Mạch và chứng của bài Chi tử Hậu phác thang
Điều 81. Thương hàn sau khi hạ, tâm phiền bụng đầy, nằm ngồi không yên, cho uống Chi tử hậu phác thang làm chủ.
Tóm tắt:
Cách chữa bệnh thương hàn sau khi hạ mà tâm phiền, bụng đầy.
Thích nghĩa:
Bệnh thương hàn sau khi hạ, tà nhiệt đọng ở ngực cho nên tâm phiền, hạ rồi tà lẫn vào, khí trệ ả bụng cho nên bụng đầy; ngực bụng ủng trệ cho nên nằm ngồi chẳng yên. Vì thế dùng chi tử để chữa chứng hư phiền, chỉ thực, hậu phác để trị chứng đầy, không dùng đậu sị là để tập trung sức vào chữa chứng đầy bụng.
Tâm phiền, bụng đầy mà chưa hạ bao giờ thì hạ đi là khỏi, hạ rồi mà tâm phiền, bụng đầy thì không thể hạ. Loại chứng hậu này rất dễ nhận nhầm là chưa hạ hết, rồi cho hạ nữa hoặc nhận nhầm là sau khi hạ rồi, hư ỏ trong mà dùng thuốc bổ, như thế là chữa nhầm.
Chi tủ hâu phác thang:
Chi tử 14 (xẻ ra)
Hậu phác 3 lạng ( nưống bỏ vỏ)
Chỉ thực 3 quả (ngâm nước, nướng vàng)
Ba vị trên dùng 3 thăng rưỡi nước, sắc lấy một thăng rưỡi lọc bỏ bã, chia hai lần uống, lần đầu uống ấm (mửa được thì thôi không uông lần sau).
Ý nghĩa của phương thuốc:
Chi tử đắng hàn, hay làm tiết hết sự phiền nhiệt. Hậu phác đắng ấm, hay làm tiêu hết chứng bụng đầy. Chỉ thực đắng lạnh, giải được.chứng nhiệt kết trong dạ dày. Đây là thang thuốc thanh nhiệt trừ phiền khoan khoái trung tiêu làm hết chứng đầy.