ra cả xung quanh). Nếu “vi hiện” ba mươi ngày sẽ chết.(l0)

Mạch đến như dũng toán (nước suối vọt lên), phù mà cổ ở trong da. Đó là Thái dương khí bất túc, tiêu bản đều hư. Tới mùa rau cửu có hoa (rau hẹ, tức mùa xuân) sẽ chết.

Mạch đến như đồi thó (đất lở, trông vẫn có, động đến thì lở xuống), án vào không được. Đó là cơ khí bất túc, mặt hiện sắc đen, tới mùa giây cát tốt (xuân) sẽ chết.

Mạch đến như huyền ung (tức hội áp, một cục thịt bạu xuống giữa cuống họng. Nó tròn mà mềm) án tay vào tẹt xuống mà lại “phù, đại” ngay, đó là Du khí cùa mười hai kinh bất túc. Tới mùa nước đóng thành băng (cuối đông) sẽ chết.

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Mạch đến như yến đao (dao để ngửa lưỡi), nỏ là một mạch tượng để tay nhẹ thì tiểu và cấp, án hơi nặng thì lại kiên, đại và cấp. Đó là do khí uất, nhiệt cùa năm Tàng, dồn cả vào Thận. Bệnh nhân sẽ không thể ngồi lên được. Tới tiết Lập xuân sẽ chết.

Mạch dến như hoàn hoạt (trơn như viên dạn tròn), không dính tay, án vào không được (nó sẽ buột đi). Đó là khí cùa Đại trường bất túc. Tới mùa tảo diệp nảy ra (hạ) sẽ chết.

Mạch đến nhẹ nhàng như đóa hoa mới nỏ’. Khiển người hay sợ, nằm ngồi không yên, đi đứng thường nghe ngóng. Đó là Tiểu trường khí bất túc. Tói mùa cuối thu sẽ chết(11).

CHÚ GIẢI:

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

(1) “Nghẽn” ờ đây, là nói về Tàng khí mãn mà nghẽn ra ngoài kinh lạc. Phàm “mãn” ờ khí thì “thũng” ờ cơ nhục. Nghẽn ở kinh thì cứ theo kinh lạc đi đến đâu sẽ phát bệnh tại đấy. Phế chủ về việc hô hấp, mạch của nó do Phế hệ ngang ra dưới nách, cho nên suyễn mà “khư mãn”. Can mạch vòng quanh Âm khí, lên Thiếu phúc, qua Can, chằng vào Đởm, suốt lên cách rồi chằng ra hiệp lặc, cho nên “lưỡng khư mãn” mà không tiểu tiện được. Vì Tàng khí úng mãn, nên lúc nằm thì thần hồn không yên, cho nên phát chứng kinh. Thận mạch bắt đầu từ dưới chân, vòng xương khoai, qua bọng chân, lên Thận chàng vào Bàng quang, vì thế nên từ dưới chân đến Thiếu phúc đều mãn. Thận chủ cốt mà “hàn thủy” (tức Bàng quang) chù khí, vi thế nên bọng chân có bên lớn bên nhỏ v.v. Đây là nói về Tàng khí nghẽn ờ kinh mạch, gây thành chứng bệnh như trên, so với chứng tà ở Tam tiêu, không thể tiểu tiện được và hư tà riêng ký túc ờ hình thân mà thành thiên khô. Nguyên nhân và chứng hậu không giống nhau.

Tâm là hỏa Tàng, hòa nhiệt thái qua, nên mạch đại mà thành chứng giàn khiết (kinh sợ, co quắp) và cân loan. Can chủ cân mà lại chù cà huyết. Mạch tiểu thì là hư, cấp thì là hàn. Vì Can Tàng hư hàn, không thể thấm nhuần ra cân, nên mới thành chứng “loan, khiết”. Đây nói về bệnh ờ cân, có khi vi Tầm khí hữu dư, lại có khi vì Can khí bất túc. Cùng với chứng phong làm thương cân mạch, không giống nhau.Trường tiết mà ra huyết, tức là kiết lỵ (xích lỵ). Thận chù về Tàng tinh, là cái gốc của tinh huyết. Vì khí dương nhiệt quay xuống bách vào Thận, nên mới thành chứng trường tiết và ra huyết. Vì ra huyết thì âm huyết bị thương, nên mạch tiểu; nhiệt tà phạm vào Thận nên mạch trầm mà bác. Phàm âm dương cùng hòa thì sống, thiên hại (riêng bị hại về một bên nào) thì chết. Tam dương là dương, Tam âm là âm, khí là dương, huyết là âm. Khí nhiệt cùa Tam dương bách vào âm huyết, huyết bị nhiệt làm thương, nên huyết hóa ôn. Như vậy mà mình lại nóng, đó là Tam dương thịnh mà khí của Tam âm đã tuyệt, nên chết.Tiết trên chia huyết khí làm âm dương; đây lại lấy cái khí Tam âm Tam dương để chia âm dương. Mạch tiểu, trầm và sắc. là do cái khí Tam âm bị dương nó bách thành thương tổn. Nếu mình lai nóng là cái chứng triệu Âm khí đã tuyệt. Hạn trong vòng bảy ngày, tức là cái thời kỳ Âm khí cùa sáu Tàng vừa hết.

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

Án: Đây là nói về bệnh kỳ hằng, phát sinh do âm dương không hòa, không dây dướng gì đến cái khí “ngoại dâm”. Y giả phải nhận xét cho tinh tế. Nếu vì biểu tà mà phát nhiệt, mạch tất phải phù, hoặc hoạt và đại. Lúc bắt đầu phát bệnh, tất xương đau, đầu nhức, hoặc ố hàn, suyễn cấp. Biểu chứng mới thịnh, lý chứng còn nhẹ. Đó là do trước ờ biểụ rồi mới vào đến lý. ở đây, là do khí huyết cùa Tam dương dồn tất cả vào âm. Dương khí bị thương, nên mạch mới hiện ra tiểu, trầm và sắc. Ngay khi mới phát bệnh, lý chúng đã nặng ngay, hoặc cấm khẩu, phúc thống, hoặc hạ lỵ nặng; nặng hơn nữa thì phát kinh, hoặc hôn trầm, hoặc ách Can, hầu tắc; mình dẫu nhiệt mà nhiệt nhẹ, chứng ngoài nhẹ mà chứng trong nặng… Đó là cái khí của Tam dương vụt đến như mưa gió, như sẩm sét. Phải kíp dùng các thứ thuộc “ức dương, dưỡng âm” để cấp cứu. Nếu thấy mình chì hơi nóng, mà dùng một thứ “khinh tễ” để biểu tán (phát tán ra ngoài biểu); thấy mạch tiểu mà dùng một thứ “hoãn phương” để điều hòa… Chi trong vòng ba ngày, quyết không sao cứu được nữa.

(5) Đây nói về vinh, vệ, khí, huyết do “hư nghịch” mà thành chứng thiên khô. Kinh mạch là một cơ quan lưu hành khí huyết và điều hòa âm dương, thấm nhuần cân cốt để cho quan tiết được hoạt lợi. Vệ khí là một thứ để làm cho ấm áp phận nhục, đầy đủ bì phu bền chặt tấu lý, thông lợi hô hấp. Vì vậy, vinh, vệ điều hòa thi cân cốt mạnh khỏe, cơ nhục kín chặt. Nếu huyết khí hư nghịch thỉ các cái đó mất sự thấm nhuần mà thành chứng thiên khô. Khí cùa vinh, vệ, do Dương minh sinh ra; huyết mạch do Tâm tàng làm chủ. Dương minh là một cơ quan khí huyết đều nhiều, mạch cùa nó nên phù, đại; giờ mạch trầm mà cồ lại kiêm cả sắc, tức là thiều khí và vô huyết. Thế là huyết khí đã bị hư ờ bên trong rồi. Đẩy tay ra ngoài, bộ vị của vị để “hậu” thân hình. Vậy mà mạch lại cổ đại, đại tức là hư. Thế là khí huyết lại hư cả ở bên ngoài rồi. Vì vậy nên mới thành chứng cách và thiên khô; “cách” tức là cách mạc, phía trước liền với hung, bên cạnh liền với hiếp, phía sau liền với đốt xương sống thứ mười một. Đó là một cơ quan tất cả vinh, vệ, khí, huyết đều phải đi qua để đạt ra thân thể? Giờ vinh, vệ bất túc, nên Cách cũng bị hư. Do đó về khoảng “hung, hiếp, tích, bối” mớl thành ma tý bất nhân, họp với chứng trên, gọi tất là “cách thiên khô”.

(6) Tuổi chưa đầy hai mươi thì Tàng Phù đương độ thịnh, huyết khí đương độ nhiều… Mà lại mắc phải chứng suy bại ấy, tới ba năm thì bao khí huyết cùa các Tàng Phủ cũng đều bại hoại, nên mới chết. Trên kia nói 30 ngày và ba nămv.v. Đều tò ý là lâu mới khỏi.

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

(7)Nục huyết mà mạch bác, là nhiệt thịnh ờ kinh, bách huyết vọng hành (đi càn trái đường), vì huyết thoát nên mình nóng, một chứng, nguy hiểm. Câu là Tâm mạch, phù là Phế mạch. Tâm chủ huyết, Phế chủ phu, mà khai khiếu lên mũi. Tâm mạch đến thịnh, lấn lên Phế mà thành nục, đó là sự thường, không ngại.

về cái tà khí hữu hình dấn lên thì mạch đến như suyễn; cái tà khí vô hình nghịch lên thì mạch đến sác tật. Tà bách lên Tâm hạ, nên phát chứng kinh. Nhưng Tâm là một cơ quan không “thụ tà”, nên qua bốn ngày thì tà khí sẽ lui xuống, mà các chứng kinh, quyết sẽ khỏi.

Đờmthuộc Giáp Tý, chù về cái khí Nhất dương mới sinh. Đởm khí thăng lên, thì khí của mười một Tàng Phù kia đều thăng lên. Trên đây nói như “hoàn cách” tức là như có vật chắn ngang, để hình dung Đởm khí hư không thăng lên được.

Đây nói về mạch Xung nhâm. Mạch Xung nhâm khởi từ bào trung, theo phúc đi lên. Nó là một cái bể cùa tinh huyết. Giờ tinh huyết bất túc, thì Xung nhâm còn bấu víu vào đâu nữa.

(8)Thiên này trước nói về bệnh trạng kỳ hằng, sau nói về mạch trạng kỳ hằng, để tỏ cho biết so với mạch chứng thường khác nhau rất xa.

ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN
ĐẠI KỲ LUẬN THIÊN

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.