Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng

Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng

1.Kiêm chứng

Thiếu dương ở giữa khoảng thái dươngdương minh nên thường thấy có kiêm chứng biếu của thái dương và chứng lý của dương minh.

2. Kiêm biểu

Thiếu dương kiêm biểu là tà khí tuy đã truyền vào thiếu dương nhưng cũng còn một phần lưu luyến ở thái dương chưa kể vào hết mà chứng trạng hiện ra có cả thiếu dương bệnhthái dương bệnh như điều 148 trong Thương hàn luận: “Bệnh thương hàn 6-7 ngày phát sôt, hơi sợ rét, các đôt xương và tứ chi đau nhức (thái dương); hơi oẹ, vùng dưới tứ chi nặng nề (thiếu dương). Dùng bài Sài hồ quế chi thang làm chủ”.

Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng

Sài hồ quế chi thang:

Tức là bài Tiểu sài hồ thang hợp với Quế chi thang chữa bệnh nóng rét qua lại, ngực sườn đầy đau, không muôn ăn, vùng tâm bứt rứt, sau nôn oẹ (chứng của thiếu dương) mà kiêm có chứng phát sốt, sợ rét, đau mình, nhức xương hoặc đau đầu cứng gáy (chứng của thái dương).

Kinh nghiệm của chúng tôi chứng thiếu dương kiêm biểu: ngoài dùng Sài hồ quế chi thang ra còn có khi còn dùng Cát căn thang hợp vối Tiểu sài hồ thang. Cũng có trường hợp phải gia thêm thạch cao, cốt phải nắm được chủ chứng cùng các phương là có thể vận dụng được linh hoạt.

3. Kiêm lý

Thiếu dương kiêm lý là bệnh ở thiếu dương đã có một phần tiến vào đến dương minh. Theo lâm sàng: xuất hiện chứng của thiếu dương như nóng rét qua lại, ngực sườn đầy đau, vùng mỏ ác bứt rứt, buồn nôn. Ngoài ra còn thêm chứng lý nhiệt của dương minh như vùng dưới tâm đau dữ (ấn tay vào khôĩig chịu đưực), nôn mửa hoặc bí tiểu tiện hoặc hiệp nhiệt hạ lợi (đại tiện ra phân lỏng phun phè phè, hậu môn nóng rát).

Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng

Đai sài hồ thang:

Sài hồ 16g sơ thông đởm và tam tiêu
Hoàng cầm 12g thanh nhiệt can đởm
Bán hạ 12g chỉ ẩu, giáng nghịch
Bạch thược 12g bô âm, nhu can
Đại hoàng 12g tả nhiệt, trừ táo
Chỉ thực 8g thông khí, hành trệ
Đại táo 16g điều hoà dinh vệ
Sinh khương 8g

Phân biệt:

-Tiểu sài: tâm phiền, buồn nôn (nhẹ).

-Đại sài: dưối tâm đau gấp, bực bội, mửa không chỉ (nặng).

Đại sài hồ thang không dùng nhân sâm vi là chính thực, không dùng cam thảo là vì muôn hạ mau.

Phương Đại sài hồ thang có sách chép có đại hoàng, có sách chép không không có đại hoàng (bản chính thất lạc).

Kinh nghiệm sử dụng phương này của chúng tôi: nếu rêu lưỡi vàng khô, dưới mỏ ác cự án nhiều thì dùng đại hoàng; rêu lưỡi chưa vàng, vùng dưới mỏ ác chưa cự án hoặc cự án ít thì không dùng đại hoàng.

Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
  1. Nhiệt nhập huyết khí

Phụ nữ mới đến kỳ hành kinh, đang khi hành kinh mà mắc phải bệnh thương hàn (ban ngày thì nóng rét qua lại, tinh thần tỉnh táo; ban đêm thì mê sảng điên cuồng) như điều 145 trong Thương hàn luận: “Đàn bà mắc bệnh thương hàn phát sốt, gặp lúc có kinh, ban đêm nói nhảm nhí như ma quỷ là nhiệt nhập”.

sốt, gặp lúc có kinh, ban đêm nói nhảm nhí như ma quỷ là nhiệt nhập”.

Huyết thất bó vào những nơi chứa nhiều huyết dịch, bao hàm có xung mạch, tử cung và can tạng. Nhiệt nhập huyết thất làm cho huyết mạch bị tà khí xâm nhập, làm cản trỏ sự lưu hành khiến cho mạch chậm và có sốt (vì huyêt trệ); cũng có khi không có hiện tượng sốt vì biểu tà đã rút vào huyết, ban ngày tỉnh táo, ban đêm thì điên cuồng do bệnh phận huyết thuộc âm. Mặt khác chứng như cuồng là do ứ huyết ỏ hạ tiêu. Nội kinh nói: “Huyết tại thượng ký vong, huyết tại hạ như cuồng”, nghĩa là huyết ứ lại ỏ bên trên thì hay quên, huyết ở bên dưới thì điên cuồng: Đây là nhiệt tà phạm vào huyết, huyết bị trỏ trệ mà ảnh hưởng đến tâm tạng.

Phép chữa bệnh nhiệt nhập huyết thất là châm huyệt kỳ môn (huyệt của can) hoặc cho uống Tiểu sài hồ thang, do có quan hệ với can – đởm, vì bệnh này có chứng ngực sườn đầy đau (chủ chứng của thiếu dương – là bộ vị của kinh mạch can đởm tuần hành).

Theo kinh nghiệm của Dụ Gia Ngôn trong cuôn Thương hàn tân nghĩa thì: khi mới hành kinh chút ít phát bệnh mà huyết ứ lại thì dùng Tiểu sài hồ thang hoà giải thiếu dương gia thêm các vị đào nhân, hồng hoa, đan bì, ích mẫu để thông huyết. Còn bệnh nhân kinh huyết đã ra được nhiều mới phát bệnh thì dùng Tiểu sài hồ thang gia thêm các vị sinh địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung, trần bì, hồng hoa để bổ huyết, hành huyết.

Mặt khác:

thiếu dương và quyết âm có quan hệ biểu lý với nhau cho nên bệnh thiếu dương lúc phát triển mạnh có thể chuyển vào quyết âm, khi đã bớt cũng có thể chuyển ra thiếu dương, đó là quá trình chuyển biến về cơ chế của bệnh lý.

Thiếu dương bệnh chuyển vào quyết tâm là biểu chứng nhập lý, là bệnh nặng thêm.

Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng
Bệnh Kinh Thiếu Dương kiêm chứng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.