Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị

+ Sinh lý và bệnh lý của tỳ:

  • Chủ về vận hoá và chuyển hóa;

Tỳ chủ quản tiêu hóa hấp thu và vận chuyển thức ăn. Thức ăn vào vị, sau khi tiêu hóa bước đầu, tới tỳ tiếp tục tiêu hóa thêm một bước những vật chất tinh vi (dinh dưỡng) được hấp thu phân bố khắp toàn thân, cung cấp dinh dưỡng cho tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể. Ngoài sự vận hóa thức ăn tinh vi, tỳ còn có chức năng vận hóa thủy thấy cùng với phế và thận duy trì sự cân bằng thủy dịch trong cơ thể. Khi chức năng vận hóa của tỳ được bình thường thì tiêu hóa hấp thu chuyên hóa tốt, khí huyết vượng thịnh, tinh lực khỏe mạnh. Nếu tỳ hư vặn hóa thất thường, tiêu hóa hấp thu không tốt dẫn đến bụng trướng, đại tiện lỏng nát có thể là nguyên nhân vận hóa thủy dịch trở ngại dẫn đến thủy thấp đình trệ phát sinh thuỷ thũng (phù) hoặc đàm ẩm.

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
  • Chức năng thống huyết:

Tỳ có chức năng thống nhiếp huyết dịch của toàn cơ thể. Nếu như tỳ hư chức năng thống nhiếp ảnh hưởng làm cho “hiếp bất tuần kinh” sinh các triệu chứng chảy máu, nôn máu, chảy máu cam, băng lậu, đại tiện ra máu… Ngoài ra, tỳ quan hệ với việc sinh huyết cũng rất chặt chẽ. Tỳ hư chức năng sinh hóa huyết dịch giảm sút dẫn đến thiếu máu.

  • Tỳ chủ cơ nhục tứ chi và khai khiếu ở môi miệng:

Bình thường tỳ vận hóa thủy cốc tinh vi dinh dưỡng toàn thân, ăn uống đầy đù, cơ nhục to khoẻ, cơ thể cường tráng, tứ chi có lực, môi miệng hồng nhuận. Tỳ khí hư nhược, vận hóa

thất thường, ăn uống kém, cơ nhục yếu mềm, tứ chi vô lực, sác mõi trắng nhợt hoặc vàng tối.

+ Sinh lý và bệnh lý của Vị:

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị

Chức năng chủ yếu của vị là thu nạp thủy cốc và cũng có tham gia nhào trộn thủy cốc. Người xưa cho rằng “vị thủy cốc chi hải”. Khi vị bị bênh có các triệu chứng: bụng đau, đầu nặng, ăn uống giảm sút, buồn nôn, nôn khan. Tỳ và vị quan hệ biểu lý thông qua kinh lạc. Tỳ chủ vận hóa, vị chủ thu nạp cùng hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa hấp thu vận chuyển dinh dưỡng, tác dụng của tỳ vị đối với cơ thể vô cùng quan trọng. Người xưa cho rằng: “Hữu vị khí tắc sinh, vô vị khí tắc tử”.

Vị vi hậu thiên chi bàn, tỳ và vị có đặc điểm khác nhau. Tỳ khí chủ thăng, sợ thấp, thích táo.

Vị khí chủ giáng, thích nhuận, sợ táo, hai mặt tương phản, tương thành. Vị khí giáng, thủy cốc mới có thể đi xuống đường tiêu hóa, đi toàn thân và đến các tạng phủ khác. Nếu vị khí không giáng trái lại nghịch lên sẽ buồn nôn, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, ách nghịch, Vị thống. Tỳ khí bất thăng lại hạ hãm (gọi là trung khí hạ hãm) sẽ dẫn đến các triệu chứng loạn ngôn, thiếu khí, tiết tả, thoát giang, sa các tang. Tỳ thuộc âm; tỳ hư dễ sinh thấp (tỳ không kiện vận được thủy thấp) thường dễ bị thấp tà xâm phạm, nếu tỳ bị thấp tà từ ngoài xâm phạm sẽ phát sốt, nặng đầu, đau mình, thân thể nặng nề, thượng vị đầy tức, mạch nhu hòãn, rêu lưỡi trắng dày. Điều trị phải dùng “ôn tỳ táo thấp”.

Vị thuộc dương bệnh ở vị đa phần thuộc nhiẹt, vị hỏa, miệng khô, thích uổng, không muốn ăn hoặc đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu cam, điều trị phải “thanh nhiệt giáng hỏa”. Liên hệ Đông y và Tây y, vị và dạ dày tương ứng với nhau. Còn tỳ của Đông y bao gổm chức năng bênh tạt của quá mình tiêu hóa hấp thu vật chất, cân bằng chuyển hóa dịch thể và một phần sự tuần hoàn huyết dịch. So với Tây y, tỳ của Đông y có chức năng rất khác biệt.

Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị
Sinh lý và bệnh lý của Tạng Tỳ và Vị

Học thuyết Tạng tượng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.