THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

KINH VĂN

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

Hoàng Đế hỏi:

Thái âm, Dương minh làm biểu, lý, cùng là mạch của Tỳ, Vị. Đến lúc sinh bệnh lại khác nhau, là vì sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Âm dương khác vị, thay đổi nhau thực hư, thay đổi nhau thuận nghịch; hoặc do bên trong phát ra, hoặc do bên ngoài phạm vào. Nơi phát sinh khác nhau nên bệnh danh cũng khác.

Hoàng Đế hỏi:

Xin cho biết cái chỗ khác thế nào?

Kỳ Bá thưa rằng:

Dương thuộc thiên khí, chủ về bên ngoài; âm thuộc địa khí chủ về bên trong. Dương đạo thời thực, âm đạo thời hư. Nếu do tặc phong hư tà phạm vào, thời dương chịu đựng; nếu do ăn uống không chừng mực, khởi cư không điều độ, thời âm chịu đựng. Dương chịu đựng thời vào sáu Phù, âm chịu đựng thời vào năm Tàng.

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

Vào sáu Phù thời mình nóng, thường không thể nằm, hơi thở gấp và khó khăn.

Vào năm Tàng thời đầy nghẽn, bế tắc, ở dưới thành chứng xôn tiết, lâu thành trưòng tích.

“Hầu” chủ thiên khí “Yết” chủ về địa khí.

Dương chịu đựng phong khí, âm chịu đựng thấp khí.

Âm khí do từ chân dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống theo cách tay đến đầu ngón tay. Dương khí do từ nay dẫn lên đến đầu, rồi quay xuống đến chân. Cho nên nói: bệnh thuộc dương, dẫn lên bộ phận trên, lâu rồi quay trờ xuống; bệnh thuộc âm, dẫn xuống bộ phận dưới, lâu rồi quặt trờ lên.

Cho nên, bị thương vi phong, bộ phận trên mắc trước; bị thương vì thấp, bộ phận dưới mắc trước.

Hoàng Đế hỏi:

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

Tỳ mẳc bệnh mà tứ chi không cử động được, là vì sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Tứ chi đều nhờ khí ở VỊ, mà không thể tự dẫn đến kinh, phải nhờ Tỳ mới dẫn đến được. Giờ Tỳ mắc bệnh, không thể vì VỊ dẫn tân dịch, tứ chi không được nhờ khí cùa thủy cốc, khí do đó kém sút, đường mạch không thông, cân, cốt, cơ, nhục đều không có khí để thấm nhuần, nên không cử động được.

Hoàng Đế hỏi:

Tỳ không chù về mùa nào, là vì sao?

KỲ Bá thưa rằng:

Tỳ thuộc Thổ, chủ về trung ương, thường do bổn mùa để phân tưởng về bốn Tàng, mỗi Tàng đều ký trị mười tám ngày, nên không riêng chủ về mùa nào.

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

Tỳ thường được tiếp xúc trước cái tinh khí cùa Vị, Thổ sinh ra muôn vật mà bắt chước sự biến hóa cùa trời đất, nên trên dưới tới khắp cà đầu và chân, mà không chuyên chủ một mùa nào.

Hoàng Đế hỏi:

Tỳ với Vị, chỉ nhờ lượt da vàng (mạc) để cùng liền với nhau, thế mà lại vì Vị dẫn hành được tân dịch, là vì sao?

Kỳ Bá thưa rằng:

Túc Thái âm thuôc về Tam âm, mach cùa nó suốt từ Vị, liền

sang Tỳ, chằng lên họng (ách), cho nên Thái âm mới hành khí tới cả Tam âm(1).

Dương minh thuộc biểu, nó là cáo bể của năm Tàng sáu Phủ, cũng gọi là Tam dương. Tàng và Phủ đều nhận kinh mạch cùa mình để tiếp thụ khi ở Dương minh, vì thể nên mới có thể vì Vị dẫn hành tân dịch.

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

CHÚ GIẢI:

(1) Quyết âm: Nhất âm.

Thiếu âm: Nhị âm.

Thái âm: Tam âm.

Là Vị, Tam âm, Tỳ hành khí cùa Vị đến Tam âm chuyển vận khí của Dương minh, nhập vào chù dương.

Là Tỳ, hành khí ở Tam dương, vận khí của Thái âm, nhập vào chủ dương.

Thái dương: Tam dương.

Dương minh: Nhị dương.

Thiếu dương: Nhất dương.

THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN
THÁI ÂM, DƯƠNG MINH THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.