LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN
KINH VĂN
Hoàng Đế hỏi rằng:
Xin cho biết 12 Tàng có những nhiệm vụ gì và qúy tiện như thế nào?(1)
Kỳ Bá thưa rằng:
Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra(2). Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đỏ mà sinh ra(3). Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra(4). Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra(5). Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra(6). Tỳ vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra(7). Đại trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết), sự biển hóa do đó mà ra(8).
Tiểu trường là một cơ quan thụ thịnh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra(9).
Thận là một cơ quan tác cường, kỹ xào do đó mà sinh ra(10).
Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra(11). Bàng quang là một cơ quan châu đô, tân dịch chứa ở đó, khi hóa thi sẽ tiết ra(12).
Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho “tương thất”(13).
Cho nên, nếu chủ “minh” thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đời không bị đau ốm; lấy lẽ đó để trị thiên hạ thì thái bình(14).
Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ Tâm) vít lấp, thân hình bị thương. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ thì rối loạn. Nên phải răn giữ lắm mới được(15).
Chỉ đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn(16).
Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm ngày, sao cho được nên hay(17)?
Cái số hoàng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suy đến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mớl được chính(18).
Hoàng Đế nói rằng:
– Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo “tinh, quang” thực là cái đức lớn cùa bực đại thánh. Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không dám thừa nhận(19).
Đe liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh Lan(20).
CHÚ GIẢI:
(1) Sáu Tàng chứa thần (các chất vô hình), sáu Phù chứa vật (các chất hữu hình), ờ đây, sáu Tàng sáu Phù đều gọi là Tàng nên mới có 12 Tàng. – Chứa những thứ gì “thanh” (như thần khí) là quý, chứa những gì “trọc” (như thực vật) là tiện. Trong năm Tàng, duy có túc Thái âm là dung thụ thứ “trọc”, nên Tỳ, Vị mới là cơ quan thương lẫm.
(2) Tâm (trái tim) vị ứng Nam phương, thiêng liêng sáng suốt, nên làm cơ quan quân chù (tỷ như vị quân chù cai trị cả nước); vì thiêng liêng sáng suốt, nên chù về “tàng thần” và nói “thần minh do đó mà sinh ra”. Vương
Tử Phương nói: Huyết tức là thần khí. Tâm tàng thần, Tâm chủ mạch, các kinh mạch cùa 12 Tàng, Phủ đều lấy Tâm là chù.
(3) Phế bộ vị rất cao, ờ gần với quân chù, tỳ như vị Thủ tướng, chuyên về việc tán bố âm dương, nên nói “trị tiết do đó sinh ra” (trị tiết cũng như hiệu lệnh).
(4) Can khí cấp và chí về “nộ”, nên làm một cơ quan như vị Tướng quân. Nó chủ về cái khí xuân sinh, còn ẩn phục chưa phát tiết ra hẳn, nên chủ về mưu lự (mưu kế, nghĩ ngợi).
(5) Đởm, bẩm thụ cái khí cương nghị, phàm người có Đởm thì hay quyết đoán, nên làm cơ quan trung chính (ngay thẳng).
(6) Chiên trung tức cũng như cung thành của quân chù; Tâm chủ bào lạc, bộ Vị đều liền với Chiên trung; Chiên trung thay Tâm chủ bào lạc để thi hành mệnh lệnh. Tâm chí về hỳ, nên hỷ lạc do đó mà sinh ra.
(7) Tỳ với vị chù về việc thâu nạp thủy cốc, nên mới làm cơ quan thương lẫm, tỷ như kho đụn để chứa thóc lúa. Năm Vị vào Vị, Tỳ chuyển Du sinh khí ra để nuôi năm Tàng, nên nói “năm Vị do đó mà tiết ra”.
(8) Đại trường ở phía dưới Tiểu trường; Tiểu trường chứa đựng thủy cốc do vị truyền xuống, rồi lại do Đại trường truyền tống cặn bã ra ngoài, nên mới nói là cơ quan truyền đạo và sự biến hóa do đó mà ra.
(9) Tiểu trường ở phía dưới Vị, chứa đựng lấy những vật do Vị truyền xuống, hóa lấy tinh dịch, rồi tống bỏ cặn bã xuổne Đại trường.
(10) Thận Tàng về “chí”, chí lập thì hay “tác cường” (sức làm mạnh). Bên trong đã tác cường thì kỹ xảo sẽ tỏ ra bên ngoài.
(11)Tam tiêu chù về khí, khí có hóa thì thủy đạo mới lưu thông, nên mới nói là cơ quan quyết độc (quyết là khơi cho chảy, độc là đường nước chảy).
(12) Bàng quang là thủy phủ (tức kho chứa nước), bao cái chất nước đều hội tụ ở đó. Cho nên làm một cơ quan châu đô (tức nơi đô hội, đông đúc). Thủy cốc vào VỊ, lọc ra chất nước dẫn qua Hạ tiêu, thấm vào Bàng quang. Neu khí ở Bàng quang có vận hóa, thì nước mới có thể dẫn xuống mà tiết ra ngoài.
(13) Mười hai cơ quan vừa nói trên, kinh mạch đều cùng liên lạc giao thông với nhau, không nên để “tương thất” (tức là mất sự giao thông).
(14) Năm Tàng sáu Phủ, Tâm đứng làm chù. Quân chù có thần minh (ý nói huyết mạch chạy đều) thì 12 cơ quan đều yên ở chức vụ của minh… Theo lẽ đó để dưỡng sinh thì lo gì không sống lâu. Do cái ý nghĩa đó mà cai
trị thiên hạ, thì vua giỏi tôi hiền, trăm quan đều làm tròn nhiệm vụ, lo gì thiên hạ.không thái bình.
Tâm thuộc quẻ “Ly”. Ly nghĩa là sáng. Tâm là chủ cả một tấm thân; nếu Tâm chủ không sáng thì 12 cơ quan kia cũng đều bỏ cả chức vụ, còn yên sao
(15) được. Tâm bào lạc làm cơ quan thần sứ, thay quân chủ để thi hành mệnh lệnh mà chủ về mạch. Mạch tức là huyết mạch; huyết tức là thần khí. Thần khí rối loại thì huyết mạch ngừng đọng, sứ đạo sẽ bị vít lấp. Huyết khí đầy ở đa, nóng vào thịt thấm ra bì phu, mọc lông tóc, nhuận gân xương, dịu quan tiết (các khớp). Nếu huyết mạch không thông thì thân hình còn toàn sao được. Do lẽ đó, nên con người phải cẩn thận bảo vệ lăm mới được.
(16) Tiết này tiếp theo văn ở đoạn trên, nói: Cái chí đạo tu thân, dưỡng sinh, suy tới đển trị bình thiên hạ, thật rất huyền vi. Bời cái tâm con người, biển hóa vô cùng, nếu “chính” được Tâm. Do đó để dưỡng sinh thì sẽ được sống lâu; lại do đó để trị thiên hạ, thì thiên hạ sẽ thái bình. Trái lại, nếu Tâm ấy không chính, về dưỡng sinh cũng mắc phải tai ữơng, mà về trị thiên hạ cũng thành ra rối loạn. Đó chi do có “một niệm” phát sinh, mà thật ít ai biết tới được nguồn gốc…
(17) “Mờ tối” ý cũng như huyền vi; “mấu chốt” tức là chí đạo; “lo nghĩ’ tức là lo nghĩ để suy xét cái đạo ấy; biết đạo ấy tức là “nên hay”.
(18) Hoảng hốt” tức là chi về “tâm thần” khi mới chớm nở, chưa biết thế nào là nhất định. Từ bắt đầu nó chỉ bàng hào ly (tức rất bé nhỏ); nhưng do đó mà đến không thể đo lường. Chi trong có hào ly, mà tà hay chính đã phân, rồi suy ra đến vô cùng, vô tận; Tâm có chính rồi thân hình mới được chính.
(19) “Tinh” tức tinh khiết; “quang” tức sáng suốt. Cái đạo “chính Tâm, tu thân” rất tinh quang. Chi bậc đại thánh mới thực hiện được, do chính Tâm, tu thân rồi tới trị quốc bình thiên hạ. “Trai giới” tức là kính giữ cho được hoàn toàn “thành ý”.
(20) Linh Lan tức là một cái nhà để cất chứa những “chí ngôn, chí luận” của các bậc tiên thánh. Vì có câu này ờ cuối, nên dùng làm tên bài ở trên đầu.