Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường

+ Sinh lý và bệnh lý của phế:

  • Phế chủ khí:

Chủ chức năng hô hấp, trao đổi khí để duy trì chức năng hoạt động sinh mênh trong cơ thể. Mặt khác, còn chỉ phế triều bách mạch, tham gia tuần hoàn huyết dịch, đem thủy cốc tinh vi chuyển tới các tổ chức toàn thân. Khí của tạng phủ và kinh lạc thịnh, suy đều có liên quan chặt chẽ với phế. Chức năng phế chủ khí trở ngại chủ yếu biểu hiện bệnh lý của hệ thống hô hấp, khái thấu, khí suyễn, nói nhỏ, đoản khí, loạn ngôn.

  • Phế chủ túc giáng thông điểu thủy đạo:

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường

Phế khí là để thanh túc hạ giáng, nếu phế khí nghịch lên sẽ phát sinh khí suyễn, khái thấu. Việc vận hóa bài tiết thủy dịch của cơ thể không những chỉ dưa vào sự vận hóa và chuyển hóa của tỳ mà còn phải dựa vào sự túc giáng của phế khí mới có thể thông điều thủy đạo xuống bàng quang. Nếu như phế mất khả năng túc giáng sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa thủy dịch dẫn đến thủy thấp đình trệ, xuất hiện tiểu tiện không thông, thủy thũng hóặc tiện huyết. Người xưa cho rằng “ phế vi thủy chi thượng nguyên”, phế khí bất nâng túc giáng, có khi liên quan đến “phế khí bí trở”. Vì vậy một số chứng ho hen và thủy thũng thường phối hợp với thuốc “khai phế khí”. Ví dụ: ma hoàng, tế tân, hạnh nhân

  • Phế chủ bì mao:

Phế có quan hệ mật thiết với bì phu cơ biểu, phế vệ mà vững chắc thì cơ biểu kín đáo kiên cố, da lông nhuận trạch (tươi sáng, óng mượt), sức đé kháng của cơ thể mạnh, nếu không dễ bị ngoại tà xâm phạm. Khí của phế vệ không kiên cố, lỗ chân lông sơ hở dễ bị ngoại tà xâm phạm, nặng hơn là tà phạm phế. Ngoài ra nếu cơ biểu không kiên cố, tân dịch tiết ra ngoài có thể phát sinh tự hãn, đại hãn.

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
  • Phế khai khiếu ở mũi:

Mũi là cửa của hô hấp tương thông vói phế, khí phế có bệnh thường biểu hiện mũi tắc, mũi chảy, hô hấp khó khăn, cánh mũi phập phồng.

  • Phế có liên quan đến tiếng nói:

Thanh âm có liên quan với tác dụng của phế khí, phế khí đầy đù thì thanh âm to rõ, phế khí hư thanh âm nhỏ yếu; phong hàn phạm phế, phế khí tụ tắc, nói không rõ (do bệnh tà gây hại) hoặc do phế khí hao tổn quá mức dẫn đến mất tiếng nói (thất âm).

+ Sinh lý và bệnh lý của đại trường:

Chức năng chù yếu của đại trường là chuyển đạt tinh thô, bài tiết đại tiện (nếu đại tiện táo kết, tiểu tiện bế hoặc đau bụng ỉa lỏng hoặc ỉa máu đều thuộc đại trưòng). Phế quan hệ với đại trường thông qua kinh lạc tạo thành quan hệ biểu lý. Phế khí túc giáng tốt thì chức năng đại trường bình thường, đại tiện thông suốt. Nếu đại trường tích trệ, không thông cũng có thể gây tác dụng trái ngược làm cho sự túc giáng của phế khí ảnh hường. Trên lâm sàng thường phế, đại trường đồng trị. Bênh phế thường chữa phế kèm theo có chữa đại trường và ngược lại, bênh đại trường chữa dại trường kèm theo chữa phế. Ví dụ: đại tiện bế, ngoài việc dùng thuốc thông điều còn dùng thêm thuốc nhuận phế hoãc giáng phế khí thường có kết quả tốt hơn. Trái lại, một sớ chứng phế thưc nhiệt, ngoài việc dùng thuốc thanh phế nhiệt còn dùng các thuốc thông đại tiện thường đạt hiệu quả tốt hơn nhiều. Dựa vào chức năng sinh lý, bệnh lý trên, về căn bản phế và đại trường của YHCT và YHHĐ là gần tương ứng. Nhưng chức năng phế theo YHCT thì ngoài chức năng hô hấp còn một phần tuần hoàn máu, chuyển hóa nước và chức năng điều tiết độ ẩm của cơ thể (điều hòa thân nhiệt).

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường

Học thuyết Tạng tượng

Bài trướcSinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
Bài tiếp theoSinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.