Thái Dương và Thiếu Dương hợp bệnh
(Giai đoạn đầu)
Điều 37. Bệnh thái dương 10 ngày trở lên, mạch phù tế mà ham nằm là ngoại tà đã giải. Nếu chứng có ngực đầy, sườn đau, thì cho uống Tiểu sài hồ thang; mạch chỉ thấy phù thì cho uống Ma hoàng thang.
Tóm tắt:
Bệnh thái dương 10 ngày trở lên, có ba chứng trạng và cách chữa biến hoá khác nhau.
Thích nghĩa:
Bệnh thái dương đã quá 10 ngày trở lên, mạch phù tế mà ham nằm là tình trạng biểu tà đã lui, chính khí vẫn chưa hoàn toàn khôi phục. Nếu thấy ngực đầy sườn đau là tà truyền vào thiếu dương, cần dùng Tiểu sài hồ thang để hoà giải. Nêu thấy mạch phù, không thay đổi là chủ bệnh vẫn còn ở biểu, tuy đả hơn 10 ngày vẫn phải cho uống Ma hoàng thang để giải biểu.
Lời chú chọn lọc:
Vưu Tại Kinh nói: “Bệnh thái dương kéo dài hơn 10 ngày, mạch, phù không khẩn mà tế, người không vật vã mà ham nằm, cho nên gọi là hêt mạch khẩn thì người yên là bệnh đã giải rồi. Hai đoạn sau là nói khi chưa giải: nói mạch tế, không ham nằm mà ngực đầy sườn đau là tà đã nhập vào thiếu dương chưa giải thì nên cho uống Tiểu sài hồ thang; nếu mạch chi phù không tế, không muôn nằm là tà còn ở thái dương chưa giài, vẫn phải cho uông Ma hoàng thang, không phải nói ngoại chứng đã giải mà còn hoà giải, phát biểu nữa đâu.