ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

KINH VĂN

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi:

Người có bốn kinh, 12 tùng là thế nào?

Kỳ Bá thưa:

Bổn kinh ứng với bổn mùa; mười hai tùng ứng 12 tháng; mười hai tháng ứng 12 mạch(1).

Mạch có âm dương khác nhau. Biết dương sẽ biết được âm, biết âm sẽ biết được dương(2).

Phàm về dương gồm có cả năm. Năm lần năm sẽ có hai mươi nhăm phần dương(3).

Phàm gọi là âm, tức là chân Tàng. Nếu chân Tàng hiện sẽ bại; bại sẽ chết(4).

Phàm gọi là dương tức là dương của Vị quản(5)

Phân biệt được dương sẽ biết được bệnh ở đâu; phân biệt được âm sẽ biết được thời kỳ chết hay sổng(6).

Mạch của ba kinh dương ờ đầu, mạch cùa ba kinh âm ờ tay, nhưng cũng chi do có một(7).

Phân biệt được mạch vệ dương, sẽ biết được cái ngày kỵ của bệnh; phân biệt được mạch về âm sẽ biết được thời kỳ chết hay sổng(8).

Nhớ kỹ mạch về âm dưong, không nên tin lời bàn bậy(9).

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Phàm mạch gọi là âm dương: nhân ở “khứ” là âm, “chí” là dương; tĩnh là âm, động là dương trì là âm, sác là dương(10).

Phàm muốn nhận mạch của chân Tàng, nếu Can “chí” huyền tuyệt và “cấp”, 18 ngày sẽ chết; Tâm “chí” huyền tuyệt, 9 ngày sẽ chết; Phế “chí” huyền tuyệt, 12 ngày sẽ chết; Thận “chí” huyền tuyệt, bảy ngày sẽ chết; Tỳ “chí” huyền tuyệt, bốn ngày sẽ chết(11).

Bệnh về Nhị dương, phát sinh bởi Tâm và Tỳ, về con gái, do sự uất kết, khiến cho nguyệt sự không thấy rồi truyền thành chứng phong tiêu. Nếu lại truyền làm chứng tức bôn sẽ chết không chữa được(12).

Bệnh về Tam dương, phát ra chứng hàn nhiệt (rét nóng); Ở bộ phận dưới thành chứng ung thũng, với “nuy, quyết, suyễn quyên”(13).

Hoặc lại thêm chứng bì phu khô khan; hoặc chứng “đồi sán”(14).

Bệnh về Nhất dương thiểu khí (ít hơi) hay ho, hay tiết(15).

Rồi truyền thành chứng tâm thống và thành chứng cách(16)

Bệnh về Nhị dương Nhất âm, chủ về kinh hãi, bối thống, hay ợ, hay vươn vai… gọi là chứng phong quyết(17).

Bệnh về Nhị âm Nhất dương, hay trướng, tâm mãn, hay thở dài(18).

Bệnh về Tam dương, Tam âm gây nên chứng thiên khô, nùy dịch và tứ chi không cử động được(19).

Ẩn vào mạch, thấy bật lên “Nhất dương”, gọi là câu; thấy bật lên “Nhất âm” gọi là mao; thấy dương mạch bật lên mà cấp, gọi là huyền; thấy dương mạch bật lên mà như tuyệt, gọi là thạch; thấy âm dương hai mạch, có vẻ bình quân, gọi là lưu(20).

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Âm tranh giành ở bên trong, dương rắc rối ở bên ngoài; phách hãn không thâu tàng, tức nghịch sẽ nổi dậy; rồi hun lên Phế, gây nên suyễn minh(21).

Âm đó sinh ra, gốc cỏ hoa mới là hòa(22). Nếu cương gặp cương, Dương khí sỗ bị phá tán; Âm khí cũng bị tiêu vong(23).

Cương nhu không hòa, kinh khí sẽ tuyệt(24).

về loài tử âm, chẳng qua ba ngày thì chết; về loài sinh dương, chẳng qua bốn ngàv thì chết(25).

Can truyền sang Tâm v.v… gọi là sinh dương; Tâm truyền sang Phế gọi là từ âm(26).

Phế truyền sang Thận gọi là trùng âm; Thận truyền sang Tỳ gọi là tịch âm. Chết, không chữa được(27).

Nếu kết về dương thì thũng ở tứ chi(28).

Nếu kết về âm thì tiện huyết hai thăng; tái kết thì hai thăng; tam kết thì ba thăng(29).

Nếu kết ở khoảng âm dương khe nhau, nhiều về bên âm, ít về bên dương thì gọi là Thạch thủy, thũng ở Thiếu phúc(30).

Hai dương kết gọi là Tiêu(31).

Ba dương kết gọi là Cách(32).

Ba âm kết gọi là Thủy(33).

Một âm một dương kết gọi là Hầu tý(34).

Âm “bác” dương “biệt” là mạch có thai(35); âm dương đều hư sẽ sinh chứng trường tiết mà chết(36).

Dương xen vào âm sẽ thành chứng hãn(37); âm “hư”, dương “bác” sẽ thành chứng băng(38).

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Mạch ở Tam âm đều “bác”, tới nửa đêm ngày thứ hai mươi, sẽ chết(39).

Mạch ở Nhị âm đều “bác”, tới lúc mặt trời lặn ngày thứ mười ba, sẽ chết(40).

Mạch ở Nhất âm đều “bác”, tới ngày thứ mười, sẽ chết(4l).

Mạch ở Tam dương đều “bác” và “cổ”, tới ngày thứ ba sẽ chết(42).

Mạch ở Tam âm, Tam dương đều “bác”, Tâm mãn (đầy) âm dương ở phúc bộ phát ra hết, như có sự uất kết… Tới ngày thứ năm, sẽ chết(43).

Mạch ở Nhị dương đều! “bác”, sẽ mắc bệnh “ôn”, nguy; không quá 10 ngày, sẽ chết(44>.

CHÚ GIẢI:

(1) “Bốn kinh” là tượng mạch “chính” cùa bốn mùa, như: mạch mùa xuân thời huyền, mạch mùa hạ thời câu, mạch mùa thu thời mao, mạch mùa đông thời thạch. Bốn thứ kinh mạch đó để ứng theo với khí cùa bốn mùa. Mười hai “tùng” là chỉ về khí ba kinh dương, ba kinh âm của thủ và túc (tùng nghĩa là theo). Bắt đầu từ thù Thái âm thuận hành đến Quyết âm, để ứng với 12 tháng. Tỷ như: Thù Thái âm ứng với tháng giêng, là tháng Dần; Thù Dương minh ứng với tháng hai, là tháng Mão; Túc Dương minh ứng với tháng ba, là tháng Thần (Thìn); Tức Thái âm ứng với tháng tư, là tháng Tỵ; Thủ Thiếu âm ứng với tháng năm, là tháng Ngọ; Thủ Thái dương ứng với tháng sáu, lấ tháng Vị (Mùi); Túc Bàng quang ứng với tháng bảy, là tháng Thân; Túc Thiếu âm ứng với tháng tám, là tháng Dậu; Thù Quyết âm ứng với tháng chín, là tháng Tuất; Thù Thiếu dương ứng với tháng mười, là tháng Hợi. Túc Thiếu dương ứng với tháng mười một, là tháng Tý; Túc Quyết âm ứng với tháng mười hai, là tháng Sửu. Mười hai mạch là kinh mạch của sáu Tàng sáu Phù. Cái khí cùa ba kinh âm, ba kinh dương ứng với mười hai tháng; mười hai tháng lại ứng với mười hai mạch.

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

– Thiên này phân biệt âm dương để biết sống chết nên gọi là: Ám dương biệt luận.

(2) Mười hai kinh mạch do Tàng Phù âm dương phối hợp. Cho nên biết dương có thể biết được âm, biết âm có thể biết được dương. Biết rõ được âm dương thì có thể biết được sống hay chết.

(3) Tiết này lấy chân Tàng cùa Vị khí để phân biệt âm dương. Dương khí ờ trong Vị, tư dưỡng cho cà năm Tàng. Năm Tàng cùng sinh lẫn cho nhau, mà Tàng nào cũng có đù cái khí cùa Tàng kia, nên mới nói: “năm lần năm, sẽ có hai mươi nhăm phần dương”.

(4) Năm Tàng thuộc âm. Nghĩa chữ “tàng” tức là “tàng” (cật đẩu), “thần” Tàng ở đó mà không phát hiện ra bên ngoài. Sở dĩ không phát hiện ra bên ngoài là nhờ có cái khí dương hòa cùa Vị khí. Nếu Vị khí không có thì mạch của chân Tàng sẽ phát hiện, thế tức là Tàng khí bại, bại thì tất phải chết.

(5) Trên kia nói “hai mươi nhăm phần dương” tức là chi về cái Dương khí do Vị quản sinh ra. Vị quản ở vào bộ phận Trung tiêu, chuyên chủ về biến hóa cái tinh khí của thủy cốc để tư dưỡng năm Tàng. Xét về mạch của bốn mùa thì: mùa xuân mạch huyền, mùa hạ mạch hồng, mùa thu mạch phù, mùa đông mạch trầm, mùa Trường hạ mạch hòa hoãn (tức là dịu dàng, êm ái, tượng mạch cùa Thổ). Xét về chính mạch cùa năm Tàng thì: Can mạch huyền, Tâm mạch hồng, Tỳ mạch hoãn, Phế mạch sắc, Thận mạch trầm. Như Can mạch về mùa xuân hơi huyền mà trường, Tâm mạch hơi huyền mà hồng, Tỳ mạch hơi huyền mà hoãn, Phế mạch hơi huyền mà sắc, Thận hơi huyền mà trầm… Can mạch về mùa hạ thì hơi hồng mà huyền, Tâm mạch hơi hồng mà đại, Tỳ mạch hơi hồng mà hoãn, Phế mạch hơi hồng mà sắc, Thận mạch hơi hồng mà trầm v.v… Bốn mùa, năm Tàng, lúc nào cũng có kiêm cả cái Vị khí hơi hòa… Như thế là hai mươi nhăm phần dương vậy.

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

(6) Nếu phân biệt được cái khí dương hòa cùa Vị khí thì một khi thấy có vẻ không hòa, sẽ biết được ngay mắc bệnh ở đâu. Nếu phân biệt được cái âm mạch cùa chân Tàng thì sẽ biết: Nếu là Can mạch phát hiện, thời kỳ 18 ngày chết. Nếu là Tâm mạch phát hiện, thời kỳ chín ngày chết v.v… Tiết này nói chân Tàng là âm, Vị khí là dương, so với hai tiết trên dưới nói về âm dương của kinh mạch khác nhau.

(7) Tiết này lại nói về âm dương cùa mười hai kinh mạch. Những mạch thuộc về ba kinh dương cùa thủ và túc: từ thủ chạy lên đầu, rồi lại từ đầu chạy tới túc, cho nên nói: “mạch ba kinh dương ở đầu”. Mạch thuộc về ba kinh âm cùa thủ và túc, từ túc chạy lên phúc (bụng), rồi lại từ phúc chạy ra thù. Cho nên nói “mạch là kinh âm ờ tay”. Mười hai kinh mạch dù có thủ túc âm dương khác nhau, nhưng đều do “một” gốc mà xuất đi cả. Mạch của thủ Thái âm Phế, giao với thù Dương minh Đại trường; Đại trường giao với túc Dương minh vị; Vị với túc Thái âm Tỳ; Tỳ giao với thủ Thiếu âm Tâm; Tâm giao với thủ Thái dương Tiểu trường; Tiểu trường giao với túc Thái dương Bàng quang; Bàng quang giao với túc Thiếu âm Thận; Thận giao VỚI Thủ Quyết âm Tâm bao lạc; Bao lạc giao với thù Thiếu dương Tam tiêu; Tam tiêu giao với túc Thiếu dương Đởm; Đờm giao túc Quyết âm Can; Can lại giao với thù Thái âm Phế… Vì vậy nên gọi là “một” (nhất quán).

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

(8) “Phân biệt được mạch về dương” – “mạch” tức là mạch chúng; “dương” tức là sự phát bệnh do “Nhất dương, Nhị dương, Tam dương” và “Dưong kết” – “Phân biệt được mạch về âm” v.v… “mạch” cũng tức là mạch chứng; “âm” tức là “Nhất âm, Nhị âm, Tam âm”. Nếu phân biệt mạch dương, sẽ biết được sự “kỵ” của chúng đó; còn về âm, thì có thể định đoạt được sổng hay chết.

(9) Câu này khuyên học giả nên ghi nhớ cẩn thận, không nên nói bậy tin càn.

(10) “Khứ” là luồng mạch từ bộ vị dẫn đi; “chí” cũng như “lai” là luồng mạch từ trong cánh tay hiện ra nơi bộ vị. Phàm Tàng thuộc dương, Phù thuộc âm. Âm dương ờ những kinh thủ túc, tức là 12 kinh mạch cùa sáu

Tàng, sáu Phù. Vậy phải nhận ờ các mạch tượng “lai, khứ, động, tĩnh, trì, sác” để phân biệt âm dương.

(11) Tiết này, phân biệt âm dương thuộc chân Tàng vị quản.

“Huyền tuyệt” nghĩa là trơ trọi không còn một chút Vị khí dương hòa nào.

“Cấp” là gấp, là quá… Đây nói về mạch của Can. Nếu đã huyền tuyệt, mà lại còn “cấp” (căng như dây cung giương thẳng) thì tất phải chết nhưng còn qua được 18 ngày. Những dự đoán về ngày chết trên đây, đều tính theo sự “tương khắc” mà nói. Như Can mạch đã hiện cái (rạng thái huyền.tuyệt… Can thuộc Mộc, bắt đầu tính từ ngày Giáp Ất đếm đến ngày Canh Tân nữa là tám ngày, lại đếm đến ngày Canh Tân nữa là 10 ngày, cộng lại thành 18 ngày sẽ chết (vì Kim khắc Mộc). (Lại tỷ như ngày Giáp Tý đến ngày Tân Tỵ cũng là 18 ngày).

Tâm mạch đã hiện cái trạng thái huyền tuyệt, Tâm thuộc Hỏa, đếm từ ngày Bính Đinh trở đi, đến ngày Nhâm Quý là tám ngày, tất phải chết (trên đây nói chín ngày, cũng chì ờ vào lúc ngày thứ tám với ngàv thứ chín, giao tiếp với nhau thôi).

Phế mạch đã hiện cái trạng thái huyền tuyệt, Phế thuộc Kim, từ ngày Canh Tân mà đếm trở đi, đến ngày thứ tám là ngày Bính Đinh; lại đếm đến một ngày Bính Đinh nữa, cộng là 18 ngày tất phải chết (trên đây nói 12 ngày, là từ ngày Canh Tân đếm trở đi; đó lại là Canh Tân gặp Canh Tân vậy).

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Thận mạch đã hiện cái trạng thái huyền tuyệt, Thận thuộc Thủy, từ ngày Nhâm Quý đếm trờ đi, đến ngày Mậu Kỷ là bày ngày, tất phải chết.

Tỳ mạch đã hiện cái trạng thái huyền tuyệt; Tỳ thuộc Thổ, từ ngày Mậu Kv đếm trờ đi, đến ngày Giáp Ất là tám ngày tất phải chết (trên đây nói bốn ngày, là trừ bỏ ngày Mậu Ký mà chi tính đến ngày Giáp).

về đoạn dự đoán những ngày chết trên dây, cũng chi là nói về cái lý và đại khái, ta không nên nhất thiết lấy làm định luật; vì âm dương, Tàng Phủ, biến hóa vô cùng, thường khí ở trong tương khắc mà lại có tương sinh, thì đáng lẽ chết mà lại không chết… Gặp trường hợp đó ta cần phái xét cà toàn diện mới được.

(12) Nhị dươnu tức là túc Dương minh Vị kinh. Vị là một cơ quan sương lẫm (kho đụn), nhiệm vụ cùa nó là thâu nạp thủy cốc (thức ăn). Giờ lại không thâu nạp được là vi sao? Chính là bời tâm Tỳ gây nên. Đơn cử như

con gái do sự uất kết ở Tâm, Tâm không sinh được huyết, huyết không nuôi được Tỳ. Thoạt tiên, Vị còn thâu nạp, nhưng Tỳ không giúp Vị để thi hành cái   công năng vận hóa… Dần dần cả Vị cũng không thâu nạp được nữa. Do đó, mới biết rõ được Vị bệnh là Tâm, Tỳ gây nên. Lại do đó, thủy cốc suy ít, không có gì để biến hóa ra cái khí tinh vi, huyết mạch bởi đó mà khó, kinh thủy bởi đó mà không thấy. Huyết đã khô, khí đã uất, “nhiệt” sê sinh ra. Nhiệt cực thì phong sinh, cơ nhục do đó mà tiêu thước, nên mới gọi là “phong tiêu”. Lại do đó, Hỏa phạm lên Phế kim, gây nên chứng thở gấp, thượng bôn – “Tức” là hơi thở, “bôn” là khí nghịch lên, mỗi lần thở phải so cà vai lên… Tôm lại: Tâm chù huyệt, Phế chủ khí, Tỳ là gốc của năm Tàng, Vị là biển cùa sáu Phủ… Bao các cơ quan đó đồng thời mắc bệnh, phòng còn sống sao được? Nên mới nói quyết là “chết không chữa được”.

(13) Tam dương tức là túc Thái dương Bàng quang kinh. Khí của Thái dương chủ về bộ phận biểu. Khi tà khí phạm vào con người, bắt đầu phạm vào bì mao, “tà” với “chính” hai bên xung đột nhau, gây nên chúng hàn nhiệt (sốt, rét, sốt nóng). Thái dương là một cơ quan chù về “khai”, khi đã mắc bệnh, thì không còn cái năng lực “khai” nữa, do đó, tà khí lọt vào, tụ ờ nhục lý (các thớ thịt), mới gây nên chứng ung thũng (mụn, sưng), Thái dương chủ về khí và cân. Thái dương mắc bệnh, nên cân bị thương, do đó thành chứng nuy (gân rã rời, lòng lẻo, không cử động được); Vì khí cũng mắc bệnh, nên lại thành chứng quyết (chân tay giá lạnh) và “xuyền quyên”, tức là đau nhức ở trong gân mạch thuộc bộ phận dưới. Thái dương vốn chủ về biểu phận, nhưng kinh mạch lại phát sinh tự bộ phận dưới, nên khi mắc bệnh thì sinh chúng hàn nhiệt, dần dần về sau lại tiếp diễn thêm nhũng chúng trạng ở trên.

(14) Vi bị nhiệt nhiều, khiến tinh huyết hao tán, nên da dẻ mới thành ra khô khan. “Đồi sán” là một chứng đau nhức ở quả Thận, có khi đau rút lên cà tiểu phúc (phía dưới rốn, tức bụng dưới) có khi quả Thận sưng to lên, rất đau. Chúng này cũng bời “cân bị thương” mà sinh ra.

(15) Nhất dương tức là túc Thiểu dương Đờm kinh. Thiếu dương chù về cái khí sơ sinh. Nếu mắc bệnh sẽ thành chúng thiểu khí (hơi thờ ngắn như ít; hoặc hơi cử động đã mệt, thờ gấp ngay); Thiếu dương vốn có tướng hỏa, vỉ khí “thiểu” nên hỏa “thịnh”, rồi thừa thế phạm lên Phế kim, nên mới hay ho. Nhân dịp đó, cái tà cùa phong mộc lại phạm tới trung thổ, nên mới hay tiết (tức đi ngoài nát phân, tựa đi tả, đi tháo).

(16) Con người sau khi uống ăn, thủy cốc vào Vị, tinh khí lên tâm thành huyết. Giờ Tỳ đã bị thương, vị không nạp được thủy cốc, Tầm không có tư dưỡng, bị hư, nên thành chứng đau tim (tâm thống). “Cách” tức là chứng ăn vào không chịu lại thổ ra. Gây nên chứng này cũng bời Trung thổ bị khắc.

(17) Nhị dương Nhất âm tức là Vị với Can. Can thuộc Đông phương phong mộc, nên phát bệnh thành chứng kinh hãi (hoảng sợ); mạch của túc Dương minh mắc bệnh, nghe tiếng động chạm thì giật mình e ngại. “Bối” (lưng, khắp cả lưng chứ không riêng đường xương sống) thuộc dương. Quyết âm chù về xuân dương Can mộc, cho nên mắc bệnh thì bối thống; Tà khúphạm vào Vị, khí dẫn ngược lên để tan đi, nên hay ợ; Vươn vai cũng do Vị khí bị nghẽn lên, muốn vươn cho dễ chịu. Hợp tất cả bốn chứng trên đây, nguyên nhân đều do phong mộc mắc bệnh, phạm tới vị thổ, nên mệnh danh là phong quyết.

(18) Nhị âm là Thiếu ám Thận kinh, Nhất dương là Thiểu dương Đởm kinh. Đỏm tà hữu dư, xâm phạm vào Tỳ thồ nên hay trướng (bụng phồng vượt lên); Thận tà hữu dư xâm phạm lên Tâm hỏa, nên Tâm mãn (đầy); Tâm hệ bị co rút, thì khí đạo hẹp lại, nên phải thở dài cho tiết bò khí ra. Nguyên Hán văn câu này dùng chữ “thiện khí”. Theo chú giải của Mã Nguyên Đài thì thiện khí là hay “tức hơi”, đó là do “Đờm khí hữu dư” mà gây nên.

(19) Tam dương là túc Thái dương Bàng quang, Tam âm là túc Thái âm Tỳ. Mạch của Bàng quang từ đầu lưng dẫn xuống chân, mạch cùa Tỳ chủ về tứ chi (hai tay, hai chân). Vì hai kinh đó mắc bệnh nên phát thành các chứng trạng trên.

Thiên khô: Khô đét một nửa người.

Nuy dịch: Tay chân rã rời, lúc ở bên tả, lúc ở bên hữu, hằng biển dịch luôn.

Tứ chi bất cử: Tay chân không cử động được.

Tiết này nói về bệnh gây nên từ Thủy Phủ rồi phạm lên Tỳ thổ.

(20) vây các thể trái về mạch thể của năm Tàng. Nhất dương là vi dương; “bật lên” tức là luồng mạch bật lên đầu ngón tay của người án mạch. “Câu”, hình dung từ tả cái trạng thái cùa luồng mạch lúc lại đầy đù, lúc đi ngoằn ngoèo và chậm… đó là mạch cùa Tâm.

Nhất âm là vi âm. “Mao” hình dung từ, trạng thái của luồng mạch nhẹ nhàng như cái lông, đó là mạch của Phế.

Dương mạch bật lên, có vẻ căng thẳng nhưng không thăng quá, gọi là Huyền. “Huyền” hình dung từ trạng thái của mạch như dây cung lúc dương. Đó là mạch của Can.

Dương mạch bật lên, mà lúc chìm xuống coi như tuyệt, gọi là Thạch. “Thạch”: hình dung từ, tả trạng thái của mạch chìm xuống và rắn như đá. Đó là mạch của Thận.

“Lưu” hình dung từ, tả trạng thái của mạch hòa hoãn như dòng nước chảy. Đó là mạch của Tỳ.

(21) Tiết này nói về hai khí Doanh Vệ (cũng là âm dương, là huyết khí) cốt ờ điều hòa, không nên thiên thắng. Hòa thì khí Âm Dương sẽ sinh ra, thiên thắng thì khí Âm Dương sẽ giảm đi, kinh khí do đó mà tuyệt. Kinh mạch, Tàng Phủ ở trong con người cùng giao thông tuần hoàn lẫn nhau, không lúc nào dứt. Âm ờ bên trong để giữ gìn cho dương, dương ờ bên ngoài để bảo vệ cho âm. Nếu Âm khí thiên thắng, không được Dương khí để điều hòa, thì âm sẽ tranh giành ở bên trong; nếu Dương khí thiên thắng không được Âm khí để điều hòa, thì Dương khí sẽ rắc rối ờ bên ngoài.

Cao Sĩ Tông nói: Ở đây nói, nếu hai khí Âm Dương không hòa, thì sẽ sinh ra bệnh dương kết, âm kết. Còn như cương vói cương gặp nhau, thì lại là dương truyền cho dương, âm truyền cho âm… Tức là một “từ hậu” (chứng chết) do âm dương tương tuyệt vậy.         ’•

(22) Đây nói: Âm phải Hên lạc với dương. Vì thế nên âm dịch không nên để cho tiết ra ngoài. Hãn là một chất lỏng do huyết sinh ra. “Phách hãn” tức là hãn do Phế tiết ra (vì Phế Tàng phách nên gọi hãn cùa Phế là phách hãn). Kinh phí dẫn lên Phế. Phế là nơi tổng hội cùa trăm mạch, chuyển Du tinh chấp’ra bì mao, hãn ra khỏi bì mao, mà tinh huyết vẫn còn Tàng ở âm. Neu phách hãn không thâu tàng được, đó là hãn bị cưỡng ra, tinh huyết sẽ do đó mà bị thương. Phế chù về việc dẫn hành doanh vệ âm dương. Nếu âm dịch cùa Phế Tàng bị tiết ra ngoài tức thời sinh ra táo nhiệt, nhiệt cực hàn sinh, tứ chi sẽ do đó mà quyết nghịch, nhiệt hun ở Phể, nên thành ra chứng suyễn minh (thở gấp và hơi thở kêu khò khè).

(23) Đây nói: Dương có hòa với âm, mới đáng gọi là hòa. Ngoại mạch là dương, Phủ mạch là dương, nhưng đều do năm Tàng năm hành mà sinh ra nên mới nói là “âm đó sinh ra”.

(24) Cương gặp cương là dương không hòa với âm. Dương không hòa với âm, thì Dương khí bị phá tán, mà cô âm (âm trơ trọi có một mình) cũng bị tiêu vong.

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Cương (tức dương) với nhu (tức âm) không hòa, thì kinh khí sẽ tuyệt. Kinh khí tuyệt, chì trong vòng ba, bốn ngày sẽ chết.

(25) Năm Tàng do sự tương khắc mà truyền lẫn nhau gọi là từ âm, do sự tương sinh mà truyền lẫn nhau gọi là sinh dương.

Như: Can truyền Tâm, Tâm truyền Tỳ, Tỳ truyền Phế, Phế truyền Thận, đều gọi là sinh dương.

Như: Tâm truyền Phế, Phế truyền Can, Can truyền Tỳ, Tỳ truyền Thận, Thận truyền Tâm đều gọi là từ âm.

Do sự tương sinh cùa Dương tàng mà truyền, cho nên chẳng qua bốn ngày là số chẵn thời chết; do sự tương khắc của Âm tàng mà truyền, cho nên chẳng qua ba ngày là số lẻ thời chết.

(26) Can mạch truyền Phế, Phế truyền Đại trường, Đại trường truyền Vị, Vị truyền Tỳ, Tỳ truyền Tâm, Tâm truyền Tiểu trường, Tiểu trường truyền Bàng quang, Bàng quang truyền Thận tâm Bao lạc, Bao lạc truyền Tam tiêu, Tam tiêu truyền Đởm, Đởm truyền Can… Một Tàng, một Phù, một thư (giống cái), một hùng (giống đực), âm dương cùng xen nhau như cái vòng tròn không chỗ đứt. Đến như Can truyền Tâm, Tâm truyền Phế, Phế truyền Thận, Thận truyền Tỳ… Đó đều là kinh khí đã tuyệt, không sao chùa được.

(27) Phế truyền Thận, cũng là một loại sinh dương. Nhân Phế Thận đều thuộc về tẫn Tàng (giống cái), âm lại truyền âm, nên gọi là “trùng âm”. Thận là thủy Tàng, mà lại truyền sang cái Tàng không thắng được là Tỳ Phế, nên gọi là “Tích âm”. Đều là chứng chết, không chữa được.

(28) Đây nói về cái khí Âm Dương không hòa, tự kết mà gây nên bệnh. Tứ chi là gốc cùa mọi khí dương. Khí theo về hỉnh, vì khí kết nên hình thũng (sưng). Câu này là tóm cà ba kinh dương mà nói.

(29) Âm khí kết ờ bên trong mà không lưu hành được, thời huyết sẽ ngùng tụ mà tiết trờ xuống. Một âm kết, tiện huyết một thăng (tiếng nôm gọi là thung, mỗi thưng bàng chia năm một phần lít). Hai âm đều kết, tiện huyết hai thăng; ba âm đèu kết, tiện huyết ba thăng… Đây là khái quát cùa Tam âm mà nói.

Án: Biện mạch thiên nói: “Mạch có dương két, âm kết, lấy gi dể phân biệt? Đáp ràng: Mạch phù mà sác, ăn dược mà không đại tiện, gọi lả Dương kết; mạch Trầm mà Trì, không ăn được, thân thể nặng nề, đại tiện lại rắn, gọi là âm kết”. Xem đó thời biết: Muốn phân biệt âm Dương khí kết, nên xét ở “khứ, chí, phù, trầm, trì, sác” cùa mạch, để nhận rõ là âm hay dương. Thũng ở tứ chi, biết là Tam dương đều kết; tiện huyết ba thăng, biết là Tam âm đều kết. Thấy hiện ra chứng “tiêu”, biết là kết tại Nhị dương sẽ lấy phương pháp cùa Nhị dương để chữa; thấy hiện ra chứng “cách”, biết là kết tại Tam dương, nên lấy phương pháp của Tam dương để chữa.

(30) về thân thể con người, bên ngoài là dương, bên trong là âm: Vị là dương, Thận là âm. Chứng xưng này nó lọt vào bên trong thân hình, bên ngoài Tàng, Phủ và ở vào chỗ trống rỗng của Vị với Thận cách nhau. Thạch thủy tức là Thận thủy. Thận là cửa ngõ cùa vị. Cửa ngỗ không thông lợi, nên tụ lại ờ đó mà thành bệnh. Chứng này, lệch nhiều về bên Thận Tàng, cho nên mới là nhiều âm ít dương và thũng ở Thiếu phúc.

(31) Nhị dương tức là Dương minh Vị khí. Tiêu là một chứng “khát”, uống vào bao nhiêu cũng hết. Bởi vi Dương minh khí kết, nên cái chất tân dịch của thủy cốc không sinh ra được, mới gây nên chứng tiêu khát, (về chứng này có rất nhiều nguyên nhân, sẽ giải rõ thêm ờ dưới).

(32)Tam dương tức là Thái dương Bàng quang. Thái dương là một cơ quan chủ hóa sinh ra khí. Mà khí đó gốc từ Bàng quang, do “nội cách” mà truyền ra “hung hiếp”, lại do hung hiếp mà đạt ra phu biểu. Nếu Dương khí kết thời Cách khí không thông. Phía trước nội cách, nhằm vào chỗ “bí môn” cùa Vị quản. Vì cách khí nghịch lên, nên sự ăn uống cũng bị nghẽn tắc không thông, nên gọi là bệnh “cách”.

(33) Tam âm Tứ: là túc Thái âm Tỳ. Tỳ là một cơ quan chuyển vận. Vì Tỳ khí kết, nên nhũng chất nước vào Vị không bổ tán ra được, thành chứng Thủy nghịch.

(34) Nhất âm, Nhất dương tức là Quyết âm với Thiểu dương. Thiếu âm phong mộc chủ về khí, mà nhờ được sức hỏa hóa cùa Thiếu dương. Phong với hỏa, hai khí kết lại, thì Kim khí sê bị thương, vì thế nên gây chứng Hầu tý (hầu là cuống họng; tý là đau hoặc vít, nghẽn), tức là chứng đau trong cuống họng.

Phụ án:

về chứng “Tiêu”, ở đây chi nói Hai dương kết, gọi là “Tiêu”. Nhưng ở thiên Mạch yếu tinh vi luận lại có nói: “Do chứng đau thành ra Tiêu trung”.

Thiên Kỳ bệnh luận nói:… Chuyển thành chứng tiêu khát v.v…

Tà Khí bệnh hình thiên ở Linh khu có nói: “… Tiêu, đan…”.

Thiên khí quyết luận lại có nói các chứng “phế tiêu, cách tiêu…” khác nhau. Đem mấy thuyết trên đây, hợp với thuyết “Tam tiêu” cùa đời sau, thì biết năm Tàng đều có chứng Tiêu đản. Như: về thượng tiêu, thì một tên gọi là Cao tiêu, một tên gọi là Cách tiêu.

Bệnh cơ nói:

Thượng tiêu tức là Phế. uống nước nhiều mà ăn ít, đại tiện như thường mà tiểu tiện trong và lợi. Đó là táo ở thượng tiêu, về phép liệu trị nên thấm thấp và nhuận táo.

Lại nói:

về chứng Cao tiêu, lưỡi đỏ và nứt, khát quá, đòi uống nước luôn.

Lưu Hà Gian nói:

“Uống nước nhiều mà tiểu tiện nhiều, gọi là tiêu khát”. Đó là chi về chứng ở Thượng tiêu mà nói.

Trần Vô Trạch nói:

“Bệnh tiêu khát thuộc về Tâm, cho nên Tâm phiền, khiến Tâm hỏa tản mạn, khát muốn uống nước, các bộ mạch đều “nhuyễn, tán”, hoàn toàn là một chứng khí thực huyết hư…”. Đó cũng là nói về thượng tiêu.

Nay xét, thiên Khi quyết luận ờ Tố vấn nói: “Tâm đi nhiệt lên Phế, gây thành chứng cách tiêu”.

Thiên Tà khí bệnh hình ở Linh khu nói: “Tâm mạch vi tiểu, là chứng tiêu đản…” và “… Phế mạch vi tiểu là chứng tiêu đản…” xem đó thì bệnh đó chính là do khí ờ thượng tiêu và kiêm cả Tâm, Phế chứ không riêng gì một Phế.

Đông Viên nói:

“về bệnh Cách tiêu, dùng bài bạch hổ, nhân sâm thang để điều trị”.

về chửng Trung tiêu, có khi lại gọi là Tiêu trung hoặc nội tiêu.

Bệnh Cơ nói:

“Bệnh Tiêu trung thuộc về Vị khát mà uống ăn đều nhiều, tiểu tiện đỏ hoặc vàng. Vì nhiệt gây nên tiêu khát, nên biết là bệnh tại Trung tiêu. Nên dùng thuốc hạ (tức là cho tháo ra đằng đại tiện).

Trần Vô Trạch nói:

Tiêu trung là một chứng Tỳ đản. Nhiệt quá nhiều nên thành Tiêu trung.

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

Sách Tụ chân phương nói:

Chứng nội tiêu do nhiệt quá ờ bên trong mà gây nên. Tiểu tiện nhiều hơn lượng nước uổng vào, uống vào một phần, tiểu ra hai phần – mà lại không khát. Vì hư quá nên hơi thở ngắn.

Lưu Hà Gian nói:

uống ăn nhiều mà không khát lấm; hoặc tiểu tiện đi vặt luôn mà thân thể hao mòn gầy còm, gọi là Tiêu trung

Đông Viên nói:

Bệnh Trung tiêu, bệnh nhân ăn ngon và nhiều, mà lại gầy mòn, tự hãn, đại tiện rắn, tiểu tiện đi vặt luôn.

Vương Thúc Hòa nói: Miệng khô ráo, uống nước nhiều, ăn nhiều mà vẫn đói, đó tức là chứng Tiêu trung. Dùng bài Điều vị thừa khí thang hoặc Am hoàng hoàn để điều trị.

Nay xét:

thiên Mạch yếu tinh vi luận ở Tố vắn: “Đe hỏi: Chẩn được vị mạch, như thế nào? Kỳ Bá nói: Mạch thực thi trướng, hư thời tiết. Đế hỏi: Bệnh đã thành, rồi lại biển ra thế nào? Kỳ Bá nói: Bệnh đã thành, sẽ biến thành chứng Tiêu trung”.

Lại xét thiên Thông bình hư thực luận: “Kỳ Bá nói: Phàm trị chứng tiêu đàn, thiên khô, nuy quyết, khí mãn phát nghịch… Phần nhiều là tật bởi ăn nhiều chất cao lương”.

Lại xét thiên Phúc trung luận: “Hoàng Đố hỏi: Phu Tử thường nói chứng Nhiệt trung, Tiêu trung không nên ăn những chất cao lương và uống các thứ phương thảo, thạch dược, sẽ phát điên, phát cuồng. Nghĩ như, mắc chứng Nhiệt trung, Tiêu trung phần nhiều là hạng người phú quý. Giờ cấm họ không cho ăn uống những thứ ấy, làm sao vừa lòng họ và bệnh khỏi sao được?”.

“Kỳ Bá đáp:

Cái khí chất của phương thảo thạch dược phần nhiều mạnh tợn. Vì mạnh tợn nên khí của nó cấp bách, không phải nhũng hạng người tâm tỉnh hòa hoãn có thể uổng được, về bệnh khí đã mạnh tợn, mà lại uống thứ thuốc mạnh tợn, hai đằng gặp nhau sẽ cùng xung đột. Nếu xung đột sẽ làm thương Tỳ. Tỳ thuộc Thổ mà ghét Mộc… uống nước ấy vào, đển ngày Giáp Ẩt, sẽ khó toàn…”.

Lại trong thiên Kỳ bệnh luận: “Hoàng Đế hói: Có người mắc bệnh, trong miệng cứ thấy có vị ngọt, là vì sao? Kỳ Bá nói: Đó là do năm khí ràn lên, gọi là Tỳ đản. Nguyên nhân do năm vị ăn vào miệng, chứa ờ Vị, Tỳ giúp việc chuyển Du bao tinh khí tân dịch đều ờ Tỳ, nên khiến miệng ngọt. Bệnh đó do các thức ăn ngon béo gây nên. Bệnh nhân tất là người chuộng ăn các thức ngọt và béo. Chất béo gây nên “nội nhiệt”, chất ngọt gây nên “trung mãn”. Cho nên khí ấy ràn lên, biến thành tiêu khát”.

Xem đó thì như ờ thiên này nói “Nhị dương kết gọi là tiêu”, chính là trỏ về Trung tiêu. Và cũng tức là bệnh thuộc Tỳ, Vị.

về Hạ tiêu, một tên là tiêu Thận, lại một tên là Thận tiêu, lại một tên nữa là Cường trung.

Bệnh cơ nói:

“Bệnh tiêu Thận, khi mới phát là chứng cao lâm tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu như chất dầu mỡ. Khi.bệnh đã thực hiện, sắc mặt sạm đen, thân thể gầy còm, hai tai khô đét, nước tiểu đục và có lẫn chất mỡ. về phương pháp liệu trị nên dưỡng huyết, và làm cho chia sự trong đục, dần sẽ khỏi”.

Trần Vô Trạch nói:

“Bệnh tiêu Thận, thuộc về Thận. Nguyên nhân do thời kỳ tuổi trẻ, chơi bời quá độ; đến khi đứng tuổi, dùng nhiều các thứ thuốc có chất kim thạch, khiến cho chân khí bị suy tán. Gây nên chứng miệng khát, tinh dịch tự tiết ra, không uống nước mà tiểu tiện nhiều…”.

Lưu Hà Gian nói:

“Uống nước luôn miệng, bắp đùi gầy mòn, mà tiểu tiện có lẫn chất mỡ, gọi là Thận tiêu”.

Lý Đông Viên nói:

“Chứng Hạ tiêu, phiền khát, đòi uống nước, vành tai khô đét, tiểu tiện ra như mỡ…”.

Vương Thúc Hòa nói:

“Bực dọc, uống nước, khát luôn… Đó là chứng Thận tiêu nên cho uống bài Lục vị, Địa hoàng hoàn”.

Tụ Chân Phương nói:

“Cường trung là một chứng dương hành cứng lớn, không giao cấu mà tinh khí tự tiết ra…”.

Lại nói:

“Thận thực, thì tiêu mà không khát, tiểu tiện tư lợi, gọi là Thận tiêu, tức cũng là nội tiêu, về phương pháp liệu trị nên nén Tâm hòa và tư dưỡng Thận Thủy”.

Lại xét Linh khu kinh có nói:

“Thận mạch vi, tiểu ià chứng tiêu đản…” và “Can mạch vi, tiểu là chứng tiêu đản…” thì biết Thận với Can đều có chứng tiêu đản. Và đó chính cũng gọi là chứng Hạ tiêu.

Lại xét Tụ Chân Phương nói:

“Con người có Thận, cũng như mạch có gốc. Cho nên nếu Thận mắc bệnh, thì trước phải hình dung tiều tụy, dù có sự tư dưỡng, cũng không sao dược bóng nhoáng, cho nên hễ mắc chứng tiêu khát đều do Thận kinh mắc bệnh. Nguyên nhân đều do lúc thiếu tráng không tự bảo dưởng, tình dục quá độ, ăn uống không chừng, lại uống các thứ đan thạch… khiến cho Thận Thùy khô kiệt, Tâm hỏa bốc nóng, Tam tiêu khô đét, năm Tàng ráo kiệt, do đó sinh ra chứng khát và lợi…”. Đó là nói Tam ticu đều gốc ờ Thận.

Thánh Tế Tổng lục lại nói:

“Nếu chữa truyền thành chứng “Năng thực” (ăn ngon và nhiều), tất phát ra chứng Não thư (mụn ờ đầu óc), bối thương (mun ở lưng); nếu không truyền chứng “năng thực” thì sẽ truyền thành

chứng Trung mãn, cổ trướng… đều là chứng khó chữa. Khiết cổ lão nhân chia ra để chữa:

a. Năng thực mà khát, cho uổng bài Bạch hổ gia Nhăn sâm thang.

b. Không năng thực mà khát, cho uống bài Bạch truật tán bột gia cát căn.

Trờ lên là nói về một chứng “tiêu”, mà đầu mối phức tạp như vậy, y già

nên tinh tế lắm mới được.

(35) “Bác” là hình dung luồng mạch bật mạnh lên tay; “biệt” là biệt lập, khác hẳn: “Âm bác” là nói mạch ở Xích bộ (thuộc âm) bật mạnh lên tay; “Dương biệt” là nói mạch ờ Thốn khẩu khác hẳn, như mạch ở một tay người khác, không còn liên lạc gì với nhau. Chẩn thấy mạch như vậy, chù về có thai.

(36) Âm dương ờ câu này là nól về mạch ờ Xích bộ và Thổn bộ. Ờ con người, phàm vinh, vệ, khí, huyết, đều do cái khí cùa thủy cốc mà gây nên.

Vị là một cơ quan thụ nạp. Trường (ruột) là một cơ quan truyền đạo. Tới khi âm dương đã đều hư, mà lại giảm mất cái gốc của sự tư sinh (giúp sống, tức thủy cốc), cho nên khó lòng sống được. Nên nói mắc chứng trường tiết (đại tiện nát hoặc tháo) sẽ chết.

(37) Hãn là âm dịch (một chất lòng thuộc âm) nhờ sự tuyên phát cùa Dương khí, mới có thể thấm nhuần ra khắp da lông. Neu mạch vể Dương bộ (thốn) động sác, lại “xen” vào Xích bộ (âm), sẽ thành ra hãn. Vậy nên biết: hãn là do Dương khí xen vào âm dịch, mà mạch cũng thành dương mạch xen vào âm bộ vậy.

(38) “Băng”, tức là băng huyết, huyết từ trong chảy tháo ra. Sờ dĩ gây nên chứng này là do dương thịnh âm hư, dồn huyết đi càn, mà gây nên.

Án:Thuộc về chứng huyết băng cùa đàn bà, huyết đó do bào lạc cung mà ra, huyết hạ hành đã lâu, khiến đường đi như dã thuộc; huyết ở bản cung thiếu ít, khiến tất cả huyết ỏ’ 12 kinh đều theo một đường lối ấy mà tiết lậu ra. Nhưng Bào lạc cung lại “hệ” vào Thận, mà bên trên thì thông với Tâm. Cho nên chứng này đối với hai kinh Tâm, Thận rất có quan hệ, vậy nên mới hiện ra cái mạch trạng “âm hư dương bạc”. Thiên Nuy luận nói rằng: Bi ai quá độ thì bào lạc tuyệt; Bào lạc tuyệt thì Dương khí sẽ động ở bên trong, khi phát thì thành chứng băng. Trong sách TIÚ Hiệu lục của Lý Đông Viên, dùng các thứ thuốc dẫn kinh cùa 12 kinh, khiển cho huyết lại trờ vê 12 kinh.

Rồi sau mới dùng thứ thuốc có sắc đen để chì huyết. Nấu dùng thuốc có sắc đen ngay mà không trước dùng thuốc dẫn kinh, thì bệnh sẽ khó khỏi.

(39) Tam âm tức là Thái âm. Thuộc về hai bộ cùa Tỳ và Phế, đều bật mạnh lên tay, không cỏ khí dương hòa. “Hai” là hàng đứng đầu cùa số “chẵn”; “Mười” là hàng số cuối cùng của âm, nửa đêm là thời kỳ âm vừa hết, mà khí Nhất dương sáp sinh. Thái âm là Chí âm. Nhân cái khí “chí âm” mà tuyệt không có chút “sinh dương” nào, tất là chết, chết về thời kỳ âm cực. Đổng Duy Viên nói: “Âm kết, dương kết”, là một danh từ chỉ định về khí Âm Dương bị kết.

(40) Nhị âm tức là Thiếu âm. Mạch ở Nhị âm đều “bác”, tức là mạch thuộc hai bộ Tâm, Thận đều bật mạnh lên tay. Thiếu âm chủ về thủy hỏa, thuộc hai khí Âm Dương. Thiên do số một sinh ra hành Thủy, địa do số sáu hợp thành; địa do số hai sinh ra hành Hỏa, thiên do sổ bẩy hợp thành.

Ngày thứ mười ba, là cuối cùng của số “thành”; mặt trời lặn là cuối cùng của một ngày. Do Âm tàng cùa thủy hỏa nên chết về số “thành” và cuối cùng của ngày.

(41)Nhất âm tức là Quyết âm. Mạch cùa hai bộ Can và Tâm đều bật lên. Ngày thứ mười là cuối cùng của âm số. Quyết âm là nơi cuối cùng cùa khí âm. Chết về ngày đó là do cái khí cuối cùng và cái ngày cuối cùng của âm số vậy.

(42) Tam dương tức là Thái dương. “Cổ” là cổ động, mạch vừa bật lên mà lại có vè cổ động mạnh. Đó là cái triệu chứng dương cực mà không còn một chút gì là âm hòa. Thái dương với Thiếu âm cùng làm biểu, lý và đều chủ về khí thủy hỏa. Thiên do số một sinh ra hành Thủy, địa do sổ hai sinh ra hành Hỏa. Đó là cải “dương Phù” thủy hỏa, cho nên chết về cái số “sinh” cùa thiên địa. Ta lại nên nhận rằng: Thiên chủ về “sinh”, địa chủ về “thành”, cho nên bệnh ờ Thái dương thì chết về “sinh số”, mà bệnh ở Thái âm thì chết về “thành số”.

(43) Tam âm, Tam dương là cái khí cùa năm hành. Hai khí Âm Dương cùng “bác kích” không hòa, cho nên đến hểt cái sổ cùa năm hành thì chét. “Tâm mãn” là do dương “bác” lên ờ bộ phận trên; có sự “uất kết” là do âm “bác” ờ bộ phận dưới. “Phúc” (bụng) ờ vào bộ phận dưới, là nơi âm dương tương giao với nhau. “Phúc bộ phát ra hết…” tức là dương phát ra hết ở trên, âm phát ra hết ở dưới, mà không còn sự “hòa” hiện ra ờ bộ phận giữa nữa.

Tiết này nói về âm dương mắc bệnh ở trên và dưới; tiết dưới nói về âm dương mắc bệnh về hàn với nhiệt.

(44) Nhị dương tức là Dương minh. Bệnh “ôn” tức là sốt rét và nóng. Âm Nhị dương tức là Dương minh. Bệnh “ôn” tức là sốt rét và nóng. Âm dương ở con người, do cái khí thủy cốc của Dương minh mà sinh ra. Nếu Nhị dương đềụ “bác”, thì tuyệt mất cái nguồn gốc sinh ra âm dương rồi. Âm không được Dương điều hòa thì sinh ra bệnh hàn; Dương không được âm điều hòa thì sinh ra bệnh nhiệt. Giờ âm dương đều tuyệt thì là một chửng rất nguy. “Chín” là hàng cuối cùng của số dương; “mười” là hàng cuối cùng cùa số âm. Chết về ngày thứ mười, tức là đúng vào cái thời kỳ âm dương đều hểt. Tiết trên nói mạch cùa Tam dương ờ đầu, mạch của Tâm âm ờ thủ, đó tức là “như” một, là “nhất quán”. Nếu hai khí Âm Dương không quán thông với nhau, mà lại tự cùng bác kích (chọi, xung đột) lẫn nhau, thì sẽ gây nên chứng chết như vậy. Tiết này nói: nhờ về khí dương hòa cùa Vị quàn để sinh nuôi âm dương năm Tàng. Nếu hai Dương đều “bác” thì âm dương đều tuyệt, cũng là chứng chết.

ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN
ÂM DƯƠNG BIỆT LUẬN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.