Tâm huyết khuy hư – 心血亏虛

Tâm huyết khuy hao là chỉ bởi ốm lâu, mất huyết hoặc tư lự quá độ, tinh huyết hao ngấm ngầm, hoặc ăn uống không điều độ, khí huyết hoá sinh bất túc. Các loại nhân tố như huyết dịch không đủ, huyết mạch rỗng không, dẫn đến các bệnh biến về Tâm mạch và Tâm thần mất nuôi dưõng là chủ yếu. Tâm huyết khuy hao trên thực chất là huyết hư dẫn đến bệnh biến của tạng Tâm. Lâm sàng biểu hiện các chứng trạng chủ yếu là: Hồi hộp hay quên, mất ngủ hay mê, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, sắc mặt kém tươi, mạch Tế vô lực.

Tâm huyết khuy hư
Tâm huyết khuy hư

Tâm lấy huyết để nuôi dưỡng, lấy Thần để phát huy tác dụng. Tâm chủ về thần minh là ở chỗ Tâm huyết đầy đủ, có đầy đủ thì Tâm huyết mới có điều kiện nùôi dưỡng và phát huy tác dụng được bình thường. Nếu như nguồn hoá sinh Tâm huyết không đủ, hoặc là tiêu hao quá độ, hoặc là mất huyết nghiêm trọng đều có thể dẫn đến Tâm huyết bất túc, huyết không nuôi dưỡng được Tâm, từ đó -mà dẫn đến bệnh chứng Tâm thần mất nuôi dưỡng, Tâm thần không yên, và tổ chức tạng phù toàn thân âm huyết khuy hư. Sách Cảnh Nhạc toàn thư nói: “Doanh chủ huyết, huyết hư thì không có gì nuôi dưỡng Tâm, Tâm hư thì thần mất nơi cư tru, hoặc biến thành các chứng hồi hộp, khiếp hãi, hoặc là lưu luyến, hoặc là hay nghĩ ngợi mông lung, đến nỗi suốt đêm không ngủ, chợt say chợt tỉnh mà làm thần hồn không yên. Do bởi Tâm chủ huyết mạch toàn thân, vì thế khi Tâm huyết bất túc, huyết mạch rỗng không, trừ ngoài thấy các chứng trạng như Tâm Thần mất nuôi dưỡng, Tâm thần không yên gây ra hổi hộp, Tâm phiền, mất ngủ hay mê, dễ tỉnh và hay quên, còn thường thấy các chứng trạng toàn thân hư nhược như: sắc mặt kém tươi hoặc trắng nhợt, hoa mắt chóng mặt mệt mỏi vô lực, tay chân mếm yếu, móng tay chân sắc nhạt, mạch Tế V .V.

Ngoài ra Can là tạng tàng huyết, Tỳ là nguồn hoá sinh ra khí huyết, cho nên đồng thời thấy các chứng Tâm huyết khuy hao, Can huyết hư, Tỳ khí hư v.v. Như hai mắt khô rít, kém ăn, mệt mỏi, đoản hơi, kinh nguyệt lượng ít v.v.Tâm huyết khuy hao thường có xu thế truyền về huyết không được nuôi dưỡng, bởi huyết liên luỵ đến khí, dẫn đến khí huyết đều hư; Hoặc do Tâm liên luỵ đến Can, Tâm Can đồng bệnh, Tâm Can huyết hư.

Tâm huyết khuy hư
Tâm huyết khuy hư

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.