Phương pháp xử lý viêm dạ dày cấp tính

Điều trị viêm dạ dày cấp tính có sự khác nhau theo loại hình khác nhau.

a – Viêm dạ dày cấp tính đơn thuần: Quá trình bệnh của loại bệnh này tương đối ngắn, mang sẵn tính hạn chế. Nguyên tắc trị bệnh này chủ yếu là khử bỏ nguyên nhân bệnh, điều trị theo triệu chứng, ứng dụng hợp lý thuốc kháng sinh và chú ý điều chỉnh chất điện phân bộ rối loạn v.v…

  • Điều trị thông thường: Đầu tiên khử bỏ nguyên nhân bên ngoài, tức đình chỉ mọi ăn uống và thuốc thang kích thích đến dạ dày, cân nhắc nhịn ăn trong thời gian ngắn hoặc thức ăn loãng. Sau đó khử bỏ nguyên nhân bên trong, tức điều trị tích cực nguyên nhân gây bệnh. Như viêm dạ dày nhiễm cấp tính, cần chú ý điều trị bệnh toàn thân, khống chế nhiễm bệnh, nằm nghỉ v.v…
  • Điều trị kháng khuẩn: Viêm dạ dày cấp tính đơn thuần, bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng, đặc biệt là có kèm đi ngoài do nhiễm, có thể dùng điều trị kháng khuẩn.
  • Điều trị chất điện phân bị rối loạn: Đối với người bệnh bị thổ tả nghiêm trọng, mất nước nhiều, cần khuyến khích họ uống nước nhiều lần, hoặc truyền dịch bô vào tĩnh mạch v.v…
  • Điều trị theo triệu chứng: Người đau bụng có thể do dùng atropine. Viêm dạ dày cấp tính dẫn đến đường tiêu hóa chảy máu, thuộc triệu chứng nguy hiểm, không thể rửa dạ dày bằng nước muối lạnh.

Bảo vệ niêm mạc dạ dày có thể dùng chất chống thiếu H2 của cơ thể, hay chất ức chế bơm proton, hoặc thông qua nội soi dùng phương pháp điện ngưng, kích quang, ngưng lạnh, phun thuốc v.v… làm cầm máu nhanh. Đối với người ra máu nhiều thì phải truyền máu v.v…

b – Viêm dạ dày rữa nát cấp tính: Tích cực điều trị bệnh nguyên phát loại bỏ nhân tố có thể dẫn đến ung thư là mấu chốt của điều trị.

c – Viêm dạ dày ăn mòn cấp tính: Viêm dạ dày ăn mòn là một loại trúng độc cấp tính nghiêm trọng, cần phải tích cực cấp cứu. Người nuốt phải axit, kiềm mạnh, có thể uống sữa, ăn lòng trắng trứng, hoặc dầu thực vật để điều trị, không được dùng hydroxyt cacbonat trung hòa axit mạnh. Người nuốt phải axit, kiềm mạnh cần nghiêm cấm rửa dạ dày. Khi bị sốc thì phải cấp cứu sốc trước. Nếu tiếp theo bị nhiễm có thể dùng thuốc kháng khuẩn.

d – Viêm dạ dày làm mủ cấp tính: cần phải tích cực điều trị sớm, điều trị chất kháng khuẩn lượng lớn, có hiệu quả, điều chỉnh chất điện phân bị rối loạn v.v…

Điều trị viêm dạ dày rữa nát cấp tính

Viêm dạ dày rữa nát cấp tính còn gọi là viêm dạ dày rữa máu, viêm dạ dày chảy máu, loét đối phó… Mấy năm gần đây gọi chung là bị bệnh niêm mạc cấp tính. Khi đã chẩn đoán đúng là viêm dạ dày rữa nát cấp tính thì phải điều trị kịp thời để đề phòng người bệnh ra máu nhiều, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên tắc điều trị là khử bỏ nguyên nhân gây bệnh, hạ thấp độ axit trong dạ dày, đề phòng ion H khuếch tán ngược lại làm tổn thương niêm mạc dạ dày, khiến nặng thêm. Tích cực cầm máu, truyền máu và dịch bổ. Cụ thể là:

  • Bổ sung máu: Cân nhắc truyền máu tươi, hay huyết tương lạnh đông tươi, huyết tương thay thế và cân bằng nước muối V…. Nếu bị sốc, phải tích cực cải thiện tuần hoàn nhỏ.
  • Rửa dạ dày bằng nước muối băng: Có thể làm cho huyết quản thành dạ dày co lại và làm vị toan bài tiết ít, thúc tiến cầm máu. Cách làm là đặt ống dạ dày vào trong dạ dày, trước hết hút hết dịch vị ra, bơm 300cc nước muối băng vào. Sau đó hút ra, cứ làm đi làm lại 3-4 lần. Cuối cùng cho 8cc chất tuyến thượng thận vào trong 150cc nước muối băng, bơm vào trong dạ dày để huyết quản tiến thêm một bước co lại. Cứ cách 4 tiếng làm lại một lần. Cách làm này không chủ trương làm cho người già.
  • ứng dụng ức chế axit: Chất ức chế bơm proton, chất chống thiếu H2 của cơ thể có tác dụng ức chế rất mạnh vị toan bài tiết, giảm nhỏ nồng độ ion H.
  • Chất chống axit: Mỗi giờ uống hỗn hợp hydroxyt nhôm, hydroxyt magie để trung hòa vị toan, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Nếu nội soi thấy chảy máu cục bộ, có thể sử dụng dịch tuyến tố thượng thận, men ngưng máu có thể làm đông máu lại. Những năm gần đây triển khai soi sợi, điện ngưng hoặc kích quang cầm máu, hiệu quả đáng tin.
  • Điều trị phẫu thuật ngoại khoa: Phần lớn người bệnh qua điều trị ngoại khoa có thể cầm máu. Nhưng vẫn có khoảng 10% bệnh nhân cần phải điều trị phẫu thuật. Nếu không, khó mà không chế chảy máu.

Uống thuốc không đúng sẽ gây ra viêm dạ dày cấp tính

Do thuốc có 3 phần độc, mà tuyệt đại đa số thuốc đều qua hệ thống ruột, dạ dày truyền đưa, tiêu hóa và hấp thụ, vì thế đường ruột, dạ dày là nơi sung yếu để chịu kích thích và tổn thương của một số loại thuốc nào đó. Qua tài liệu lâm sàng chứng minh, do dùng thuốc không thận trọng gây bệnh như viêm dạ dày, loét và chảy máu đường ruột, dạ dày v.v… Thuốc là nguyên nhân chiếm 1/3 tổng số người bị bệnh dạ dày, có xu hướng mỗi năm mỗi tăng. Nhiều loại thuốc gây cho niêm mạc dạ dày tổn thương với mức độ khác nhau. Viêm dạ dày vì thuốc thường thấy trên lâm sàng có: Bụng thấy khó chịu, đau đớn, thấy nóng rát, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, người bị nặng còn nôn ra máu, phân có máu, sốc do mất máu, thậm chí còn bị thủng ruột dạ dày, bị viêm màng bụng. Nếu không điều trị kịp thời có thể nguy đến tính mạng người ốm.

Các loại thuốc thường dùng gây viêm dạ dày cấp tính có thuốc aspirin giải nhiệt chấn đau, thuốc chống phong thấp, thuốc tiêu viêm chống khuấn, và các loại thuốc điều trị chống u khác như chloruakali, chất sắt, chất iot v.v…

Cơ lý của thuốc gây viêm dạ dày chủ yếu có mấy nguyên nhân dưới:

  • Phá hỏng lớp albumin mỡ của mô niêm mạc dạ dày: Uống lâu thuốc có chất kích thích (thuốc chế từ salicylic) có thể làm cho ion H khuếch tán ngược đến bên trong niêm mạc, làm niêm mạc tổn thương, thúc đẩy làm cho niêm mạc dạ dày bị men albumin dạ dày tiêu hóa tạo ra rữa nát và chảy máu. Đồng thời axit salicylic trong môi trường axit bên trong dạ dày, khi nhiều có thể trực tiếp phá hỏng lớp albumin mỡ của mô niêm mạc dạ dày, phá hỏng màng che niêm mạc dạ dày, gây nên triệu chứng viêm.
  • Hạ thấp niêm mạc dạ dày bài tiết, thay đổi thành phần bài tiết của tuyến, làm suy yếu tác dụng bảo vệ của màng che niêm mạc dạ dày, tăng bài tiết vị toan yà men albimin dạ dày, ức chế mô niêm mạc dạ dày tái sinh. Nếu uống lâu với lượng lớn còn có thể làm viêm và thủng đường ruột dạ dày.
  • ức chế niêm mạc dạ dày bài tiết chất tiền liệt tuyến E: Chất tiền liệt tuyến E có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi chất tiền liệt tuyến E bị ức chế bài tiết ít đi, có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày, sinh viêm.

Biểu hiện lâm sàng của viêm dạ dày cấp tính do thuốc gây ra cũng có khác nhau. Thí dụ tác dụng tổn thương của aspirin đối với niêm mạc dạ dày có quan hệ chặt chẽ đến pH của dịch vị và lượng thuốc. Thường sau khi dùng thuốc nhiều khoảng một tuần sẽ thấy bụng trên đau, khó chịu, buồn nôn v.v… Có một số bệnh nhân biểu hiện đầu tiên là nôn ra máu, hay phân đen. Khi máu chảy nhiều có thể xảy ra triệu chứng huyết áp thấp, sốc. Viêm dạ dày do thuốc điều trị khối u gây ra, thường biểu hiện buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Sau khi dừng uống thuốc một thời gian ngắn lại bình thường.

Viêm dạ dày do thuốc có hên quan đến lượng thuốc và cách uống thuốc. Thời gian phát bệnh mỗi người mỗi khác. Có người sau khi uống thuốc vài giờ là có triệu chứng. Có người xảy ra sau khi uống thuốc nhiều lần.

Để tránh bị viêm dạ dày do thuốc, người bệnh cần phải thận trọng dùng thuốc kích thích. Khi uống thuốc người bệnh phải tuân theo bác sĩ hướng dẫn, uống đúng giờ, đúng lượng; không được tùy tiện tăng lượng thuốc hay kéo đai thời gian uống. Bệnh nhân có cơ sở bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và tá tràng v.v… càng phải tránh uống thuốc kích thích đến dạ dày, để tránh tái phát bệnh cũ và tăng nặng bệnh thêm. Nếu bệnh có nhu cầu dùng cũng nên chọn loại thuốc có kích thích ít và uống sau khi ăn, để làm giảm kích thích của thuốc đối với dạ dày. Nếu nhu cầu cần uống thuốc nói trên, đồng thời phải uống chất chống thiếu H2 của cơ thể, hay thuốc ức chế bơm proton, để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi đã bị viêm dạ dày do thuốc, phải khám bác sĩ sớm để khỏi lỡ thời cơ điều trị có hiệu quả.

Bài trướcThuốc trị viêm dạ dày mãn tính và liệu trình điều trị
Bài tiếp theoNgười bị loét dạ dày tá tràng cần chú ý gì khi uống thuốc

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.