Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang

Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang
Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang

+ Sinh lý và bệnh lý của thận:

  • Thận chủ tàng tinh:

Chức năng thận tàng tinh phân ra 2 loại:

Tính sinh thực: chủ về sinh dục phát triển nòi giống.

Tinh hoa của ngũ tạng lục phủ: tức là chủ quản về sinh trưởng, phát dục và cấc hoạt đông sinh mênh trong yếu khác của cơ thể. Bệnh nhân trên lâm sàng phần nhiều là hư chứng, thường gặp trong các bệnh thuộc hệ thống sinh dục và một số bệnh trong hệ nội tiết. Điều trị chủ yếu là bổ thận.

  • Thân chủ thủy:

Thận là cơ quan chủ yếu điều tiết chuyển hóa nước ở bên trong cơ thể (người xua cho rằng thận là tang cố nước). Khi thận bệnh dẫn đến chuyển đạt nước thất thường, tiểu tiện bất lợi, thủy dịch lưu trộ, toàn thân phù thũng (phù) hoặc tiểu tiện són, ăn nhiều, đái nhiều (di niệu), đái đêm.

Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang
Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang
  • Thận chủ cốt:

Cốt sinh tủy, tủy thông với não (phủ nguyên thần), thận tàng tinh, tinh sinh tủy, thận còn quan hệ với não. Thận tàng tinh (sung túc) đầy đủ thì xương, tủy não sung thực, cường tráng (khoẻ mạnh), tứ chi khoẻ mạnh, hoạt động linh hoạt, tinh lực dổi dào, tai tinh, mắt sáng.

Khi thân tinh bất túc thường xuất hiện các triệu chứng: động tác chậm chạp, xương cốt vỏ lực, thiếu máu hoặc chóng mặt hay quên, trẻ con chậm phát dục và trí lực. Ngoài ra răng là phần dư của cốt: “xỉ vi cốt chi. dư”, răng có liên quan với cốt. Khi thận khí hư suy, răng lung lay và rụng.

  • Thận chủ mệnh môn hỏa:

Thận là tạng thuộc thủy nhưng lại tàng hỏa của mệnh môn (thận dương là duy trì năng lượng chủ yếu của sinh mệnh, gọi là hỏa mệnh của mệnh mồn). Nó cùng với thận thủy (thận tinh), một âm, một dương hợp đồng tương hỗ duy trì mọi chức năng sinh thực (sinh trưởng và phát dục) và chức năng tạng phủ của cơ thể được bình thường. Khi mênh môn hỏa suy có thể dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, mất khả năng noãn tỳ nên hay ỉa lỏng vào sáng sớm (ngũ canh tả), ỉa chảy mãn tính. Mệnh môn hỏa vượng hay găp: thất tiết, di tinh…

  • Thận chủ nạp khí:

Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang
Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang

Việc hô hấp do phế là chù nhưng điều hành, điều độ lại quan trọng ở chức năng của thận. Thận có tác dung giúp đỡ phế và hô hấp và giáng khí, gọi là nạp khí. Nếu như thận không nạp khí sẽ phát sinh háo suyễn đoản khí, đạc điểm là thở ra nhiều, thở vào ngắn. Trên lâm sàng điều trị phải bổ thận (bổ thận nhâp tức, bổ thận nạp khí).

Liên hệ vói YHHĐ: thận có vai trò diều hòa kiềm, toan, sự tăng giảm độ kiềm, toan có liốn quan đến thông khí ở phổi (nhịp hô hâ’p).

  • Thận bên trên khai khiếu ở tai, bên dưới khai khiếu ở nhị âm:

Tai có liên quan với thận “nhĩ vi thận chi thượng khai khiếu” thận khí đầy đủ thì thính giác bình thuờng, thận khí hư thỉ ù tai, tai điếc. Nhị âm là chỉ niệu đạo và hậu môn là hạ khiếu của thận “nhị tiện vi thận chi hạ khiếu”. Bài tiết đại tiểu tiện có liên quan với thận. Thận khí hư dẫn đến bí đái hoặc đái dầm dề, thận âm bất túc, đại tiện bế tắc, mệnh môn hỏa suy có thể dẫn đến ỉa lỏng sáng sớm (ngũ canh tả).

  • Thận chủ lông tóc:

“Kỳ hoa tại phát” lông tóc, dài, tốt xanh hay dễ rụng, dễ bạc đều có liên quan đến thận khí thịnh hay suy.

Thận khí vượng thì lông tóc đen óng mượt. Thận khí hư suy thì lông tóc dễ rụng, bạc nhanh.

+ Sinh lý, bệnh lý của bàng quang:

Chức năng của bàng quang chủ yếu là chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Khi bàng quang có bệnh xuất hiện đái dắt, dái bí hoặc đái đau. Thận liên hệ với bàng quang thông qua kinh lạc, tạo thành mối quan hệ biểu lý, chức năng bài tiết của bàng quang thất thường có khi liên quan với bệnh tật của thận. Khi thận hư bất năng cố nhiếp sẽ xuất hiện tiện bế hoặc di niệu.

Từ sinh lý và bệnh lý trên, Đông y coi thận về cơ bản bao gồm những chức nâng và bệnh tật của hộ thống sinh dục, tiết niệu của Tây y và một bộ phận tạo máu, hệ thống nội phân tiết và hệ thống thần kinh của Tây y. Bàng quang của Đông y gần nhưbàng quang của Tây y.

Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang
Sinh lý và bệnh lý của Thận và Bàng Quang

Học thuyết Tạng tượng

Bài trướcSinh lý và bệnh lý của Tạng Phế và Đại Trường
Bài tiếp theoChâm cứu chữa viêm Bì Thần Kinh

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.