PHƯƠNG THỊNH SUY LUẬN THIÊN
KINH VĂN
Lôi Công hỏi rằng:
– về khí nhiều ít, thế nào là nghịch? Thế nào là tùng?
Hoàng Đế dạy rằng:
– Dương theo tả, âm theo hữu lão theo trên, thiếu theo dưới. Vì vậy, xuân hạ theo về dương thời sống, theo về thu đông thời chết. Trái lại, thời theo về thu đông là sống. Vì vậy, khí dù nhiều ít mà nghịch, đều thành chứng quyết(1).
Chứng quyết thuộc Thiểu âm, khiến người mộng càn quá lắm thời mê.
Phế khí hư thời khiến người mộng thấy bạch vật (các vật trắng, thuộc loài kim), thấy chém người máu chảy, nếu đắc thời, thời mộng thấy binh chiến(2).
Thận khí hư thời khiến người mộng thấy thuyền và người bị đắm đuối; nểu đắc thời, thời mộng nằm trong. Tỳ khí hư thời mộng thấy uổng ăn không đủ; nếu đắc thời, thời mộng đắp tường, lợp nhà.
Đó là thuộc về năm Tàng khí hư, Dương khí hữu dư, Âm khí bất túc. Vậy hợp với năm chẩn, điều với âm dương, để xét về kinh mạch(2).
Vì vậy, chẩn có đại phương (phép lớn). Ngồi đứng có thường, ra vào có lối, để giúp ích cho thần minh; phải rất thanh tĩnh, xem suốt trên dưới, coi ở bát chính, xét năm trung bộ, án mạch động tĩnh; theo riết để nhân về hoạt, sắc, hàn, ôn; đạo có xét rõ mới được dài lâu. Và tới được cõi mười vẹn cả mười (thập toàn)(3).
CHÚ GIẢI:
(1) Khí mà thuộc dương, thì ờ bên tả là thuận; khí mà thuộc âm, thì ở bên hữu là thuận, người già ăn kém, nên ở trên là thuận; người thiếu dục nhiều, nên ở dưới là thuận. Vì vậy, về xuân hạ, hoặc bệnh hoặc mạch, theo về dương là sống: nếu lại âm bệnh, âm mạch như thu đông thì sẽ chết. Trái lại thì thu đông theo về âm thì sống. Nếu lại dương bệnh dương mạch nkư xuân hạ thì chết. Vì vậy khí ờ con người không cứ gì nhiều ít, nếu nghịch thì sẽ thành chứng quyết.
(2)Đây nói về Âm khí bất túc thì sinh ra chứng nhiệt quyết, mà lấy “vọng mộng” của năm Tàng làm chứng nghiệm. Năm Tàng thuộc về âm. Âm khí hư thì hình ra “vong mộng”. Như Phế khí hư thì mộng thấy bạch vật, vì Phế thuộc Kim, Kim sắc trắng, thấy người bị chém, là cái công dụng cùa Kim. Nếu gặp mùa thu đông mà Kim vượng giúp Phế, thỉ Phế chưa suy lắm, sẽ mộng thấy “binh chiến” đó là vì Tàng khí thực. Thận thuộc Thủy, nên mộng thấy sự “đắm đuối”. Nếu gặp mùa đông mà Thủy đến giúp Thận, thì Thận chưa suy lám, thi mộng thấy nằm ờ trong nước; sờ dĩ “như bị sợ hãi” là do Tàng khí không yên mà sinh ra. Can chù Mộc, nên mộng thấy cỏ cây nảy mọc, đó là vì cùng một loài. Nếu gặp mùa xuân, mà Mộc lại giúp Can; thì Can chưa suy lắm, thì mộng thấy tựa dưới gốc cây; sờ ước, như bị sợ hãi.
Can khí hư thời mộng thấy cỏ cây nảy nở; nếu đắc thời, thòi mộng tựa dưới gốc cây không dám đứng dậy.
Tâm khí hư mộng thấy đi cứu đám cháy; nếu đắc thời, thời mộng thấy lửa sáng rực trời.
(3) dĩ không dám đứng dậy, cũng là do Tàng khí không yên. Tâm thuộc Hỏa, nên mộng thấy chạy chữa đám cháy. Nếu, gặp mùa hạ, thì Hỏa tới giúp Tâm. Tâm chưa suy lắm, nên mộng thấy lửa sáng rực trời. Đó cũng vỉ Tàng khí thực mà không yên. Tỳ thuộc Thổ, nên mộng thấy uống, ăn không đù; nếu gặp về tứ quý, mà Thổ tới giúp Tỳ, Tỳ chưa suy lắm, nên mộng thấy đắp tường, lợp nhà… Đó đều do năm Tàng khí hư, Dưong khí hữu dư, Âm khí bất túc, sờ dĩ có mộng hiện như vậy yà gây thành chứng quyết.
Đây nói về Hình khí nên tương đắc, không nên tương thất, mới được là thập toàn. Nhưng hỉnh là hữu hình, mà khí là vô hình, về khí, cần phải do ở mạch để nghiệm. Vì vậy, hình nhược khí hư thì chết. Vì cả hai đều là bất túc, cũng chết bởi hình lấy mạch làm chù. Nếu mạch khí hữu dư mà hình khí bất túc, thì huyết khí đã đù, thần khí sẽ xung, chắc có cơ sống được. Vi vậy chẩn có đại pháp. Phàm làm y công, tự mình ngồi dậy phải có thường, ra vào phải có lối, khiển cho thần minh thư xướng, thanh tĩnh vững vàng. Vậy sau mới án đến mạch cùa bệnh nhân, động, tĩnh, hoạt, sắc, hàn, ôn, đại tiểu. đều rõ ràng không sai, thế mới là thập toàn.