CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

KINH VĂN

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

– Năm khí giao hợp, doanh hư thay đổi. Lẽ đó, tôi được biết rồi. Còn sáu khí chia trị, Tư thiên, Tại toàn, khí đến như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Quyết âm Tư thiên, hóa cùa nó là phong; Thiếu âm Tư thiên, hóa của nó là nhiệt; Thái âm Tư thiên, hóa cùa nó là thấp; Thiếu dương Tư thiên, hóa cùa là hỏa; Dương minh Tư thiên, hóa cùa nó là táo; Thái dương Tư thiên, hóa cùa nó là hàn. Lấy cái Tàng Vị sáu khí nó lâm, mà nhận định bệnh danh. (tức là thiên khí ở trên lâm xuống, mà dưới họp với Tàng Vị cùa con người, tùy theo sáu khí nó phạm vào Tàng nào, để ấn định tên bệnh).
– Địa hóa (tức Tại toàn) như thế nào?
– Cùng “hậu” như Tư thiên, gián khí cũng vậy.
– Gián khí như thế nào?
– “Tư” ỏ’ tả, hữu gọi là gián khí.
– Lấy gì để phân biệt là khác?
– Chủ tuế thời kỷ tuế, gián khí thời kỷ bộ(1).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Tuế chủ như thế nào?

KỲ Bá thưa rằng:

– Quyết âm Tư thiên là phong hỏa, Tại toàn là toan hóa, tư khí là thương hóa (hóa màu xanh), gián khí là động hóa. Thiếu âm Tư thiên là nhiệt hóa, Tại toàn là khổ hóa, không tư về khí hóa, tư khí là chước hóa (hóa SỊI’ cháy nóng). Thái âm Tư thiên là thấp hóa, Tại toàn là cam hóa, tư khí là kiềm hòa, gián khí là nhu hóa, Thiếu dương Tư thiên là hỏa hóa, Tại toàn là khổ hỏa, tư khí là đan hoá (hóa sắc đỏ), gián khí là minh hóa (hóa sự sáng tỏ). Dương minh Tư thicn là táo hóa, Tại toàn là tân hóa, tư khí là tổ hóa, gián khí là thanh hóa. Thái dương Tư thiên là hàn hóa, Tại toàn là hàn hóa, tư khí là huyền hóa, gián khí là Tàng hóa. Cho nên muốn trị bệnh phải biết rõ sáu khí, chia trị năm Vị, năm Sắc sinh ra thế nào, năm Tàng nên như thế nào. Mói có thể nói được lẽ doanh, hư và cái nguyên nhân sinh ra bệnh hoạn(2).

Hoàng Đế hỏi:

– Quyết âm Tại toàn mà toan hóa, tôi đã hiểu rồi. Còn sự phát triển cùa phong hóa, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Phong phát sinh ra ở đất, đó tức là “bản”. Các khí khác đều như vậy. Bàn (gốc) ờ trời tức là thiên khí, bàn ở đất tức là địa khí. Trời với đất hợp khỉ,, sáu tiết phân chia, muôn vật do đó mà hóa sinh. Cho nên nói: “Cẩn hậu khí nghi, vô thất bệnh kỳ”, tức là lẽ đó(3).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

– Chủ bệnh như the nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

-Tưthế, bị vật(4), thời không sót nữa.
– Trước tuế mà bi vât. như thế nào?
– ĐÓ là chuyên tính cùa trời đất.
– Tư tuế như thế nào?
– Tư khí để nhận chù tuế, do đó lại xét cả hữu dư và bất túc.

– Nếu không tư tuế, bị vận, thì sao?
– Vì khi nó tán, chất tuy đồng mà lực khác nhau. Khí vị có hậu bạc, tính dụng có táo tĩnh; trị, bảo cỏ nhiều ít, lực hóa có thiển, thâm. Vì vậy nên phải tư tuế bị vật(5).

Hoàng Đế hỏi:

– Tuế chủ làm hại cho Tàng, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Xét cái “sở bất thắng” của nó, thời rõ được yếu điểm như thế
nào?(6)

– Trị liệu như thế nào?

– Ở trên mà “râm” xuống dưới, thời lấy cái “sở thắng” để làm cho yên, do bên ngoài mà “râm” vào trong, thời lấy cái “sở thẳng để điều trị(7).

Hoàng Đế hỏi:

– Bình khí như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Nhận xét kỹ âm dương ở đâu để điều trị, lấy quân bình làm giới hạn, Chính thời chính trị, phản thời phản trị.(8).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Phu Tử nói xét về sự hỗ giao âm dưong dể điều trị. Luận nói: “Nhân nghinh với Thổn khẩu tương ứng, không sai như dây mặc, gọi là “bình”, vậy âm dương sở tại và Thốn khẩu như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Nhân năm thuộc về Nam chính hay Bắc chính, thời sẽ biết được(9).
về năm Bắc chính, Thiếu âm Tại toàn Thổn khẩu không ứng, Quyết âm Tại toàn, thời bên “hữu” không ứng, Thái âm Tại toàn thời bên “tả” không ứng. về năm Nam chính, Thiếu âm Tư thiên thời Thổn khẩu không ứng. Quyết âm Tư thiên thời bên hữu không ứng, Thái âm Tư thiên thời bên tả không ứng, Phàm những “không ứng” “phản chấn” thời sẽ thấy(10).

Hoàng Đế hỏi:

– Xích hậu như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– về năm Bắc chính, Tam âm ở dưới, thời Thổn không ứng; Tam âm ờ trên, thời Xích không ứng. về năm Nam chính, Tam âm Tư thiên, thời Thốn không ứng, Tam âm Tại toàn, thời xích không ủng. Tả, hữu đều như vậy. Cho nên nói: Biết được cốt yếu, chỉ một lời cũng đù, không biết được cốt yếu, sẽ lưu tán vô cùng(11).

Hoàng Đế hỏi:

– Khí cùa trời đất, do nội tâm mà sinh ra bệnh như thế nào?

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

– Những năm Quyết âm Tại toàn, bị phong râm I1Ó thắng, thời địa khí u ám, cỏ cây sớm tốt. Dân mắc bệnh ghê ghê sợ rét, hay vươn vai, Tâm thống, chi mãn, lưõng hiếp lý cấp (đau rút hai bên sườn), uống ăn không chịu, cách yết không thông, ăn vào thì nôn, phúc trường hay ợ, được hậu (đại tiện) với khí (trung tiện), thời trong bụng nhẹ ngay như bớt. Thân thể đều nặng.
Nhũng năm Thiếu âm Tại toàn, bị nhiệt râm nó thắng, nơi tối lại sáng. Dân mắc bệnh trong bụng thường sôi (kêu réo), khí xông lên hung, thở suyễn, không thể đứng lâu, hàn, nhiệt, bì phu thốns, mắt mờ, răng đau, quai hàm sưng. Ố hàn, phát nhiệt, như ngược, trong Thiểu phúc đau, bụng lớn (vì nhiệt ở Trung tiêu nên bụng lớn).
Những năm Thái âm Tại toàn, bị thấp râm nó thắng, gần xa tăm tối; dân mắc bệnh ẩm, tích, Tâm thống, tai điếc; bừng bừng nóng nẩy, ách thũng, hầu tý, âm bệnh, ra huyết; thiếu phúc thống và thũng, không tiểu tiện được, khí bốc đầu nhức, mắt như mờ, cổ như gãy, lưng đau, đùi duỗi không thể co, bọng chân đau nhức như bị nứt.
Những năm Thiếu dương Tại toàn bị hỏa râm nỏ thắng, hàn nhiệt thay đổi đến. Dân mắc bệnh chú tiết xích hoặc bạch (tức kiết lỵ); Thiếu phúc thống, niệu xích, quá lắm thời tiện huyết. Thiếu âm cùng hậu(12).
Những nám Dương minh Tại toàn, bị táo râm nó thắng, dân mắc bệnh hay ẩu (ọe) ra vị dắng, hay thở dài; Tâm, Hiếp thống, không thể trở mình, quá lắm thời họng khô, mặt nhờn, da dẻ khô rộp, ngoài chân lại nhiệt.
Những năm Thái dương Tại toàn, bị hàn râm nó thẳng, dân mắc bệnh đau ở Thiểu dương, rút xuống Dịch hoàn, suốt ra yêu tích; xung lên thành Tâm thống, ra huyết, họng đau, quai hàm sưng.

Hoàng Đế hỏi:

– Điều trị như thể nào?
– Cái khí trong thời kỳ’ Tại toàn, bị phong râm vào bên trong, nên trị bằng vị tân và lưong, tá bằng vị khổ và cam, dung vị cam làm cho hoãn lại, dùng vị tân làm cho tán đi(l3).
Bị nhiệt râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi(14).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Bị thấp râm vào bcn trong, nên trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bàng vị toan và dạm, dùng vị khổ làm cho táo lại, dùng vị đạm làm cho tiết đi(15).
Bị hỏa râm vào bên trong, nên trị bằng vị hàn và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát đi(16).
Bị táo râm vào bên trong, nên trị bằng khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để hạ xuống(17).
Bị hàn râm vào bên trong, nên trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để tả đi, dùng vị tân để nhuận thêm, dùng vị khổ để làm cho kiên lại(18).

Hoàng Đế hỏi:

– Thiên khí biến như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Quyết âm Tư thiên, bị phong râm nó thắng. Dân mắc bệnh vị quản giữa Tâm mà đau; rút lên hai hiếp, cách yết không thông, uống ăn không xuống, lưỡi cứng đờ, ăn vào thời ẩu; lãnh tiết, phúc trướng, đường tiết (đại tiện nát); già (hòn nổi lại tan); đường thủy vít. Bệnh vốn ở Tỳ Xung dương mạch tuyệt, chết không thể chữa.
Thiếu âm Tư thiên, bị nhiệt râm nó thắng. Dân mắc bệnh trong hung phiền nhiệt, ách Can, hữu hiếp mãn, bì phu thống, phát hàn nhiệt, khái và suyễn, thóa huyết (nhổ ra huyết), huyết tiết, cừu, nục, xị, ẩu, tiểu tiện, sác biến. Quá lắm thời thương dương, phù thũng: Kiên (vai) bối (lưng), tý nhu (cánh tay), và trong khuyết bồn đều đau. Tâm thống, Phế trưóng, bụng lớn và mãn hoặc, bụng trướng mà khái và suyễn. Gốc bệnh ỏ’ Phế, mạch ở Xích trạch tuyệt, chết, không thể chùa.
Thái âm Tư thicn, bị thấp râm nó thắng, dân mắc bệnh; phù thũng, cốt thống, âm tỷ, án tay vào không được, yêu, tích, đầu hạng thống; thỉnh thoảng hoa mắt; dại tiện khó, Ảm khí không phát triển, đói mà không muốn ăn; khái, thỏa thời thay có cà huyết, trong bụng nghe bào hao. Bệnh ỏ’ gốc Thận, mạch ở Thái khê tuyệt, thời chết không thể chữa.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Thiếu dưong Tư thiên, bị Hỏa và râm nó thắng. Dân mắc bệnh đầu thống, phát nhiệt, ố hàn mà ngược. Nhiệt phát ra bì phu, bì đau; sắc biến ra vàng hoặc đỏ, gây nên chứng thủy, mình, mặt phù, thũng; bụng đầy vưọt, phải ngửa lên mà thở, kiết lỵ đỏ hoặc trắng; mụn lở, ho, nhổ ra huyết; phiền Tâm, trong hung nhiệt, quá lắm thời cừu, nục. Bệnh gốc ở Phế, mạch ở huyệt Thiên Phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được.
Dương minh Tư thiên, bị táo râm nó thắng. Dân mắc bệnh tả khư hiếp đau, khí hàn tràn lan, cảm thành bệnh ngược; khái, trong bụng sôi; tiết tả, như phân cò; Tâm huyết bạo thống, không thể trở minh; ách Can, mặt nhờn, yêu thống. Đàn ông đồi sán, đàn bà Thiếu phúc đau; mẳt mờ và toét, lở láy. Bệnh gốc ở Can, mạch ở Thái xung tuyệt, sẽ chết, không thể chữa.
Thái dương Tư thiên, bị hàn râm nó thắng. Dân mắc bệnh huyết biến ở trong, phát thành ung dương (mụn, lờ), quyết, Tâm thống, ẩu huyết, huyết tiết, cừu, nục, hay bị (thương, cảm); thỉnh thoảng chóng mặt, ngã ngất, hung, phúc, mãn, lòng bàn tay nóng, khuỷu tay co lại; nách sưng, trong lòng lạnh lẽo, khó chịu; hung hiếp, vị quản đều không yên, mặt đỏ, mắt vàng, hay ợ, họng khô. Quá lấm thòi sắc mặt đen sạm, khát, muốn uống nưóc. Bệnh gốc ở Tâm, mạch ở huyệt Thần môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa.
Đó chính là: chi xét ở động khí, thời sẽ biết đưọc năm Tàng ra sao.

Hoàng Đế hỏi:

– Điều trị như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– về khí Tư thiên, bị phong râm nó thắng, bình bằng vị tân và lương, tá bằng vị khổ và cam; dùng vị cam để làm cho hoãn; dùng vị toan đề làm cho tà(19).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Bị nhiệt râm nó thắng, bình bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị cam; để làm cho thâu lại(20).
Bị thấp râm nỏ thắng, bình bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân; dùng vị khổ để làm cho táo, dùng vị đạm để làm cho tiết; thấp ở bộ phận trên, quá lắm mà nhiệt, trị bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị cam và tân, để cho hãn ra, thời thôi(2l).
Bị hỏa râm nó thẳng, binh bằng vị toan và lãnh, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị toan để thâu lại, dùng vị khổ để phát ra, lại dùng vị toan để cho phục lại. Cùng một phưong pháp trị chứng nhiệt râm(22).
Bị táo râm nó thắng, bình bằng vị khổ và ôn, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để hạ xuống(23).
Bị hàn râm nó thắng bình bằng vị tân và nhiệt, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị hàm để tả(24).

Hoàng Đế hỏi:

– Tà khí phàn thắng, điều trị như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Phong tư ờ đất, thanh lại thắng nó, trị bằng toan và ôn, tá bằng khổ và cam, dùng vị tân để bình.
Nhiệt tư ở đất, hàn lại thắng nó, trị bằng cam và nhiệt, tá bằng khổ và tân, dùng vị hàn để bình.
Thấp tư ở đất, nhiệt lại thắng nó; trị bằng vị khổ và lãnh; tá bằng vị hàm và cam, dùng vị khổ để bình.
Hỏa tư ở đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tà bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để bỉnh.
Táo tư ờ đất, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị bình và hàn, tá bằng vị khổ và cam, dùng vị tân để bình, lấy hòa làm lợi.
Hàn tư ở dát, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vỉ com tân, dùng vị khổ dể bình(25).

Hoàng Đế hỏi:

– Tà khí lại thắng khí Tư thiên, thời trị liệu như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Phong hóa ở trời, thanh lại thắng nó, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị cam và khổ.
Nhiệt hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị cam và ôn, tá bằng vị khổ, toan và tân.
Thấp hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị khổ và hàm, tá bằng vị khổ và toan.
Hỏa hóa ở trời, hàn lại thắng nó, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng bị khổ và tân.
Táo hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và cam.
Hàn hóa ở trời, nhiệt lại thắng nó. Trị bằng vị hàm và lãnh, tả bàng vị khổ, và tân(26).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

– Sáu khí tương thắng như thế nào?
– Thắng cùa Quyết âm, sinh ra các chứng: Tai ù, đầu váng, trong bụng rộn rực như muốn thổ. Vị cách như hàn, khí dồn vào khư và hiếp mà thành nhiệt, tiểu tiện vàng và đỏ; vị quản thống, dồn lên hai hiếp; trường minh, xôn, tiết; kiết lỵ đỏ hoặc trắng, quá lắm thời ẩu thổ, cách yết không thông(27).
Thắng của Thiểu âm, Tâm hạ nhiệt, hay đói, dưới rốn rộn rực, khí dẫn lên Tam tiêu, ẩu nghịch, táo phiền, phúc mãn và thống, dường tiết, tiểu tiện đỏ.
Thắng cùa Thái âm, Hỏa khí uất ở bên trongJ mụn lở suốt từ trong ra ngoài. Bệnh ở khư hiếp, quá lắm thời Tâm thống; nhiệt cách lên thành đầu thống, hầu tý, hạng cường. Nếu khí âm thấp lại thắng ở nửa năm về sau thời, thấp khí uất ở bên trong, hàn khí bách xuống Hạ tiêu, đau suốt từ đỉnh đầu đến khoảng lông mày, vị mãn; Thiếu phúc mãn, sống lưng và ngang lưng đều cứng; bên trong khó chịu, hay kiết lỵ; dưới chân ấm, đầu nặng, ống chân và chân sưng thũng. Chứng ẩm phát ra ở bên trong, phù thũng từ dưới lên trên(28).
Thắng của Thiếu dương, nhiệt “khách” ở Vị phiền Tâm, Tâm thống, mắt đỏ, muốn ẩu; ẩu ra nước chua, hay đói, tai đau, nước tiểu đỏ, hay sợ, thiềm ngũ’, bao nhiệt, tiêu thước, Thiếu phúc thống.
Thắng cùa Dương minh, khí lạnh phát ra ở trong tả như hiếp đau, đường tiết, trong là ách tắc (nghẽn ờ cổ), ngoài là đồi sán. Trong bụng khó chịu, ách tắc mà khái.
Thắng của Thái dương, sinh ra chúng hài ngược, hàn quyết vào Vị, Tâm thống, âm hành lở mụn, đau xuống bên háng, huyết mạch đọng rít, hoặc thành chứng huyết tiết (tả ra huyết), bì phu sưng đau, phúc mãn, ăn kém, nhiệt lại bổc lên, đầu, cổ, thông đính, não bộ đều đau, mắt như mờ đi, hàn vào Hạ tiêu, gây nên chứng nhu tả (đại tiện nát).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Điều trị như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Thắng của Quyết âm, trị bằng vị cam và thanh, tả bằng vị khổ và tân; dùng vị toan để tả.
Thắng của Thiếu âm, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị khổ và hàm, dùng vị cam để tả.
Thắng của Thái âm, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ đổ tả.
Thắng của Thiếu dương, trị bằng vị tân và hàn, tá bằng vị cam và hàm, dùng vị cam để tả.
Thắng cùa Dương minh, trị bằng vị toan và ôn, tá bằng vị tân và cam, dùng vị khổ để tiết.
Thắng của Thái dương, trị bằng vị cam và nhiệt, tá bằng vị tân và toan, dùng vị hàm để tả(29).

Hoàng Đế hỏi:

– Sáu kỳ phục lại, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Sự “phục” của Quyết âm, sinh ra chứng Thiếu phúc kiên và mãn, lý cấp bạo thống; Quyết âm thống, hãn phát, ẩu thổ; muốn ăn mà không nuốt vào được, nuốt vào lại thổ ra. Gân, xương choáng váng, thanh quyết, quá lắm thời vào Tỳ, thành chứng thực tý, mà thổ. Mạch ở Xung dương tuyệt, sẽ chết, không clíữa được(30).
Phục cùa Thiểu âm, nóng này phát sinh ở bên trong, phiền táo, cừu, sị, Thiếu phúc giảo thống (đau như thất), ách táo “phân chú” có lúc ngừng; khí động ở tả, dẫn lên bên hữu; khái, bì phu đau; uất mạo không biết, ghê ghê rét run, thiềm vọng, hàn rồi lại nhiệt, khát mà muốn uống; thiểu khí, cốt nuy, Tiểu trưòng không thông, ngoài là phù thũng, nhiệt khí đại hành, sinh ra các chửng phất, chẩn, thương dương, ung thư, tỏa, trĩ v.v… quá lắm thời phạm vào Phế, khái mà tỵ uyên (trong mũi nước đặc chày ra quanh năm, mùi hôi thối). Mạch ở Thiên Phủ tuyệt, sẽ chết, không chữa được(31).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Phục cùa Thái âm, sinh ra mình nặng, bụng đầy, uống ăn không tiêu, Âm khí thượng quyết, trong bụng khó chịu; chứng ẩm phát sinh ở trong, thành chửng khái và suyễn có tiếng, đỉnh đầu đau và nặng, càng thêm chạo khiết (tay chân vật vã, co quắp) nôn ọe li bì, im lặng, thổ ra nước trong. Quá lắm thời vào Thận, khiến tả vô độ. Mạch Thái khê tuyệt, thời chết, không thể chữa(32).
Phục cùa Thiếu dương, sinh ra các chứng kinh, khiết, khái, nục, Tâm nhiệt, phiền táo, tiện xác, ghê gió; quyết khí dẫn lên, mặt nhờn như bắt bụi; mi mắt hay giật, hỏa khí phát ở bên trong dẫn lên thành chứng lờ nát trong miệng, ẩu nghịch, huyết giật, huyết tiết, rồi phát ra chứng ngược, ố hàn run rẩy. Hàn cực lại nhiệt, gây nên ách lạc khô ráo, khát muốn uống nước lã, sắc mặt biến ra vàng và đò, thiếu khí, mạch nuy, hóa làm chứng thủy, gây thành thủy thũng. Quá lắm thời vào Phế, khái và đại tiện ra huyết. Xích trạch tuyệt, thời chết, không thể chữa được(33).
Phục cùa Dương minh, sẽ sinh ra các bệnh: đau ở khư hiếp khí về bên tà, hay thở dài, quá lắm thời Tâm thống, bĩ mãn, phúc trướng mà tiết tà, nôn ra nước đắng, khái uế, phiền Tâm, bệnh ở trong cách, đầu nhức; quá lắm thời vào Can, sinh ra chứng kinh hãi, co gân. Mạch ở Thái xung tuyệt, sẽ không chữa được(34).
Phục của Thái dương, quyết khí dẫn lên, Tâm và Vị sinh hàn; Hung cách không lợi, Tâm thống, bĩ, mãn, đầu thống, hay bị, có khi ngã ngất, ăn sút, yêu chùy đau, co duỗi không tiện, đau ở Thiếu phúc, rút xuống dịch hoàn, lây lên cả yêu, tích, xung lên Tâm, nhổ ra nước trong, hay ọe hay ọ; quá lắm thời vào Tâm, hay quên, hay bi. Mạch ở Thầu môn tuyệt, sẽ chết, không thể chữa(35).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Phương pháp điều trị như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Phục của Quyết âm, trị bằng vị toan và hàn, tá bằng vị cam và tân.

– dùng vị toan để làm cho tả, dùng vị cam để làm cho hoãn.
Phục cùa Thiếu âm, trị bằng vị hàm và hàn, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị cam để làm cho tả, dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị khổ để làm cho phát, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn.
Phục của Thái âm, trị bằng vị khổ và nhiệt, tá bằng vị toan và tân, dùng vị khổ để làm cho tả, làm cho táo, làm cho tiết.
Phục của Thiếu dưcmg, trị bằng vị hàm và lãnh, tá bằng vị khổ và tân, dùng vị hàm để làm cho nhuyễn; dùng vị toan để làm cho thâu, dùng vị tân và khổ để làm cho phát. Phát không lánh xa nhiệt, không phạm ôn, lương. Phục ở Thiếu âm cũng một phương pháp điều trị.
Phục của Dương minh, trị bằng vị tân và ôn; tá bằng vị khổ và cam, dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ, dùng vị toan để bổ.
Phục cùa Thái dương, trị bằng vị hàm và nhiệt, tá bằng vị cam và tân, dùng vị khổ để làm cho kiên(36).
Phàm trị về cái khí thắng và phục, hàn thời làm cho nhiệt, nhiệt thời làm cho hàn, ôn. thời làm cho thanh, thanh thời làm cho ôn, tán thời thâu lại, uất thời tán đi, táo thời làm cho nhuận, cấp thời làm cho hoãn, kiên thời làm cho nhuyễn, nhuế (mềm) thời làm cho kiên, suy thời bổ thêm vào, cương thời tả bót đi. Phải làm cho chính khí được yên, phải thanh, phải tĩnh. Thời bệnh khí giảm đi, rút về bản Vị, đó là đại thể cùa phương pháp điều trị.

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Khí chia về trên, dưới như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

-Từ nửa mình trở lên, có ba khí, thuộc về bộ phận cùa trời, thiên khí làm chủ, từ nửa minh trở xuống, có ba khí thuộc về bộ phận cùa đất, địa khí làm chù. Lấy danh để đặt tên cho khí, lấy khí để nhận biết thuộc xứ nào, rồi sẽ nói đến bệnh. “Bán” (nửa), tức là chi về Thiên khu(37).

Cho nên ở trên thắng mà ở dưới cũng mắc bệnh, thời lấy thuộc về “địa” để đặt tên; ở dưới thắng mà ở trên cũng mắc’bệnh, thời lấy thuộc về “thiên” để đặt tên(38).
Như nói là “thắng” đến, tức là “báo khí” khuất phụ mà chửa phát; nói “phục” đến, thời không cần, vì trời đất mà khác danh, cũng đều coi như phục khí ở đâu để lập thành trị pháp(39).

Hoàng Đế hỏi:

– Sự động cùa thắng và phục, thời có thường chăng? Khí cổ nhất định chăng?

Kỳ Bá thưa rằng:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Thời có thường Vị mà khí không có nhất định.
– Xin cho biết rõ ngành ngọn ra làm sao?
– Sơ khí, cuối cùng về tam khí, thiên khí làm chủ đó là lẽ thường cùa thắng khí, tứ khí cuối cùng có chung khí, đó là lẽ thường của phục khí. Có thắng thời có phục, không thời không(40).

Hoàng Đế hỏi:

– Phục rồi mà lại thắng, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Thắng đến thời phục, không có số thường. Hễ suy thời ngìmg lại thôi. Phục rồi mà thắng, không phục thời hại, vì đỏ sẽ hại sự sống(41).
– Phục mà lại mắc bệnh như thế nào?
– Vì ở không phải Vị, mà bất tương đắc nên sinh bệnh. Đại phục cái thắng, thời chủ lại thắng, cho nên mới lại phát bệnh. Đó tức là thuộc về những khí Hỏa, táo và nhiệt(42).

Hoàng Đế hỏi:

– Điều trị như thể nào?
– Phàm khí nỏ thắng: Vì thời theo, thậm thời chế.
về khí nó phục: Hòa thời bình, bạo thời đoạt. Đều theo thắng khí làm cho yên sự khuất phục. Không cần phải hỏi đến số, lấy “bình” làm giới hạn. Đó là đạo chính(42).

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

– Khí thắng và phục của chủ khách như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Khí của khách, chù, chỉ có thắng mà không có phục(43).
– Nghịch, thuận như thế nào?
– Chủ thắng là nghịch, khách thắng là thuận, đó là theo đạo trời(44).

Hoàng Đế hỏi:

– Sinh bệnh như thế nào?

Kỳ Bả thưa rằng:

– Quyết âm Tư thiên, khách thắng thời tai ù, chóng mặt, quá lắm thời khái. Chù thắng thì hung, hiếp đau, lưỡi cứng khó nói.
Thiếu âm Tư thiên, khách thời cửu, xị, gáy và cổ cứng đời; kiên và bối nóng khó chịu; đầy nhức thiểu khí, phát nhiệt, tai điếc, mắt mò’, quá lắm thời phù thũng, huyết giật, thương dương, khái và suyễn. Chù thắng Tâm nhiệt, phiền táo, quá lắm thời hiếp thống, chi mãn(45).
Thái âm Tư thiên, khách thắng thời đầu và mặt phù thũng, thở hút khí suyễn; chủ thắng thời hung phúc mãn, ăn rồi thời trong bụng khó chịu Thiếu dương Tư thiên, khách thắng thời đơn, chẩn phát ra bên ngoài; thương, dương ẩu nghịch; hầu tý, đầu nhức, ách thũng (cuống họng sưng), tai điếc, huyết ràn, hoặc sinh khiết, túng. Chủ thắng thời hung mãn, khát, khái ngửa lên mới thở được. Quá lắm thời xuất huyết, tay nóng(46).
Dương minh Tư thiên’ cái khí thanh túc có thừa ở bên trong, do đó sinh ra chứng khái và nục, họng nghẽn, trong Tâm cách nhiệt, khái không dứt. Nếu tự xuất huyết, sẽ chết.
Thái dương Tư thiên, khách thắng thời trong hung không lợi, mũi chảy nước trong, cảm hàn thời khái. Chủ thắng thời trong họng có tiếng khò khè.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Quyết âm Tại toàn, khách thắng thời các khớp xương lớn không lợi, hoặc thành các chứng kính cường, câu khiết, việc cử động khó khăn, chù thắng thời gân xương rã rời, yêu và phúc thỉnh thoảng đau.
Thiếu âm Tại toàn, khách thắng thời yêu thống; cấu, cổ, bễ, suyễn, hành đều nóng âm ỷ và đau, hoặc phù thũng không thể đứng lâu, nước tiểu sắc biến. Chủ thắng thời quyết khí dẫn lên, Tâm thống, phát nhiệt, các chứng “tỳ” đều phát sinh, phát ra ở khư, hiếp, mồ hôi ra nhiều, tay chân quyết nghịch.
Thái âm Tại toàn, khách thắng thòi túc nuy, hạ trọng, đại, tiểu tiết ra luôn, thấp khách ở Hạ tiêu, sinh ra chứng nhu tả và sưng ờ tiền âm. Chù thắng thời hàn khí nghịch, mãn, uống ăn không được, quá lắm thành chứng sán.
Thiểu dương Tại toàn, khách thắng thời yêu phúc thống mà lại 0 hàn. Quá lắm, tiểu tiện ra nưóc trắng. Chù thẳng thời nhiệt lại bốc lên, mà khách vào Tâm, Tâm thống phát nhiệt, nghẽn tắc mà ẩu. về Thiếu âm cũng một chứng hậu.
Dương minh Tại toàn, khách thắng thời thanh khí động ở dưới, Thiếu phúc kiên mãn và tả luôn. Chủ thắng thời yêu nặng, bụng đau; Thiếu phúc sinh hàn, đại tiện nát và sống phân. Hàn quyết ở trường, xung lên trong hung; quá lắm thời suyễn, không thể đứng lâu.
Thái dưong Tại toàn, ở trong hàn khí lại có thừa, thời yêu, cầu thống, co duỗi không lợi, đau nhức ở trong xương đùi, gối, ống chân, bàn chân v.v.

Hoàng Đế hỏi:

– Điều trị như thế nào?

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

– Ở cao thời nén xuống, ở dưới thời nâng lên, hữu dư thời chiết đi, bất túc thời bổ thêm; tá bằng cái sở lợi, hòa bằng cái sở nghi. Phải làm cho yên chù và khách, thích nghi hàn và ôn. Đồng thời dùng nghịch, dị thường dùng tùng.

Hoàng Đế hỏi:

– Trị nhiệt bằng hàn, trị hàn bằng nhiệt. Khí tương đắc thời nghịch trị, bất tương đắc thời tùng trị. Lẽ đó tôi biết rồi. Còn về chính vị thời như sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Chủ của Mộc vị, dùng toan để tả, dùng tân để bổ(48).
Chủ cùa Hỏa vị, dùng cam để tả, dùng hàm để bổ(49).
Chù của Thổ vị, dùng khổ để tả, dùng cam để bổ(50).
Chủ của Kim vị, dùng tân để tả, dùng toan để bổ(51).

Khách cùa Quyết âm, dùng tân để bổ, dùng vị toan để tả, dùng vị cam để hoãn.
Khách cùa Thiếu âm, dùng vị hàm để bổ, dùng vị cam để tả, dùng vị toan để thâu.
Khách cùa Thái âm, dùng vị cam để bổ, dùng vị khổ để tả, dùng vị cam để hoãn.
Khách cùa Thiểu dương, dùng vị hàm để bổ, dùng vị cam để tà, dùng vị hàm để nhuyễn.
Khách cùa Dương minh, dùng vị toan để bổ, dùng vị tân để tả, dùng vị khổ để tiết.
Khách cùa Thái dương, dùng vị toan để bổ, dùng vị hàm để tả, dùng vị khổ để làm cho kiên, dùng vị tân để làm cho nhuận, và do đó để mở mang tấu lý, gây nên tân dịch và thông khí vậy.

Hoàng Đế hỏi:

– Phân ra Tam âm, Tam dương, là vì cớ sao?

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

– Bởi vỉ khí có nhiều, ít, nên công dụng khác nhau(52).
– Sao lại gọi là Dương minh?
– Dó là vì lưỡng dương hợp minh(53).
– Sao lại gọi là Quyết âm?
– Đó là vì lưỡng âm giao tận(54).

Hoàng Đế hỏi:

– Khí có nhiều, ít; bệnh cỏ thịnh, suy; trị có hoãn cấp; phương có đại, tiểu. Xin cho biết cái nguyên tắc như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Khí có cao thấp, bệnh có xa gần, chứng có trong ngoài, trị có nhẹ nặng. Cho nên trị cần vừa đúng đến bệnh thì thôi.
về dại yếu, quân một, thần ba, là cái chế của cơ phương; quân hai, thần bổn, là cái chế cùa ngẫu phưong; quân hai, thần ba, là cái chế cùa cơ phương quân hai, thần sáu, là cái chế của ngẫu phương. Cho nên nói: Trị bệnh gần thời dùng cơ phương, trị bệnh xa thời dùng ngẫu phương. Muốn hãn, không nên dùng cơ; muốn hạ không nên dùng ngẫu. Bổ bộ phận trên, trị bộ phận trên, chế bằng hoãn phương; bổ bộ phận dưới, trị bộ phận dưới, chế bằng cấp phương, cấp thời khí vị hậu, hoãn thời khí vị bạc. cốt đứng đến bệnh thời thôi.
Bệnh ở xa, nên do khoảng giữa dùng các khí vị giúp thêm vào. Vừa uống, vừa ăn, nhung đừng vượt ra ngoài chế độ. Vậy nên, cái phương pháp làm cho khí trở lại hòa bình, bệnh ở gần thời dùng ngẫu phương, nhưng chỉ dùng bằng phương nhỏ; bệnh ở xa thời dùng cơ phương, nhưng lại dùng bằng phương lớn (Vị ít nhưng cân lạng nhiều). Phương “đại” thời số vị thuốc ít, phương “tiểu” thời số vị thuốc nhiều. Nhiều thời số vị thuốc dùng gấp chín, ít thời số vị thuốc dùng gấp hai(55).
Dùng cơ phương mà không khỏi thời thêm ngẫu vào đỏ gọi là trùng phương; dùng ngẫu mà không khỏi thời phản tá để trị bệnh. Tức là theo cái nguyên tắc dùng hàn, nhiệt, ôn, lương dể lại theo với bệnh(56).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Bệnh phát sinh ở bản, tôi đã biết rồi. Còn phát sinh ở Tiêu (ngọn), thời trị liệu thế nào?

Ký Bá thưa rằng:

– Bệnh trái với bản, nhận thấy là bệnh cùa tiêu, trị trái với bản, nhận thấy được phương thuốc để trị tiêu(57).

Hoàng Đế hỏi:

– Thắng của sáu khí, lấy gì để nghe biết được?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Nhận ở cái lúc khí nó mới đến. Thanh khí tới nhiều, biết được là táo sẽ thắng. Phong Mộc bị tà, Can bệnh sẽ ‘phát sinh.
Hàn khí tới nhiều, biết được là Thủy sẽ thắng. Hỏa nhiệt bị tà, Tâm bệnh sẽ phát sinh.
Thấp khí tới nhiều, biết được là Thổ sẽ thắng. Hàn thủy bị tà, Thận bệnh sẽ phát sinh.
Phong khí tới nhiều, biết được là Mộc sẽ thắng. Thấp thổ bị tà. Tỳ bệnh sẽ phát sinh. Đó là do cảm nhiễm phải tà khí mà sinh ra tật
bệnh(58).
Gặp phải năm hư, thời tà “thậm”, trái mất sự hòa của mùa, thời tà cũng “thậm”, gặp phải “nguyệt không” tà cũng “thậm”, “trùng cảm” phải tà thời bệnh nguy. Nếu có thắng khí, thời tất phải “lai phục”(59).

Hoàng Đế hỏi:

– Mạch như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Quyết âm đến nơi, thời mạch huyền; Thiếu âm đến nơi thời mạch câu; Thái âm đến nơi, thì mạch trầm; Thiếu dương đến nơi, thời mạch phù; Dương minh đến nơi, thời mạch đoản mà sắc; Thái dương đến nơi, thời mạch đại mà trường(60).
Đến mà hòa thời bình, đến mà quá thời bệnh, đến mà “trái” cũng bệnh, đến mà không đến cũng bệnh, âm dương thay đổi thời nguy(61).

Hoàng Đế hỏi:

– Sáu khí tiêu bàn, phát sinh không giống nhau, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Khí có khi theo bản, có khi theo tiêu, cũng có khi không theo về tiêu và bản. Tỷ như: Thiếu dương, Thái âm theo bàn; Thiếu âm, Thái dương theo bản theo tiêu; Dương minh, Quyết âm không theo tiêu và bản, mà theo về trung. Cho nên theo bản thời hóa sinh ra tự bản, theo tiêu và bản thời có cái hóa của tiêu và bản, theo về trung thời lấy trung khí làm hóa(62).

Hoàng Đế hỏi:

– Mạch thuận mà bệnh trái, thời chẩn như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Mạch đến mà thuận, án vào không cổ (bật mạnh lên tay), các dương mạnh đều như vậy.

Hoàng Đế hỏi:

– Các âm bệnh mà trái, thời mạch như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Mạch đến mà thuận, án tay vào mà cổ, thế là quá mà thịnh(63).
Ấy cho nên, trăm bệnh gây nên, có bệnh sinh ra tự bản, có bệnh sinh ra tự tiêu, có bệnh sinh ra tự trung khí. Có khi lấy ở bản mà đưọc, có khi lấy ở tiêu, bản mà được; có khi lấy ở trung khí mà được, có khi lấy ở tiêu, bản mà được, có khi nghịch thù mà được; có khi thuận thù mà được. Dùng nghịch trị, chính là thuận; nếu dùng thuận, tức là nghịch. Cho nên biết tiêu với bản, dùng sẽ không sai, biết rõ thuận nghịch, trị không còn lỡ. Trái lại, không thể nói là biết chẩn(64).
Nghĩ như cái đạo tiêu và bản, yếu mà bác, tiểu mà đại, có thể nói “một” mà biết đưọ’c cái hại của trăm bênh. Nói tiêu với bản, dễ mà đừng làm tổn; xét bản với tiêu, khí có thể khiến cho quân điều; biết rõ thắng và phục, có thể làm khuôn phép cho muôn dân… Như vậy thời đạo trời sẽ suy biết hết được(65).

Hoàng Đế hỏi:

– Sự biến của thắng với phục, sóm muộn như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Như cái “sở thắng”, “thắng” đến thời khỏi bệnh, bệnh khỏi rồi mà còn khó chịu, tức là cái “phục” đã đương nảy mầm. Nghĩ như cái “sở phục” thắng hết thời phát sinh, được vị sẽ lại tăng. Thắng có vi với thậm, phúc có nhiều với ít. Thắng hòa thời hòa, thắng hư thời hư… Đó là lẽ thường của trời.

Hoàng Đế hỏi:

– Thắng và phục phát sinh, động không đúng vị, hoặc sau thời mới đến, là cớ làm sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Vì cái chù khí, với thịnh suy cùa hóa, khác nhau hàn, thử, ôn, lương, cái dụng cùa thịnh suy, gây nên ở bốn duy. Cho nên dương nó động, bát đầu là ôn, mà thịnh về thử, âm nó động, bắt đầu là thành, mà thịnh về hàn. Xuân, hạ, thu, đông, đều có sai lệch. Cho nên nói: Khí noãn của mùa xuân kia, sẽ gây nên khí thử cùa mùa hạ; khí “phẫn” của mùa thu kia, sẽ gây nên khí “nộ” của mùa đông, cẩn xét bốn duy, xích hậu đều theo, “chung” có thể thấy, “thủy” có thể hay.
– Sai lệch có số nhất định không?
– Trước sau, đều ba mươi độ(66).

Hoàng Đế hỏi:

– Mạch ứng như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Sai cùng chính pháp, đợi thời mà đi(67). Mạch yếu nói: Xuân không trầm, hạ không huyền. Đông không sắc, thu không sác. Gọi là “tức tắc”(6S). Trầm quá là bệnh, huyền quá là bệnh, sắc quá là bệnh, sác quá là bệnh, tham kiển là bệnh, phục kiến là bệnh, chửa nên đi mà đi là bệnh, đã nên đi mà chửa đi là bệnh. Nếu “phản” sẽ chết. Cho nên nói: Khí nỏ cũng thù tư (gìn giữ, trông col) như “quyền, hành” không thể sai lầm. Phàm khí cùa âm dương, thanh tĩnh thời việc sinh hóa phát triển. Chính là nghĩa đó(69).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Phân với chí như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Khí chí (đến) gọi là chí, khí phân (chia) gọi là phân. Chí thời khí “đồng”, phân thời khí “dị”. Đó là chính kỷ của trời đất(70).

Hoàng Đế hỏi:

– Phu Từ nói: Hai mùa xuân thu, khí bắt đầu từ trước; hai mùa đông, hạ, khí bắt đầu từ sau. Lẽ đó tôi đã biết rồi. Nhưng sáu khí vãng, phục, chủ tuế không thường. Vậy bổ, tả như thể nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Trên dưới sở chù, theo cái thuận lợi, dùng theo chính vị, đỏ là điều cốt yếu. Tả, hữu cùng một phương pháp. Chù yếu là: Chù về Thiếu dương, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm; chù về Dương minh, trước dùng vị tân, sau dùng vị toan; chủ về Thái dương, trước dùng vị toan, sau dùng vị khổ; chù về Quyết âm, trưó’c dùng vị toan, sau dùng vị tân; chủ về Thiểu âm, trước dùng vị cam, sau dùng vị hàm; chù về Thái âm, trưóc dùng vị khổ, sau dùng vị cam. Tá bằng cái sở lợi, tư (giúp) bằng cái sở sinh, như thế gọi là đắc khí (71).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Trăm bệnh sinh ra, đều bời phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, nó hóa ra biến. Kinh nói thịnh thời tà đi, hư thời bổ vào. Tôi muốn được giải thích rõ rệt, truyền về đời sau. Xin Phu Tử truyền cho.

Kỳ Bá thưa rằng:

– Xét rõ bệnh có đừng lỡ khí nghi. Đó là một điều cốt yếu(72). Đại phàm: Các chứng hàn thâu dẫn (co rút) đều thuộc về Thận; các chứng khí phẫn uất đều thuộc về Phế; các chứng thấp sinh ra thũng mãn đều thuộc về Tỳ; các chứng nhiệt sinh ra mâu muộn, khiết túng đều thuộc về Hỏa; các chứng đau ngứa, lở láy đều thuộc về Tâm; các chứng quyết gây nên cố, tiết đều thuộc về bộ phận dưói; các chứng nuy và suyễn, ẩu đều thuộc về bộ phận trên(73); các chứng cấm khẩu, run rẩy, như mất tinh thần đều thuộc về Hòa; các chứng kinh hạng cưòng (cổ cứng đờ) thuộc về thấp; các chứng nghịch xung lên đều thuộc về Hỏa; các chứng trướng, bụng to vưọt đều thuộc về nhiệt; các chứng táo cuồng dại đều thuộc về Hỏa; các chứng bạo cường trực (ngưòi nằm ngay thẳng đờ” đều thuộc về phong; các chửng trong bụng réo thành tiếng, vỗ vào như trống, đều thuộc về nhiệt; các chứng xưong đau, nhức nhối âm ỷ, kinh hãi, đều thuộc về Hòa; các chứng chuyển (bào) phản lệ (tức là chứng lệch bóng đái), nước tiểu đục, lầm, đều thuộc về nhiệt; các chứng thủy dịch, trong vắt, lạnh lẽo, đều thuộc về hàn; các chứng nôn oẹ, thổ ra nước chua; bạo chú, hạ bách (dồn gấp xuống, tức kiết lỵ) đều thuộc về nhiệt. Cho nên nói: Cần giữ bệnh cơ, đều “tư” về liên thuộc với nó; có, thời cầu ở có; không, thời cầu ở không; thịnh, trách ở thịnh; hư, trách ở hư. Phải được ở thắng cùa năm Tàng, sơ thông khí huyết cho được điều đạt, để đưa đến mực hòa bình. Đó là chính đạo(74).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Cái công dụng về âm dương của năm Vị như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

-Vị tân và cam, nó có cái năng lực phát tán, thuộc về dương; vị toan và khổ, nó có cái năng lực dũng tiết (làm cho thổ vọt lên, hoặc hạ xuống), thuộc về âm; vị hàm, có cái năng lực dũng tiết, thuộc về âm; vị đạm, có cái năng lực thấm tiết, thuộc về dương. Sáu vị đó, hoặc
thâu, hoặc tán, hoặc hoãn, hoặc cấp, hoặc táo, hoặc nhuận, hoặc nhuyễn, hoặc kiên. Nhận thấy lợi về đâu thời theo đó mà thi hảnh, miễn cho khí được bình.

Hoàng Đế hỏi:

– Không chuyên về một việc điều khí. Nhưng được vị có thứ có độc, có thứ không độc, nên dùng thứ nào trước, thứ nào sau. Xin cho biết rõ.

Kỳ Bá thưa rằng:

– Dù có độc, dù không có độc, chì chú ý về cái năng lực trị bệnh làm chủ, do đó mà chế tễ cho lớn nhỏ vừa độ.

– Xin cho biết “chế” thế nào?

– Quân một, thần hai, là chế nhỏ; quân một, thần ba, tá năm, là chế hạng trung; quân một, thần ba, tá chín, là chế hạng đại.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Bệnh hàn thời trị bằng nhiệt, bệnh nhiệt thời trị bằng hàn; bệnh vi thời dùng phép nghịch, bệnh thậm thời dùng phép tùng, bệnh kiên thời tước (như đẽo, xén) đi; là khách thời trừ đi; lao thời dùng phép để ôn, kết thời dùng phép để tán, lưu thời dùng phép dể công, táo thời dùng phép để nhuận (như cũng thế); cấp thời làm cho hoãn, tán thời làm cho thâu, tổn thời làm cho ích, giật thời làm cho hành, kinh thời làm cho bình. Hoặc làm cho thượng (dẫn lên), hoặẹ làm cho hạ (dẫn xuống), hoặc ma (xoa bóp), hoặc dục (tắm, ngâm), hoặc bách (dồn vào), hoặc hiếp (cướp bỏ bệnh đi, một phương pháp mãnh liệt), hoặc khái, hoặc phát. Đều làm cho đúng “mực” thì thôi.

Hoàng Đế hỏi:

– Thế nào là nghịch, tùng?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Nghịch là chính trị, tùng là phản trị. Theo ít, theo nhiều, cốt xem ờ lúc làm việc ra làm sao?

Hoàng Đế hỏi:

– Phản trị là thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Dùng nhiệt vi hàn; dùng hàn vi nhiệt; dùng tắc vi tắc, dừng thông vi  thông. Phải phục cái sở chủ, mà trước cái sờ nhân. Lúc bắt đầu thời đồng, khí về sau thời dị, có thể làm cho phá chứng tích, có thể làm cho vỡ chứng rắn; có thể khiến cho khí hòa, có thể khiến cho bệnh khỏi(75).

Hoàng Đế hỏi:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

– Khí điều mà được, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Hoặc nghịch, hoặc trùng, hoặc trùng mà nghịch, hoặc nghịch mà trùng. Sơ thông cho khí được điều hòa, đó là đạo chính(76).

Hoàng Đế hỏi:

– Bệnh phát sinh, trong ngoài như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Bệnh từ trong phát ra ngoài, thời phải điều trị ở bên trong; bệnh từ ngoài phạm vào trong, thời điều trị ở bên ngoài. Từ bên trong phát ra bên ngoài, mà thịnh ở bên ngoài, trước điều trị bên trong, rồi sau điều trị bên ngoài; từ bên ngoài phạm vào bên trong, mà thịnh ở bên trong, trưóc điều trị bên ngoài, rồi sau điều trị bên trong. Neu trong ngoài không liên lạc với nhau, thời trị chù bệnh.

Hoàng Đế hỏi:

– về chứng hỏa nhiệt, lại ổ hàn, phát nhiệt, có cái trạng thái như ngược. Hoặc mỗi ngày phát một lần, hoặc cách vài ngày lại phát, đó là cớ sao?

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

– Đó là đo cái khí thắng phụ, cái thời hội ngộ, có nhiều ít khác nhau. Âm khí nhiều mà Dương khí ít, thời cái ngày phát bệnh xa. Dương khí nhiều mà Âm khí ít, thời cái ngày phát bệnh gần. Đó là do thắng với phục cùng xen nhau và cái tiết thứ cùa sự thịnh suy nó phát ra như vậy. về chứng ngưọc cũng cùng một nguyên tắc(77).

Hoàng Đế hỏi:

– Luận nói: Trị hàn bằng nhiệt, trị nhiệt bằng hàn. Vậy mà có khí chính là bệnh nhiệt, dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, có khí chính là bệnh hàn, dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn… Hai trường hợp đó đều là tân bệnh mới phát, vậy điều trị thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Cách chứng dùng hàn để trị mà vẫn nhiệt, nên bổ ở phần âm, các chứng dùng nhiệt để trị mà vẫn hàn, nên bổ ở phần dương. Đó tức là cầu với dùng loài để điều trị(78).

Hoàng Đế hỏi:

– Uống thuốc hàn mà lại nhiệt, uống thuốc nhiệt mà lại hàn, là cớ sao?

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Kỳ Bá thưa rằng:

– Vi trị cái vưọng khí, nên mới “trái lại” như vậy.
– Không trị cái vượng khí mà cũng thế, là vì sao?
– Đó là không xét ở sự liên thuộc của năm vị. Phàm năm Vị vào Vị, nó đều dẫn đến cái cơ quan mà nó ưa thích (hỷ). Toan trước vào Can, khổ trước vào Tâm, cam trước vào Tỳ, tân trước vào Phế, hàm trước vào Thận. “Lâu mà tăng khí”, đó là lẽ thường cùa vật hóa. Khí tăng mà cứ để lâu mãi, đỏ là cái nguyên do ốm và chết(79).

Hoàng Đế hỏi:

– Phương chế có chia ra quân và thần là vì sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Cái Vị chủ trị vào bệnh, thì là quân; Vị nào tá quân thời là thần;
giúp việc với thần gọi là sứ chứ không phải theo cái nghĩa thượng, trung, hạ là ba phẩm đâu.

Hoàng Đế hỏi:

– Chia ra ba phẩm là thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– Chi là tỏ ra thiện ác khác nhau đấy thôi(80).

Hoàng Đế hỏi:

– Bệnh chia trong ngoài, như thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

– về phương pháp điều khí, cần phải phân biệt âm, dương. Định rõ bệnh do trong hay do ngoài, mà giữ cho đúng địa vị cùa nó. Bệnh ví thời dùng phép để điều hòa; bệnh hơn lên một chút thời dùng phép để bình trị; nêu thịnh thời phải đoạt nó đi, hoặc phát hãn, hoặc công hạ v.v. Đến như các chứng hàn, nhiệt, ôn, lương thời dùng hàn trị nhiệt, dùng nhiệt trị hàn. Đều theo về liên loại cùa nó mà làm cho trừ giảm bệnh tà. Miễn sao giữ đúng nguyên tắc, vạn cử, vạn toàn, tự nhiên thọ mệnh được lâu dài, mà đối với y đạo cũng không có gì khuyết hám nữa.

CHÚ GIẢI:

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(1) Đây nói về sáu khí Tư thiên, mà vòng quanh ở dưới đất, cho nên coi về việc Tư thiên cùng một phương pháp nhận xét (Đồng hậu), theo tả hữu là hoàn chuyển. Nên về gián khí cũng vậy. Duy cái khí Tư thiên, Tại toàn, thời kỳ tuế (ghi chép từng năm), gián khí thời kỳ bộ (ghi chép từng bộ) là không giống nhau.
Đây nói về sự Tư thiên, Tại toàn cùa sáu khí, với sự phân trị cùa hóa vận và gián khí, đều có thịnh có hư, mà gây thành tật bệnh cho con người. Người trị (1) bệnh, hoặc theo tuế khí, hoặc theo vận khí, lấy cái năm VỊ, năm sắc do thiên địa sinh ra, mà hợp với sự thích nghi cùa năm Tàng. Có như thế, mới có thể nói được sự doanh hư của năm vận, sáu hóa, và cái nguyên nhân sinh ra tật bệnh.
(3) Cẩn thận để “hậu” (nghe) cái sự thích nghi cùa sáu khí, đừng để lỡ mất cái nguyên sinh ra bệnh của năm hành.
(4) Xét về khí vận từng năm, để tích trữ phòng bị những dược vị điều trị về năm ấy.
(5) Trên đây nói “chù bệnh”, tức là nói về các dược vật chủ trị về các chứng bệnh năm ấy. Như gặp năm Thiếu âm, Thiếu dương tư tuế, thỉ nên thâu trữ những dược vị có tính chất nhiệt như Phụ Tử, khương, quể v.v. Dương minh táo Kim tư tuế thì nên thâu trữ những dược vị có tính chất táo như thương truật, tang bì v.v. Quyết âm phong mộc chù tuế thì nên thâu trữ những phong dược như Phòng phong, Khương hoạt v.v. Các năm khác đều theo một nguyên tắc như vậy. Vì các vị đó, đều bẩm thụ cái “chuyên tinh” cùa trời đất. “Tư khí” tức là “tư” cái khí cùa năm vận. Năm vận dù với chù tuế tương đồng nhưng lại có thái quá, bất cập khác nhau, về năm thái quá thì vật lực hậu; về năm bất cập thì vật lực bạc. Nếu lại là những vật ở vào các năm khí vận tư tuế, thì khí tán mà lực bạc, cho nên hình chất dù đồng mà năng lực có khác. “Trị bảo có nhiều, ít v.v.” là nói về các dược vị dùng để trị bệnh và bảo chân (tức là bảo toàn chân nguyên, tức là bổ) hoặc nên dùng nhiều, hoặc nên dùng ít, không giống nhau.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Án: Từ đờl trung cổ về sau, không thi hành được cái phương pháp “tư tuế, bị vật”, nên phải dùng phép bào chế để thay cho cái khí lực tự nhiên của trời đất. Như chế Phụ Tử thì gọi là “bào chế” tức nướng chín. Còn thương truật, tang bì v.v. Thì gọi là “sao”, đó là lấy hỏa để giúp hỏa, lẩy táo để giúp táo. Cận thế, có kẻ chế Phụ Từ, bỏ vào nước luộc kỹ, gọi là “tư chế”, chế Tang bi thì tẩm mật sao gọi là “nhuận táo”. Thế có khác gì dùng chim ưng, chó săn mà đem chặt bỏ móng và nanh cùa nó, còn mong gì nó bắt thỏ, bắt cầy được nữa dư?
(6) Đây nói về cái khí của năm vận, bị sự “thắng, chế” của Tư thiên, Tại toàn. Năm Tàng bên trong thuộc với năm hành, bên ngoài hợp với năm vận; khí của năm vận, bị cái khí “thắng chế” nó phạm, thì bệnh sẽ sinh ra năm Tàng mà làm hại. Như thiếu thương Kim vận, mà gặp “hai hỏa” Tư thiên, Thiếu cung Thồ vận, mà gặp Quyết âm Tại toàn. Đó đều là vận khí “sờ bất thắng”, mà bị “thắng khí” nó “chẳng chế”. Cho nên nhân ờ cái “sờ bất thắng”, thì cái cốt yếu của “tuế chù Tàng hai” sẽ biết được.
(7) “Trên râm xuống dưới v.v.” là nói về cái khí Tư thiên nó tràn lẫn cái vận khí ở dưới; nên lấy cái “sờ thắng” đề dẹp cho yên. Tỷ như: Thiểu dương Kim vận, mà hỏa nhiệt lâm ở trên, nên “binh” bằng vị hàm, hàn; “tá” bằng vị khổ, cam. “Do bên ngoài râm vào trong v.v.” là nói về cái khí Tại toàn, nó tràn lấn năm vận ờ bên trong, nên lấy cái “sở thắng” để điều trị. Như Thiếu cung Thổ vận, mà phong mộc lấn xuống. Nên dùng vị tân, lương để điều trị lại, dùng vị khổ, cam để làm tá.
(8) “Bình khí” tức là cái năm không có trên, dưới, thắng, chế và vận khí hòa binh. Phàm những năm thuộc về Giáp, Bính, Tuất, Canh, Nhâm là dương vận; những năm thuộc về Ắt, Đinh, Tỵ, Tân, Quý là âm vận. Hai vận về âm, dương đó, có thái quá, bất cập khác nhau nên phải “xét rõ âm dương ờ đâu” để điều trị “chính trị”. Như về năm thái quá, nên nén bớt cái thắng khí mà nâng đỡ cái “bất thẳng”, “phản trị”, là như cái vận bất cập, bị cái khí “sỡ bất thắng” nó “phàn thắng”. Vậy phải “phản tá” để điều trị.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(9) Trên đây nói: Nam, Bắc. Tức là một dấu hiệu, một danh từ riêng về âm, dương, ở trong năm vận, Mậu, Quý hóa hỏa, nên lấy những năm thuộc về Mậu, Quý. Gọi là Nam chính, còn những năm Giáp, Ât, Bính, Đinh, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm. Gọi là Bắc chính. Chính lệnh cùa năm vận có Nam có Bắc; khí cùa Thiếu âm, có âm có dương. Vi vậy nên theo đó mà lên xuống. “Thốn, Xích”, là nói về bộ VỊ cùa huyết mạch. Huyết là một “chất lỏng” ờ Trung tiêu tràn lan xuống bộ phận dưới thì là sinh; phụng “thần” của Tâm hóa dỏ mà thành huyết… Cho nên mạch phát sinh từ túc Thiếu âm
Thận, mà chù ở thủ Thiếu âm Tâm. Vì vậy, chẩn âm dương ở Thốn, Xích, có thể biết được trên dưới của Thiếu âm.
(10) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. là khí Âm Dương cùa trời; Tam âm, Tam dương ứng lên nó, để tư về sáu khí chủ tuế, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, thủy, hỏa là âm dương cùa đất, để tư về sự hóa vận của năm hành. Hóa vận cứ hết năm năm thì hữu thiên, mà ở trong năm hành lại có hai “hỏa”, cho nên quân hỏa không “tư” về khí hóa. Nhưng dù không chù vận, mà đã có cái vị trí nhất định. Ở trên Thiếu âm quân hòa làm chủ, thế là Thiểu âm bản ờ âm mà chù về dương. Vì vậy, cái năm thuộc về Nam chính ở về phần dương, mà cái năm thuộc về Bắc chính ở về phần âm. Tư thiên ở Nam, Tại tóàn ở Bắc, đó lại định vị cùa trời đất. Y giả ngoảnh mặt về phương Nam để chẩn mạch, thì “thốn” là dương mà ở phía Nam, “Xích” là âm mà ở phía Bắc. về năm Bẳc chính, Thiếu âm Tại toàn thì theo âm mà ở phía Bắc, vi vậy Thốn khẩu không ứng. về năm Nam chính, Thiếu âm Tư thiên thì đổi với âm mà ờ về dương, vì vậy Thốn khẩu cũng không ứng. “Không ứng” là luồng mạch nhỏ mà hiện rõ lên tay người chẩn. Đó là nói về âm dương, Nam Bắc cùa Xích, Thốn, về năm Bắc chính, Quyết âm Tại toàn, thì Thiểu âm ở tả, cho nên bên hữu không ứng; Thải âm Tại toàn thì Thiếu âm ở bên hữu, cho nên bên tả không ứng. về năm Nam chính, Quyết âm Tư thiên thì Thiếu âm ở bên tà, cho nên bên hữu không ứng; Thái âm Tư thiên thì Thiếu âm ờ bên hữu, cho nên bên tà không. Đó là nói về tả hữu của Nhân nghinh và Thốn khẩu. “Phản kỳ chẩn” tức là đổi y giả ngành về Nam hoặc về Bắc để chẩn. Giờ đem bản đồ để ở trên bàn, để Tư thiên về Nam, thì Tại toàn ở về Bắc.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

về năm Bắc chính, y giả trông về Bắc để chẩn; về năm Nam chính, y giả trông về Nam để chẩn, thì tả, hữu không ứng sẽ nhận thấy ngay.
(11) “Biết cốt yếu” ờ đây, là nói về: Biết Thiếu âm nó không tư về khí hỏa, theo âm dương mà hoặc ờ trên, hoặc ở dưới v.v.
Chu Vệ Công hỏi: Già như những năm Giáp Tý, Giáp Ngọ, quân hòa Tư thiên mà Thốn khẩu không ứng, thế là cái kinh Thiếu âm Tư thiên lại không ứng với mạch ư? Đáp: Cái “đạo” của năm vận, sáu khí: năm vận ngoài hợp với năm hành, trong họp với năm Tàng. Cái khí cùa năm Tàng hiện ra sáu bộ mạch, mà rồi mới hợp với sáu khí. Thể là có cảm với cái khí cùa năm vận, mà rồi mới hiện ra Thổn, Xích. Cho nên có câu nói: “Khí cùa trời đất, đừng chẩn ở mạch”, tức là nói: Sáu khí Tư thiên, Tại toàn không hiện ra mạch vậy.
(12) Hỏa của Thiếu âm phát sinh từ trong Thủy; Hỏa cùa Thiếu dưcmg phát sinh từ trong đất. Cũng đều có sự phân chia âm, dương, hàn, nhiệt. Nên dùng hậu. Tức là cùng-tất cả các biến dịch, chứng hậu.
(13) Phong là Mộc khí, Kim cỏ thể thắng được nó; nên trị bằng vị tân và lương. Neu quá tân, lại e hàm hại khí, nên dùng vị khổ và cam làm tá. Vì Thổ thắng được tân mà cam thì ích khí. Tính của Mộc cấp, nên dùng vị cam làm cho hoãn (chậm) lại; vì phong tà thắng, nên dùng vị tân để làm cho tán đi.
(14) Nhiệt là khí cùa hóa, Thủy có thể thắng được nó, cho nên dùng những vi hàm và hàn để điều trị, mà dùng vị khổ và cam làm tá. Cam tháng được hàm, dùng để phòng sự “quá đáng” của hàm; vị khổ có thể tiết, cốt để trừ bỏ cái thực cùa nhiệt. Toàn là vị cùa Mộc, Hỏa sinh ra bởi Mộc. Dùng vị toan để thâu lại, tức là thâu cho Hỏa trờ về gốc. Nhiệt uất ờ trong mà không giải được, nên dùng vị khổ để phát ra.
(15) Thấp là khí của âm Thổ, cho nên phải dùng vị khổ và nhiệt để điều trị, vì khổ thắng được thấp, mà nhiệt để hòa âm. Toan theo Mộc hóa, nên tá bằng vị toan và đạm; dùng vị khổ để làm cho táo, vỉ khổ theo hỏa hóa; dùng vị đạm để làm cho tiết, vì vị đạm có cái tính chất thấm tiết, thuộc về dương.
(16) Vì Hỏa râm, nên trị bằng vị hàm và lãnh. Khổ hay tiết, tân hay tán, nên dùng khổ và tân làm tà.
(17) Táo là cái khí thanh lương cùa Kim, cho nên dùng khổ và ôn để điều trị. Táo thì khí kết ở trong, cho nên tá bằng tân, cam để phát tán, và dùng vị khổ để hạ.
(18) Hàn là Thủy khí, Thổ thắng được Thủy, nhiệt thắng được hàn, cho nên dùng cam và nhiệt để điều trị.
(19) Án: về khí Tại toàn, nói: “Nhiệt râm ở trong v.v.” Và nói “trị bằng V.V.”; về khí Tư thiên thì nói: “Nó thắng v.v.” Nói: “Bình V.V.”. Bời thiên khí ờ ngoài mà địa khí ở trong, cho nên nói rằng “trị”. Trị là trị ở bên trong mà khiến cho dồn ra bên ngoài. Còn nói răng: “bình”, là bình ở bên trên đê cho dồn xuống dưới. Vì vậy ở Tại toàn thì nói: “Dùng vị tân để làm cho tán”, ở Tư thiên thì nói: “Dùng vị toan để tả”.
Ở đây, cũng giống với trị pháp ờ Tại toàn. chi thiểu một câu “dùng vị khổ để cho phát ra.”. Bời từ dưới dẫn lên trên, mà lại râm vào bên trong, nên cần

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(20) phải theo mà phát tán ra ngoài.
(21) Thấp là thấp khí của Thổ. Vậy ở bộ phận trên nhiệt quá, cũng nên dùng tân ôn để phát tán, cho có mồ hôi ra mới thôi.
(22) Hỏa cùa Thiếu dương là địa hỏa. Nếu “binh” mà chữa được là do nhiệt râm ở bẽn trong. Cho nên phải dùng vị khổ để phát ra. Đó chính là cái nguyên khí cùa Tam tiêu, cho nên lại dùng vị toan để thâu lại, không để cho phát tán quá. Đen như cái nhiệt Thiếu âm, là do cái Hòa của Quân chủ râm quá, thỉ trong ngoài cùng hợp, cũng nên dùng vị khổ làm cho phát ra.
<23) Khổ và ôn thắng được thanh Kim; tân có thể nhuận được táo; táo thi tất sinh ra chứng nội kết, cho nên dùng vị toan và khổ để làm tiết ra.
<24) Bị râm vào bên trong, thì sẽ liên can đến Tàng khí, cho nên ở trên IỊÓĨ: “dùng vị tân làm cho nhuận, dùng vị khổ để làm cho kiên…”. Vì đó là bị thẳng ở bên ngoài, chi nên “bình” và “tà” mà thôi.
(25) “Lại thắng v.v.” Tức là nói về cái khí bất chính lại thắng cái khí Tại toàn, chủ tuế. Vậy lại phải dùng những vị có cái khí vị thắng được tà để bình và trị lại.
(26) Đây nói về sáu khí Tư thiên, tà khí lại thắng, nên dùng những vị có cái khí và vị thẳng được nó để bình, trị.
(27) Đây nól về cái khí Tam âm, Tam dương chù tuế, bị râm thắng mà sinh bệnh, thì nên lấy những vị có cái khí vị thắng lại được để bình nó.
(28) Khí âm thấp râm ở bên ngoài, thi Hỏa khí uất ở bên trong nên các chứng mụn lờ mới phát ra từ bên trong. Cái khí thấp nhiệt lưu tán ờ bên ngoài, thì lây đến phong mộc, nên mới bệnh ờ khư hiếp; “quá lắm thì Tâm thống…” là lại do Mộc truyền sang Hỏa… Đó là do cái khí cùa Thái âm, nhân hỏa thổ cùng hợp mà “râm” ở nửa năm về trước.
(29) Phàm trị các “thẳng khí”, nếu hàn thì làm cho nhiệt, nhiệt thì làm cho hàn; ôn thì làm cho thanh, thanh thì làm cho ôn; tán thì thâu lại; thâu thì tán đi; táo thì làm cho nhuận; cấp thì làm cho hoãn; kiên làm cho nhuyễn; suy thì bổ thêm; cường thì tả đi… cốt làm an chính khí, thì bệnh khí sẽ suy. Đó là đại thể của trị pháp.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(30) “Phục”, là nói về cái khí Tam âm, Tam dương, bị cái khí “sở thắng” nó thắng chế, uất cực mà phục (lại) phát. Thiểu phúc kiên mãn v.v, đó là do khí của Quyết âm uất mà muốn phát, về chứng “quyết Tâm thống”, mặt tái met nhu säp chet, suöt ngäy khöng nghe tieng thcr manh. Do lä do khi cüa Quyet am pham len Tarn. “Hän phät” lä do cäi khi dircmg phong nhiet län väo am mä sinh ra. “Ẩu thổ v.v.” lä Möc räm mä Thö bi bai. “Gän xuong choäng väng v.v.” lä do phong khi thi.nh; “thanh quyet” lä do chüng phong räm ö tren, am nghich ö duöi; “thirc ty” tue lä chüng cuöng hong vit vä dau. Xung duong lä döng mach cüa Vj. Mach näy tuyet lä do phong khi thinh mä Thö khi tuyet.
An: Sir thäng phuc cüa säu khi, khäc voi näm van. Nhüng näm bat cap ve näm van, cö thäng khi, mä tu khi vi me phuc thü. Cön thäng phuc cüa säu khi, khong chia thäi quä vä bat cap. Cö thäng thi cö phuc, khong thäng thi khong phuc, thäng nhieu thi phuc nhieu, thäng it thi phuc it mä cäi khi den phuc, ti’rc lä cäi bän khi bi uät mä lai phät, khöng phäi lä con phuc thü cho me nira. Clio neu tren däy nöi “phuc cüa Quyet am, phuc cüa Thieu am v.v.” khäc voi thuyet ö thien khi giao bien luän.
(31) Thieu phuc giäo thöng, lä do Am khi cüa Thieu am phät sinh ö duöi. “Äch täo” lä do höa nhiet pham Kim, änt hän ö phuc thoi “chü, tiet”. Dngc cäi khi höa nhiet, thi chung “chü” ngirng; Thieu am tieu vä bän deu phät nen “chü” voi “tiet” phän mä cCing cö lüc ngirng. “Khi döng er tä”, lä do cäi khi quän höa phät sinh er trong Thüy ben tä Thän; “dän len ben hüu”, lä do Phe voi Thän tren duoi cüng giao, Than lä bän mä PheTä mat. Höa räm len Phe, nen phät khäi mä ngoäi da dau; “Tarn thöng” lä do Höa khi tu thuomg; “Uät mao khöng biet gi.” lä do cäi khi hän nhiet läm röi loan er bö phän tren. Hän roi mä lai nhiet. lä do cäi khi am hän cüa Thieu am theo “höa höa” mä thänh nhiet. Vi väy, nen khät mä muön uöng nuöc. “0” lä do khi cüa Tiöu triröng khöng thöng, nghich khi chay len Täm mä sinh ra.
(32) Vö khí ẩm thấp nhiều, nên minh näng, bung đầy. “Li bì, im lặng” bệnh nhän chi muốn nằm một minh, do âm dương xung đột mà gây nên. Thái âm tức lä Tarn âm; âm biến mà lấn lên dương, thi duerng muön het mä am cäng thinh nen möi thö ra nuöc trong. “Väo Than” tue lä pham xuong hän thüy cüa Döng lenh. Thän khai khieu ra “hai am”, nen “khien tä vö dö”. Thäi am ö trung thö mä vuong ra tir quy, vi väy “thäng khi” cüa nö se thäng cä ö bön müa. “Phuc khi” ö väo nira näm ve sau, cho nen chi pham len Thu kirn cüa Phe, vi vä Than thüy cüa Döng lenh.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(33) Hỏa của Thiếu dương lai phät sinh ve müa thu, döng nen sinh cäc chứng trạng: kinh, nhiệt v.v. là do nhiệt phạm lên Tâm phế; “Tiện sác, ghê gió” là do hạ khiếu đều nhiệt; “Miệng lờ nát”. là do nhiệt thịnh ở thượng tiêu. Phát ra ờ Trung tiêu thì sinh các chứng ẩu, nghịch, phát ra ờ Hạ tiêu thì sinh các chứng huyết giật, huyết tiết.
(34) “Khí về bên tả”, là Kim phạm vào Mộc. “Tâm thống, bĩ mãn v.v.” .tức là Hỏa phạm Thổ vị; “hay thở dài nôn ra nước đắng” là do Mộc bị Kim hại, khiến cho “phù” (tức Đỏm) cũng mắc bệnh. Bệnh phát sinh ở khư hiếp, đều nhức v.v, tức là bệnh tại kinh khí cùa Can. Nếu vào Can, tức là phạm cả Tàng. Tà phạm vào Tàng thì nửa sống nửa chết. Vì tà tuy phạm vào Tàng, mà chân khí cùa Tàng không bị thương thì sống. Nếu Thái xung mạch tuyệt, là chân nguyên bị thương rồi, nên phải chết.
(35) “Quyết khí dẫn lên v.v.” đó là cái uất nghịch dẫn lên, mà muốn phục lại cái khí từ nửa năm về trước. “Thỉnh thoảng ngã ngất v.v.” là quyết khí từ dưới đi iên trung, rồi do trung mà lên thượng. “Ăn kém” là do Thủy phạm lên Thổ; “yêu chùy lại đau, co duỗi không tiện” là do Thủy râm mà “lại” tư thương. “Nhổ ra nước trong” là bệnh từ Vị mà phạm lên Tâm. Đó cũng là báo phục cái Mộc, Hỏa, Thổ từ nừa năm về trước. Vương Tử Luật nói: Ba khí Mộc, Hỏa, Thổ, mẹ con cùng hợp, để thắng cái khí nửa năm trở về sau, vì vậy, lại phát dể báo cả lại. Tốn Công hỏi: Thái âm Thiếu dương có những chứng hậu do thủy hỏa đều phát, vậy sao cái phục của Thiếu âm chi có hàn khí, mà cái phục cùa Thái dương lại không có Dương nhiệt tư?
Đáp: Thiếu âm bản là Hỏa. Thái dương bản là hàn cái khí báo phục phát ra ở nửa năm về sau. lúc dó thuộc thời tiết “lương, hàn”, nên cho Thiểu âm có hàn mà Thải dương không có nhiệt, là theo thời mà hóa vậy.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(36) ở chương trên nói: “Phát biểu không phải lánh xa nhiệt, công lý không phải lánh xa hàn”. Nhưng nếu cái Hỏa cùa Thiếu dương, Thiếu âm uất mà không giải, thì nên không cần lánh xa nhiệt mà phát tán nó đi. Nhưng không nên phạm đến ôn lương. Bởi “tứ chi khí” nên lương, “tam chi khí” nên ôn. Bao giờ hết cái “tam chi khí” mới có thể dùng nhiệt. Vậy thì khí tất phải theo cho đúng. Phục cùa Dương minh mà dùng vị khổ để làm cho tiết, làm cho hạ v.v. Tức là nói thấm tiết bớt bò tiểu tiện và hạ bỏ đại tiện.
(37) Đây nói về bộ phận trên và dưới cùa con người, để ứng với trời và đất ở trên và dưới. Như: nửa năm về trước, khí trời làm chù, tức là thuộc về Quyết âm phong mộc, Thiếu âm quân hỏa, Thiếu dương tướng hỏa. Nừa năm về sau, địa khí làm chù, tức là thuộc về Thái âm thấp Thổ, Dương minh táo Kim, Thái dương hàn thủy. Ở con người, cái khí Quyết âm phong mộc, cùng Đốc mạch hội họp ở đinh đầu, như thế là Mộc khí ở lên trên Hỏa khí. ở dưới quân hỏa. Bao lạc tướng hỏa chù khí, thế là cả ba khí Mộc, Hỏa, và Hỏa ở nira mình trờ về trên. Tỳ thổ ờ phía trên Dương minh, Phế kim; Dương minh ở trên Thái dương Bàng quang.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Thế là cà ba khí Thổ, Kim, Hỏa ở về nửa mình thuộc bộ phận dưới. Lấy cái danh Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. để đặt tên ba khí ở bộ phận trên và ba khí về bộ phận dưới. Lấy ba cái khí thuộc về bộ phận trên dưới đó, để ấn định cái “nôi” ờ trời hoặc’ ờ đạt, mà phân biệt cái bệnh thuộc về Tam âm Tam dương, thì cái khí thắng và phục có thể biết được. “Bán” là nửa, tức là chỗ “nửa”, chỗ đó gọi là Thiên khu, ờ cạnh rốn hai tấc, tức là huyệt danh cùa Dương minh. Tức là do nơi đó để chia đôi cái thân hình cùa con người. Sở dĩ gọi là “khu”, tức là cái nơi toàn chuyển của các khí do trên dưới hỗ giao với nhau.

(38) Đây nói về thắng khí ờ trên và dưới. Như nửa mình trở lên Mộc khí thắng, mà nửa mình trờ xuống ba khí Thổ, Kim, Thủy đều mắc bệnh, thì lẩy “địa” để đặt tên; tức là nói bệnh thuộc về bộ phận địa. Như Thổ, Kim, Thủy thuộc về nửa minh trở xuống mà thắng, mà hai khí Mộc, Hỏa thuộc về nửa mình trở lên mẳc bệnh, thì lấy “thiên” để đặt tên; tức là nól bệnh thuộc về bộ phận thiên. Bởi vì lấy bộ phận trên dưới con người để ứng với trên dưới của trời đất, cho nên lấy thiên, địa để đặt tên.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(39) Đây nói về phục khí ờ trên và dưới. Như “thắng” đến, thì cái khí báo phục, khuất phục ở bản vị mà chưa phát. “Phục” đến, thì dùng phép trị phục khí để trị, không cần phải lấy “thiên, địa” để đặt tên. Như cái phục của Quyết âm Thiếu âm, Thiếu dương. Khí đó phát ra ờ cái thời kỳ tứ khí ngũ khí; phục cùa Dương minh, Thái dương, mà khí đó lại theo về sơ khí, nhị khí là Mộc, Hỏa. Cho nên không cần phải lấy Mộc, Hỏa ờ về nửa năm về trước, mà dùng những danh từ thuộc về “thiên” để đặt tên; và Kim, Thủy chù về nửa năm về sau, cũng không cần phải dùng những danh từ thuộc về “địa” để đặt tên. Chi coi như phục khí, để dùng phương pháp điều trị.

(40) Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, bốn mùa có định vị, mà cái khí thắng và phục, không theo các bàn vị sở chù mà phát, cho nên khí không có nhất định. Bởi vì sáu khí đều chù về một năm; cái khí chủ tuế thắng thì xuân sẳp đến mà phát ngay; thể là cái lịhí Thái âm, Dương minh và Thái dương đều phát cà ra ở xuân và hạ. Như cái phục của sáu khí, là do uất mà rồi mới phát, cho nên phát ờ nửa năm về sau. Thế là cái phục của Quyết âm, Thiếu âm, Thiếu dương đều phát ra cả ờ thu và đông. Cho nên nói: “Sơ khí cuối cùng ở tam khí, thiên khí làm chủ; đó là lẽ thường cùa thắng khí. Tứ khí hết ở chung khí, địa khí làm chù; đó là lẽ thường cùa phục khí. Có thắng thì có phục, không thì không”. Vì vậy cái khí thắng và phục không theo cái thương vị cùa bốn mùa, mà không thể lấy làm nhất định.
(41) “Phục mà lại bệnh v.v.” Như Hỏa khí phục mà lấn lên Kim vị, Kim khí phục mà lấn lên Hỏa vị. Đỏ đều là không phải vị, tức là bất tương đắc. Vì thể nên đại phục các thắng, thì chủ sẽ thắng, cho nên lại mắc bệnh. Như Hỏa khí đại phục, mà lấn tới Dương minh, thì cái chù khí cùa năm vị sẽ thắng; như Kim khí đại phục mà lẩn tới Thiếu âm, thì cái chủ khí cùa hai vị sẽ thắng, cho nên phục khí lại mắc bệnh. Đó tức là ba khí hỏa, nhiệt và táo. Các khí khác đều như vậy.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(42) “Vì thời tùy” Tức là thuận khí để điều hòa; “thậm thời chế” Tức là chế cái mình úy “hòa thời bình” là làm cho binh cái vi tà; “bạo thời đoạt” tức là tả bỏ cái cường thịnh. Chi theo cái thắng khí để trị, thì cái khí khuất phục tự yên. Nhưng không cần phải hòi nó thắng và phục loanh quanh như thế nào, chỉ lấy khi bình làm giới hạn.
(43) Đây luận về sự thẳng và phục cùa chù khí, khách khí.
Án: Thiên trên nói về “sơ chi khí, nhị chi khí” là cái “khách khí, gia lâm”, gây nên bệnh hoạn cho con người. Sau bàn: “Quyết âm đến đâu là hòa bình v.v.” Đó là nói về chủ khí có những trường họp “đức, hóa, biển, bệnh”, về chương này lại bàn về chù khí, khách khí, có sự thuận nghịch về “bi thừ tương thắng”. Xem đó thì về bảy thiên nói về tuế vận có chỗ tựa như trùng phức, mà nghĩa thật khác nhau, học già nên nhận cho kỹ.
(44) Khách khí là Tư thiên, Tại toàn, tã hữu gián khí, với sáu khí ở trời. Trời bọc ở ngoài đất, do toàn hạ mà sáu khí toàn chuyển, đỏ là đạo trời. Chủ khí là cái định vị của năm phương và bốn mùa, đó là đạo đất. Khôn thuận theo trời, vì vậy chù thắng là nghịch, khách thắng là thuận, là đạo trời.
Sơ khí của Thiếu âm Tư thiên là Thái dương hàn thủy, “nhị chi khí” là Quyết âm phong mộc, “tam chi khí” là Thiếu âm quân hỏa. Các chứng cữu, xị v.v. là do khí cùa Quyết âm thắng. Các chứng đầu cứng đờ v.v… là do khí của Thái dương hàn thủy thắng. Các chứng thiểu khí, phát nhiệt v.v. là do khí của quân hỏa thắng. Chù khí của “sơ” là Quyết âm phong mộc; “nhị chi khí” là quân hòa; “tam chi khí” là tướng hòa “chù thắng thì Tâm nhiệt v.v. là khí cùa ha.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(41) hoả quần tướng thắng; “quá lắm thời huyết thống v.v.” là do sơ khí cùa Quyết âm thắng. Bởi quân hỏa tư tuế, cho nên hỏa thắng trước, quá lắm thì mới lây tới Quyết âm.
(46) Thiếu dương Tư thiên, sơ khí, tam khí là hai hỏa quân, tướng; “Nhị khí” là Thái âm thấp thổ. Hai hỏa quân tướng đều dẫn ra tay, nên tay nóng.
(47) “Cao thời” là nói về chù khí nghịch lên ờ bộ phận trên; “Thấp thời” là nói về khách khí phạm vào bộ phận dưới. “Hữu dư” là nói về thắng khí; “Bất túc” là cái khí bất thắng nó gây nên bệnh. “Tả bằng cái sở lợi” tức là theo cái sờ dục cùa nó. Như Can muốn tán, kịp ăn vị tân để làm cho tán. Vì vậy, thắng của Quyết âm, tá bằng vị khổ và tân. Tâm muốn nhuyễn, kịp ăn vị hàm để làm cho nhuyễn. Vì vậy, thắng cùa Thiếu âm, tá bằng vị khổ và hàm v.v… “Hòa bằng cái sờ nghi” là nhận theo sự thích nghi cùa năm vị để thi hành phương pháp liệu trị. Như Quyết âm sắc xanh nên ăn vị cam, Thiếu âm sắc đỏ nên ăn vị toan, Thái âm sắc vàng nên ăn vị hàm, Dương minh sắc trắng nên ăn vị khổ, Thái dương sắc đen nên ãn vị đen. “Yên chù khách” Tức là khiến cho đều giữ bàn vị của mình “Thích nghi sự hàn, ôn…” Tức là trị hàn bàng nhiệt, trị nhiệt bằng hàn, trị ôn bàng lương, trị lương bằng ôn… “Đồng thời nghịch” là nói: như gặp cái khí tương đắc, thì nên nghịch trị. Tỳ như chủ khách tư hòa tà, thì nên trị bằng vị hàm và hàn. Như cùng tư hàn thủy, thì nên trị bằng tân và nhiệt. về các vị ôn, lương cũng vậy. “DỊ thời tùng” là nói như gặp cái khí không tương đắc, nên dùng phép “tùng trị” Như hàn thủy Tư thiên, lâm lên trên hai Hòa chù khí, khách mà thẳng thì nên theo cái nhiệt của hai Hòa để trị hàn; chù mà thắng, thì nên theo cái hàn cùa Tư thiên để trị nhiệt. Cái khí khác đều như vậy. Đó là cái phép “bình trị dị giả”.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(48) “Chù cùa Mộc vị, tức là cái vị Quyết âm làm chù. Đó là cái định vị cùa bốn mùa không thề thay đổi, cho nên gọi là “Vị”. Như chưa đến cái thời kỳ 11Ó làm chù, mà cái khí dương xuân dến trước, thế là khí thịnh. Nên dùng vị toan đổ tá. Nlur nên đến mà chua đến, thế là khí suy. Nen dùng vị lân để bổ. Bởi tính cùa Mộc thăng (bốc lên). Toan thì phản với tính ấy mà thâu lại, cho nên gọi là “tả”; tân thì giúp cho cái khí phát sinh, nên gọi là bổ.
(49) Nhị chi khí là cái khí cùa quân hỏa lảm chù; Tam chi khí là cái vị của tướng hỏa là chủ. Như chưa đến tháng ba mà cái khí huyên nhiệt dã đến trước; chưa đẹn tháng năm mà cái khí viêm nhiệt đã đến trước. Thế là “lai khí” hữu dư. Nên dùng vị cam để tà. Đó tức là theo con để tiết bỏ khí cùa mẹ. Lại như nên đến mà chưa đến, đó là khí bất cập. Nên dùng vị hàm để bổ. Đó là lấy thủy để giúp hỏa. Hòa làm chù.
(50) Đây là về “Ngũ chi khí”. Như chưa đến mùa thu mà cái khí thanh túc đã đến, đó là khí thịnh, nên dùng vị tân để tả, vì tân thường hay tán; như đã đến mùa thu mát mà khí thử nhiệt vẫn còn, đó là khí bất cập, nên dùng vị toan để bổ, vì toan thi hay thâu.
(51) Đây là về “Chung chi khí”. Như chưa đến mùa đông mà thiên khí nghiêm hàn, sương sa mọc xuống. Thế là khí thịnh nên dùng vị hàm để tả. Bởi hàm có cái năng lực tiết hạ nên theo cùng loài để tả. Như mùa đông đã đến mà thiên khí còn ôn, đó là khí bất cập, nên dùng vị khổ để bổ. Bời vị khổ âm hàn, mà “viêm thượng tác khổ” (lửa bốc lên thành vị khổ) giúp cái vị cho “tiêu, bản” cùa Thái dương. Đó tức là dùng chính vị để điều hòa, lấy khí quân bình làm giới hạn. Đừng để cho bốn mùa có cái khí bất bình để gây bệnh hoạn cho dân.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(52) Là nói về âm, dương có Thái, có Thiếu, thì khí có thịnh có suy, mà việc trị liệu cũng có nặng, nhẹ khác nhau. Ở trong âm, dương, có Thái dương, Thiếu dương; có Thái âm, Thiểu âm, thì khí có nhiều ít mà công dụng khác nhau. Vương Tử Luật nói: Tam âm, Tam dương, có thứ nhiều khí, ít huyết; lại có thứ nhiều huyết, ít khí; lại cỏ thứ huyết khí đều nhiều, vì vậy dùng thuốc cũng phải khác nhau.
(53) Âm dương hệ nhật nguyệt nói: Dần, tức là khí sinh dương về tháng giêng. Chủ về kinh Thiếu dương ờ tả túc; giờ Vị (Mùi) thuộc về tháng sáu, chù về Thiếu dương ờ hữu túc. Mão, thuộc về tháng hai, chù về Thái dương ở tả túc; Ngọ, thuộc về tháng năm, chù về Thái dương ờ hữu túc; Thìn thuộc về tháng ba, chủ về Dương minh ở tả túc; Tỵ, thuộc về tháng tư, chù về Dương minh ở hữu túc. ở đó, hai “dương” hợp cả ở trước, nên gọi là Dương minh.
(54) Tiền luận nói: Thân, thuộc về sinh âm cùa tháng bầy, chủ về
Thiếu âm ờ hữu túc; Sửu, thuộc tháng 12, chù về Thiếu âm ờ tả túc. Dậu, thuộc tháng 8, chủ về Thái âm ờ hữu túc; Tý, thuộc tháng 11, chù về Thái âm ở tả túc; Tuất, thuộc tháng 9, chù về Quyết âm ờ hữu túc; Hợi, thuộc tháng 10, chù về Quyết âm ở tả túc. Ở đó hai âm giao tận (đến hết, cuối), nên gọi là Quyết âm. Quyết âm chủ về âm tận, mà Thiếu dương thì mới này mầm, khí hãy còn non nớt cho nên là Thiểu dương ở trong âm nên “thiểu khí”.
(55) Đây lại nói rõ thêm: Khí vị do từ “trung” (tức Vị) mà dẫn đi trên và dưới. Vì cỏ bệnh ờ xa ở gần khác nhau, nên phải cả “thuốc” và “ăn” đều dùng và đặt ra chế độ cho thích nghi. Như bệnh ở trên mà xa với “trung” (tức vị), nên ăn trước mà dùng thuốc sau; bệnh ở dưới mà xa với “trung”, nên trước uống thuốc mà sau ăn. Dùng sự ăn hoặc sau hoặc trước để cho được lực dễ dàng đạt đi trên và dưới.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(56) Trùng phương tức là cả cơ, ngẫu đều dùng. “Phàn tá để trị bệnh” Tức là xuân bệnh mà dùng ôn dược, hạ bệnh mà dùng nhiệt dược, thu bệnh mà dùng lương dược, Đông bệnh mà dùng hàn dược. Thuận cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương cùa bốn mùa, mà “lại theo” đó để trị bệnh.
(57) Đây nói về Tam âm, Tam dương, chia ra cỏ bàn và tiêu. Bệnh sinh ra ờ bàn, tức là sinh ra bởi phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Bệnh sinh ra ở tiêu, tức là sinh ra bởi cái khí cùa Tam âm Tam dương. Như Thái dương là đứng đầu các kinh dương, mà gốc ở hàn thủy; Thiếu âm là Thái âm ờ trong âm, mà gốc là quân hỏa; Dương minh là cái khí dương thịnh, mà gốc ờ thanh túc; Quyết âm chù về âm cực mà gốc ở khí dương cùa phong mộc. Đó là ở trong âm dương, lại có tiêu, bản không giống nhau. “Bệnh trái với bản”. Như bệnh hàn mà lại được nhiệt hóa cùa Thái dương; bệnh nhiệt mà lại thấy khí âm hàn của Thiếu âm; bệnh ờ Dương phận, mà lại thấy cái trạng thái hư hàn thanh túc; Bệnh ở âm phận, mà lại thấy cái khí hỏa nhiệt do trung kiến. Dó tức là: “bệnh trái với bàn lại nhận thấy được bệnh của tiêu”. “Trị trái với bàn v.v.” như bệnh vốn hàn mà hóa nhiệt, thì lại dùng lương dược để trị nhiệt. Như bệnh vốn nhiệt mà hóa hàn, thì lại dùng nhiệt dược để trị hàn; lại như bệnh ở Dương minh mà hóa hư lãnh, thì ncn ôn bồ trung khí; như bệnh ở Quyết âm mà thấy hỏa nhiệt, thì lại nên ngược trị lên Thiếu dương. Như thế, tức là: “trị trái với bàn, lại dược dược phương để trị tiêu” Thiếu dương, Thiếu âm, tiêu và bàn tương đồng đều theo dương nhiệt, âm thấp mà điều trị.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(56) Phong, Hàn, Nhiệt, Thấp, Táo là năm khí ờ bốn mùa tại trời; Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là năm hành ở bốn mùa tại đất. Năm khí sẽ thắng năm hành; năm hành lâm bệnh .năm Tàng. Vậy là năm Tàng ngoài hợp với năm hành; mà năm hành thì trình lên năm khí.
(57) “Năm hư” Tức là cái năm khí chủ tuế bất cập. Như Mộc vận bất cập thì thanh khí nó thắng; Kim vận bất cập thì nhiệt khí nó thẳng; Thủy vận bất cập, thì thấp khí nó thắng. Đó là tuế vận bất cập, mà cái thắng khí của bốn mùa lại theo mà “võ” thêm. “Trái mất sự hòa v.v.” Cũng là cái khí của bốn mùa suy. Như xuân khí b^t túc, thì thu khí nó thắng; hạ khí bất túc, thì đông khí nó thắng; khí cùa Trường hạ bất túc, thì xuân khí nó thắng; thu khí bất túc, thì hạ khí nó thắng; đông khí bất túc, thì cái Trường hạ nó tháng. “Nguyệt không” Tức là nguyệt khuyết không. Vòng mặt trăng rỗng, tức là mặt trăng từ 20 trờ đi, chi còn trông thấy cái vành trăng. “Trùng cảm với ta” Như gặp phải năm hư, mất hòa của thời và gặp nguyệt không gọi là “tam hư”, thế mà lại cảm phải tà thì bệnh sẽ nguy. “Có thắng khí thì .tất lại phục.” Như mùa xuân có cái thắng khí thảm thê tàn tặc, thì mùa hạ sẽ có cái phục nóng bức như đốt cháy v.v. Đó là cái “thắng” của bốn mùa đều phải có “phục”.
(58) Đây nói về sáu khí ứng với sáu mạch. Quyết âm chủ về Mộc, nên mạch huyền; Thiếu âm chù về Hỏa, nên mạch câu; Thái âm chù về Thổ, nên mạch trầm; Thiếu dương chù về Hỏa, nên mạch phù; Dương minh chủ về Kim, nên mạch đoản mà sắc; Thái dương chù về Thủy nên mạch đại mà trường. Tốn Công hỏi: Thái dương chù về Thủy cùa Đông lệnh, thì mạch nên trầm, giờ lại nói đại và trường… Có lẽ trái với thời khí chăng? Đáp: Nói mạch trầm, tức là mạch cùa Thận Tàng. Thái dương là Cự dương. Trên hợp với cái khí Tư thiên, dưới họp với cái thủy Tại toàn. Cho nên đại với trường, tức là tỏ cái hình tượng suốt trên và dưới.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(61) Đây nói về những mạch huyền, đoản, câu, trường, doàn Nên ứng với sáu khí mà đến. Như mạch đến mà hòa, thì là người vô bệnh. Lại như Tam âm chù thời mà dược dương mạch; Tam dương chủ thời mà được âm mạch. Đó là “âm dương thay đổi” bệnh sẽ nguy.
(62) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, sáu khí là bàn; Tam âm, Tam dương là tiêu. Cái Thổ âm thấp, mà tiêu thấy khí âm cùa Thái âm; cái hỏa cùa sơ dương, mà tiêu thấy khí dương cùa Thiếu dương. Thế là âm dương cùa tiêu, theo bàn mà hóa sinh. Cho nên Thái âm, Thiếu dương theo bàn. “Bản” cùa Thiếu âm nhiệt, mà “tiêu” lại thấy khí âm cùa Thiếu âm; “bàn” cùa Thái dương hàn, mà “tiêu” lại thấy khí dương cùa Thái dương. Trong âm có dương, trong dương có âm, có cái hóa thủy, hỏa, hàn, nhiệt. Cho nên Thiếu âm, Thái dương, theo bàn theo tiêu. Ở trên Dương minh, táo khí chù trị, mà “trung kiến” Thái âm; ờ trên Quyết âm, phong khí chù trị, mà “trung kiến” Thiếu dương. Bởi Dương minh “tư” về thu lệnh cùa bốn mùa, mà Thái âm chủ về khí thanh thu ờ trong bốn khí. Quyết âm ờ vào cái vị trí hai âm đều hết, mà “Nhất dương” mới sinh. Vì vậy nên Dương minh Quyết âm theo về hóa của trung kiến.
(63) Đây nói về mạch và bệnh có tiêu, bản. “Mạch thuận” tức là dương bệnh mà hiện dương mạch, âm bệnh mà hiện âm mạch. Tỳ như: Bệnh ở Thái dương, Dương minh, mạch đến mà phù, thế là mạch thuận. Neu bệnh lại âm hàn, như bệnh của Thái dương, theo bản hóa; bệnh của Dương minh, theo âm hóa cùa Trung kiên. Cho nên mạch tuy phù mà án tay vào không “cổ”. Như bệnh ở Thiếu âm, Quyết âm, mạch đến mà trầm, đó là mạch thuận. Nếu bệnh lại hiện ra dương nhiệt, thế là bệnh cùa Thiếu âm theo tiêu hóa, bệnh của Quyết âm theo hòa hóa cùa trung kjến. Cho nên mạch dẫu trầm mà án tay vào lại “cổ” nhiều. Thế là mạch có sự hóa cùa âm dương, mà bệnh thì có theo về tiêu và bàn.
(64) Trăm bệnh sinh ra, không vượt ra ngoài sự hóa cùa sáu khí. Như cảm phải phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa… mà sinh ra bệnh, tức là bệnh sinh ra bời sáu khí của trời. Sáu khí của trời, gây nên bệnh ở người, mà trong thân con người, lại có cái hóa của sáu khí. Như chứng trúng phong thuộc về Dương tà cùa trời. Phạm vào cơ biểu cùa con người thì sinh ra các chứng phát nhiệt, khái, xị; tại gân xương thì thành chứng câu loan; tại trường, vị thì thành chứng hạ lỵ, xôn tiết; hoặc thành chứng táo kiết, bế long; hoặc trực trúng vào trong thì thành chứng hoắc loạn, ẩu nghịch; hoặc là quyêt lãnh âm hàn. Đó là khí hỏa cùa biểu, lý, âm, dương. Như cảm vào khí dương nhiệt của con người, thì thành bệnh nhiệt, cảm vào khí âm hàn cùa con người, thì thành bệnh hàn; cảm vào khí thủy thấp cùa con người, thì thành đàm, suyễn, cảm vào táo khí cùa con người, thì thành chứng tiện nan.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Như trúng vào Phù, thì bạo hóa mà “vụt” không biết gì; trúng vào Tàng thời lưỡi rụt mà nói ra không được, miệng xì bọt đãi. Lại như thương hàn, thuộc về Âm tà cùa trời; hoặc trúng vào âm, hoặc trúng vào dương; có khi trúng vào dương mà bệnh lại hàn; có khi trúng vào âm mà bệnh lại nhiệt. Thế là trong con người, trong âm có dương, trong dương có âm và có cả khí hóa của tiêu, bản, âm, dương vậy.
(65) Nói cái đạo tiêu và bản, dù là yếu ước, mà thật là quảng bác; dù là vi tiểu mà thật là hoàng đại. Chi nói một mà cỏ thể biết được trăm, chính là do biết cái đạo tiêu và bàn vậy.
(66) Chương này nói về: nhật, nguyệt vận hành, hết hàn thì thử; khí cùa bổn mùa, do vi mà thịnh, lại do thịnh mà vi; từ chính mà ra duy, lại từ duy mà về chính, hàn với ôn thay đổi, lương với thừ khí giao; cái khí thắng phục, có thịnh có suy, theo thời mà đến sau đến trước, nên cỏ sự sớm muộn khác nhau. “Dương nó động, bắt đầu là ôn v.v.” thế là do “vi” mà tới “thậm”; như xuân mà mạch trầm, hạ mà mạch huyền, thu mà mạch sác, đông mà mạch sắc. Thế là dư khí cùa đông còn giao sang xuân, dư khí cùa xuân còn giao sang hạ, dư khí cùa hạ còn giao sang thu, dư khí cùa thu còn giao sang đông… Thể là do thịnh mà tới vi. “Chính” là chính phương cùa xuân, hạ, thu, đông; “Duy” là thời kỳ giao nhau cùa xuân và hạ, cùa hạ và thu, cùa thu và đông.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

Khí cùa bổn mùa, do duy mà tới chính, lại do chính mà tới duy. Hàn, nhiệt, thử, lương, các khí đó đều hỗ giao luân chuyến với nhau mà không ngừng. Đến như: “Thắng đến bệnh khỏi v.v.” Đó là nól về phục khí đã này nở ra từ lúc còn thẳng khí. Như mùa xuân có cái thắng thâ thảm tàn tặc, đó là Kim khí thẳng Mộc. Đến mùa hạ có cái phục khí nóng nực như đốt. Đó là Hỏa khí nó phục Kim. Nhung cái Hòa khí đó dã nảy mầm ngay từ thời kỳ “bệnh khỏi mà khó chịu”. Thế là phục khí nó đã sớm phát ờ bản vị từ ba mươi độ. Cái khí sở phục, đợi “thắng” hết mới thật khỏi, đến cái bản vị sở chủ về mùa viêm hạ mới “thậm” (quá, nhiều nặng). Thế là thắng khí đến sớm mà phục khí cũng đến sớm vậy. Vì vậy, thắng khí thậm thì phục khí nhiều; thắng khí vì thời phục khí ít; thắng khí hòa bình thì phục khí cũng hòa binh, thắng khí hư suy, thỉ phục khí cũng hư suy. Đó là lẽ thường cùa thiên đạo. Nếu sự phát sinh cùa thắng và phục, không đúng với bàn vị, sau thì mới đến, đó là khí thắng và phục muộn. Phàm khí sinh ra, sinh ra ngay từ khi khí giao trước, như hạ khí sinh ra ở cuối xuân. Khí nó hóa lại hóa về sau khi khí giao, như xuân khí còn lưu hành mãi tới tháng mạnh hạ. Cái khí thắng phục có thịnh suy, vì vậy có sớm muộn khác nhau. Bởi khí mà thịnh, thì nó sẽ thắng về trước bàn vị sờ sinh ba mươi độ; nếu là suy, nó sẽ lui về. sau bàn vị sờ hóa ba mươi độ. Như Kim khí suy mà thắng về khoảng xuân hạ gi ào nhau, thì phục khí cũng suy, mà phục về khoảng hạ thu giao nhau. Thế. là sự thịnh suy cùa thắng và phục, theo khí giao của bốn mùa mà họặc đến trước, hoặc đến sau.
(67) “Chính” là chính vị cùa bốn mùa. về mạch, đã có chính pháp của bốn mùa, mà trước sau cũng gia; “Đợi thời mà đi.” tức là đợi hét ba mươi độ mới thôi. Như mạch trầm ờ mùa xuân, thế là còn thuộc cái khí giao cùa mùa đông, vậy phải qua hết 30 ngày về tháng giêng, khi đó xuân khí mới một mình tư lệnh.
(68) Trác tức là khi của bốn mùa bị vít lấp.
(69) Khí của bổn mùa, thịnh về thời kỳ chù vị, mà “vi” ở lúc mới sinh, “suy” ờ lúc giao hóa, vì vậy nên “thậm” thì mắc bệnh. “Tham kiến” tức như xuân sơ mà mạch trầm và huyền đều thấy; Hạ sơ mà huyền và sác đều thấy v.v. “Phục kiến” là đã đi rồi mà lại thấy. “Chửa nên đi mà đã đi” tức là chưa đủ 30 độ mà đã đi; “nên đi mà chưa đi”, thế là đã qua 30 ngày, mà vẫn không đi. “Phàn” là nói bốn mùa mà lại (phản) thấy cái mạch tặc hại, “cho nên nói v.v.” tức là nói về khí cùa bổn mùa, “thủ” ờ bản vị, “tư” ở khí giao, như quyền hành không thể sai lệch, “sinh hóa” tức là sinh ra trước mà hóa ờ sau.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(70) “Khí chí” tức như Hạ chí, Đông chí. “Khí phân” tức như Xuân phân, Thu phân. Nói về thời kỳ “hai chí”, đều thuộc về cái khí hàn, thử, âm, dương; về thời kỳ khí phân, thì có khí ôn, lương không giống nhau.
(71) “Khí của thu, bắt đầu từ trước” là nói xuân ờ về trước nửa năm về trước, thu ờ về trước nửa năm về sau “Khí của hạ đông, ở về sau hai khí.” Đó là nói về chù khí cùa bón mùa. Sáu khí vãng phục, chù tuế không thường đó là nói vê khách khí gia lâm; sáu năm hoàn chuyên không có thường vị. Chương này nói về chù khí cùa bốn mùa, trước sau giao thông, được cái khí thanh tĩnh. Nếu bị khách thắng nó nhiễu động, thì lại không thể theo thứ tự, mà tật bệnh sẽ sinh. Vì vậy, trên dưới sờ chù, với tà hữu gián khí, nên theo cối lợi cùa nó mà dùng chính vị để điều trị. Đại yêu nên trước tà mà sau bổ, thế là tá cái sở lợi và tư cái sở sinh cho chủ khí. Thế tức là được cái khí của bốn mùa, sinh hóa mà giao thông vậy.
“Các chứng cố, tiết v.v.” tức là nói các chứng do từ trên mà xuống dưới; “các chứng nuy, suyễn v.v.” tức là nói về các chứng do từ dưới mà lên trên.

(72) Dưcmg khí ở trên mà nghịch xuống thì là chứng quyết lãnh; Âm khí ở dưới, phạm lên trên thì thành chứng nuy, tý; thủy dịch ở bên trên dẫn xuông thì thành chứng cô, tiết; chất thủy dịch ở dưới dẫn ngược lên thì thành chứng suyễn và ẩu.
(73) Đây là nói về cái khí của năm Tàng, phát hiện ra ngoài hình.và khí.
(74) Đây nói về bệnh cơ phát ra, đều có thuộc với năm Tàng, nấm hành.
“Có, cầu ở có…” là nói về cái khí hữu dư của năm Tàng; “khống, cẩu ờ không” là nói về năm Tàng tinh khí bất túc; thịnh thời trách Ịà thái thậm, hư thời trách là hư vi. Như hỏa nhiệt thái quá thì trách là vô thủy v.v. Vậy phải làm cho tinh khí cụạ năm Tàng đều “thắng”, rồi sau mới sơ thông khí huyết cho được điều đá^ịỊíhiến cho khí của năm Tàng trở lại hòa bình. Như thể mới đáng là thànfpậng. “Bệnh cơ”: nguyên chữ cợ nghĩa đen là máy. Vậy bệnh cơ tức là nói sự biến chuyển của bệnh chứng nhanh như máy: “Khí nghi” là nói về cải của năm Tàng, năm Hành đều có cái “sờ nghi” cùa nó.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(75) “Dùng tắc vi tắc v.v.” Như các chứng nôn oẹ, thổ ra nước chua. là do nhiệt tà kiên tích ở trong, mà nghẽn tắc lên trên, liền theo đó mà làm cho nó thượng dũng (vọt lên, tức là lại cho thổ thêm). Đó tửc.ịấ dùng tắc vi tấc, mà có thể phá được tích. Lại như chứng bạo chú, hạ bách, cũng là do nhiệt tà kiên tích ờ trong, mà thông tiết xuống dưới, liền thèo đó mà làm cho hạ tiết (dùng thuốc hạ cho tà xuống). Đó tức là “dùng thông vi thông”, mà có thể làm cho vỡ được rắn. Phải dẹp hẳn bỏ cái chủ bệnh, mà trước từ cál nó sở nhân (nguyên nhân bởi đâu mà sinh bệnh), thì có thể khiến cho khí hòa, mà bệnh sẽ khỏi.
(76) “Khí điều hòa mà được”, tức là biết “được” cái đạo “nghịch, tùng”, mà làm cho nó điều hòa. Như khí nó “tùng” về thượng hạ, thì nên “Nghịch” lại; nếu “nghịch với thượng hạ, thì nên “tùng” đi. Bởi Dương khí ở trên, Âm khí ở dưới, như thế là “khí tùng” (tức thuận). Dương khí hành trở xuống, Âm khí hành trở lên, thế là “khí nghịch”. Như thế thì khí thể nào cũng phải tùng, mà lại không thể không nghịch. Vì vậy, nếu khí nó tùng, thì ta nghịch mà tùng; nếu khí nghịch, thì ta tùng mà nghịch. Khiến cho khí Âm Dương, trên dưới điều hòa. Thế là phương pháp điều khí.
“Hỏa nhiệt” là nhân hỏa nhiệt mà gây nên bệnh. Như câu “hòa nhiệt thương khí”, đó là nói bệnh ở khí mà không phải ở kinh. “Lại ố hàn phát nhiệt ý.v…” là do âm, dương, nội ngoại cùng lấn phạm lẫn nhau. Như dương ở ngoài, ám ra để lấn, thì sinh 0 hàn; âm ở trong, dương vào để lấn, thì sinh phát nhiệt. “Hoặc mỗi ngày phát một lần v.v…” đó là cái khí thắng phục của âm dương và cái thời hội ngộ có nhiều ít khác nhau. Như Âm khí nhiều mà Dương khí ít, thi cái khí.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(72) hỏa nhiệt lưu ờ âm phận lâu, cho nên bệnh phát xa ngày. Nếu Dương khí nhiều mà Âm khí ít, thì nhiệt theo Dương khí, mà thường thịnh ờ bên ngoài, cho nên bệnh phát ngay gần.
(73) Dùng hàn dược mà không hàn, đó là vi Chân âm bất túc; dùng nhiệt dược không nhiệt, đó là vì Chân dương bất túc. Vậy phải bổ âm và bổ dương. Dùng hàn trị nhiệt, dùng nhiệt trị hàn, đó là phương pháp bình trị. Bổ âm để thắng nhiệt, bổ dương để thắng hàn, đó là phương pháp phản tá.
(74) Dây nói về khí, vị, không thể “thiên dụng” (dùng chuyên một thứ). Bốn mùa có cái khí hàn, nhiệt, ôn, lương; năm Tàng có cái vị toan, khổ, tân, hàm. Phải nên sử dụng cho điều hòa. Neu chuyên dụng, sẽ có cái hại thiên thắng. Vậy nếu thiên dụng về hàn, thì cái hàn khí của đông bệnh sẽ vượng, nên dù uổng nhiệt mà vẫn hàn. Thiên dụng về nhiệt, thì cái nhiệt khí cùa hạ bệnh sẽ vượng, nên dù uống hàn mà vẫn nhiệt. Đó là dùng khí quá thiên mà không hóa. Lại như thiên dụng vi khổ, thì vị khổ dẫn vào Tâm, do đó Hòa khí sê thịnh; thiên dụng vị hàm, thì vị hàm dẫn vào Thận, do đó Thủy khí sẽ thịnh. Đó là dùng vị thiên mà không hòa. Phàm vật có năm vị, do nãm vị hóa năm khí. Vị dùng lâu thì tăng khí; khí tăng thì sẽ có cái hại âm dương thiên thịnh, hoặc thiên tuyệt. Từ Đông Bình nói: Vị dùng lâu thì tăng khí. Vậy cái khí hàn nhiệt, cũng không thể thiên dụng.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

(75) Đây nói về chế phương, lấy vị chủ bệnh làm quân v.v. Khác với Thần nông bản thảo, Lý Đông Viên cũng nói: Những vị chù bệnh là quân dược. Tỷ như: trị chứng phong, dùng phòng phong làm quân; trị nhiệt ở thượng tiêu, hoàng cầm làm quân; trị nhiệt ở Trung tiêu, hoàng liên làm quân; trị thấp, phòng kỷ làm quân; trị hàn, phụ tử làm quân v.v. Rồi nhận xem kiêm kiến những chứng gì, thì dùng các vị thuộc về chứng ấy làm tá, sứ.
Án: Thầrt nông Bản thảo cộng có 360 vị. Chia thượng phẩm 120 vị làm quân, chù về bổ dưỡng thân thề, để ứng “thiên”, toàn vị vô độc, có thể dùng lâu ăn lâu được. Trung phẩm 120 vị làm thân, chù về dưỡng tính, để ứng “nhân”, có vị độc, có vị không, dùng nên châm chước để trị bệnh và bổ hư. Hạ phẩm 120 vị làm tá, phần nhiệt có chất độc, để ứng “địa”, chuyên để khu trừ hàn nhiệt, phá tích, công kiên.

CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN
CHÍ CHÂN YẾU ĐẠI LUẬN THIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.