Sốc phản vệ
ĐỊNH NGHĨA:
Sốc phản vệ là tình trạng lâm sàng xuất hiện đột ngột do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào gây giải phóng các chất như histamin, leukotrienes và các hoá chất trung gian khác. Hậu quả của tình trạng này là tăng tính thấm thành mạch, giãn mạch, co thắt các cơ trơn tiêu hoá, hô hấp gây ra bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ.
CÁC LƯU Ý
Là một một cấp cứu được thực hiện ngay tại chỗ
Sốc phản vệ luôn có nguy cơ xuất hiện trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần được theo dõi tối thiểu 48 giờ ở khoa hồi sức hoặc khoa cấp cứu sau khi đã được xử trí tại chỗ
Adrenalin là thuốc cơ bản, đầu tay để điều trị sốc phản vệ
SINH LÍ BỆNH SỐC PHẢN VỆ
Là hậu quả của phản ứng miễn dịch giữa kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể với
IgE trên bề mặt tế bào ưa kiềm và các đại thực bào
Phản ứng kết hợp kháng nguyên – kháng thể này gây giải phóng các hoá chất trung gian vào trong hệ thống tuần hoàn như histamin, leucotrien, prostaglandin…
Các hoá chất trung gian gây ra
Tình trạng sốc do:
Tăng tính thấm thành mạch ® thoát mạch
Giãn mạch
Các triệu chứng hô hấp: do hiện tượng co thắt, phù nề và tăng tiết dịch
NGUYÊN NHÂN SỐC PHẢN VỆ
1. Do thuốc
Kháng sinh penicillin, streptomycin,
Các thuốc khác: vitamin C, thuốc gây tê Lidocain, thuốc cản quang có iốt..
2. Các sản phẩm của máu:
Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, gama globuline.
Đặc biệt là trường hợp truyền nhầm nhóm máu.
Dùng các kháng độc tố: bạch hầu, uốn ván, huyết thanh kháng nọc rắn
Nọc của các sinh vật và côn trùng cắn: ong, côn trùng đốt
Thực phẩm: dứa, tôm, cua, nhộng….
LÂM SÀNGSỐC PHẢN VỆ
Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, số lượng và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Ngoài ra mức độ nặng của sốc phản vệ còn phụ thuốc vào thời gian và thái độ xử trí đúng.
Triệu chứng: xuất hiện ngay hoặc rất sớm (vài giây, vài phút, vài giờ) sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Tình trạng sốc: huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ ( >120lần/phút).
Biểu hiện ngoài da: Da xung huyết đỏ, mẩn ngứa khu trú sau lan rộng ra toàn thân, nổi mề đay, phù Quink (phù quanh mao quản ngoại vi).
Triệu chứng hô hấp: tuỳ mức độ nhạy cảm của mỗi cá thể mà có các biểu hiện khác nhau
Tức ngực khó thở.
Co thắt phế quản giống như hen: Khó thở ra, nghe có ran rít hai bên phổi. tính – Tăng tiết dịch phế quản.
Tăng tính thấm thành mạch ® thoát dịch vào trong lòng phế nang => có thể gây phù phổi.
Khó thở thanh quản (do co thắt và phù nề thanh quản).
Các triệu chứng tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy thường gặp do co thắt cơ trơn ống tiêu hoá
XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ
1. Thuốc và trang thiết bị cần thiết
Adrenalin ống 1mg/1ml
Nước cất 10ml.
Corticoide: methylprednisolon hoặc Depersolon. – Dịch truyền NaCl 0,9%, Ringer lactate, Haesteril.
Bóng bóp ambu, mặt nạ, ống nội khí quản, bơm xịt Salbutamul hoặc Terbutalin
2.Xử trí cấp cứu
Tại chỗ
Ngừng ngay tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi).
Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, đầu thấp, thở oxy
Adrenalin là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ:
Ống 1mg/1ml ( 1/1000). Dùng ngay sau khi bị sốc phản vệ.
Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
Người lớn: 0,5-1 ống
Trẻ em: Pha loãng 1 ống với 9ml nước cất thành 10ml (dung dịch 1/10.000) sau đó tiêm 0,1ml/kg cân nặng, không quá 0,3mg.
Có thể tính liều Adrenalin 0,01mg/kg cân nặng cho cả trẻ em và người lớn.) Tiêm nhắc lại như trên sau 10 – 15 phút cho đến khi có huyết áp trở lại. (Theo dõi huyết áp 10 – 15 phút/lần).
Nếu sốc nặng có thể pha loãng 1/20 rồi tiêm tĩnh mạch bơm qua nội khí quản hoặc màng nhẫn giáp.
Tại Bệnh viện
–Xử trí suy hô hấp: tuỳ thuộc mức độ suy hô hấp của bệnh nhân
Thở ôxy qua mũi, mask
Nếu có tình trạng suy hô hấp nặng thì cần được đặt nội khí quản và thở máy.
Trong trường hợp phù nề thanh môn nhiều không đặt được nội khí quản thì mở khí quản cấp cứu hoặc chọc màng nhẫn giáp.
–Thiết lập đường truyền tĩnh mạch Adrenalin
Để duy trì huyết áp
Bắt đầu 0,1mg/kg cân nặng/phút điều chỉnh theo huyết áp
– Các thuốc khác: trong trường hợp có co thắt phế quản nhiều truyền tĩnh mạch aminophylin 1mg/kg/giờ hoặc Terbutalin 0,2mcg/kg/ph. Có thể dùng Terbutalin 0,5mg tiêm dưới da ở người lớn hoặc 0,2mg/10kg cân nặng đối với trẻ em (tiêm 6 – 8 giờ/lần). Xịt họng hoặc khí dung Terbutalin hoặc salbutamol
– Corticosteroide: Methylprednisolon 1mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch 4 giờ/lần hoặc Hydrocortisol hemisuccinat 5mg/kg cân nặng 4 giờ/lần.
– Promethaỳin 0,5 – 1mg/kg cân nặng tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
– Truyền dịch NaCl 0,9%. Truyền dịch cao phân tử hoặc dịch keo để đảm bảo thể tích trong lòng mạch
– Điều trị phối hợp
Than hoạt 1g/kg cân nặng nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
DỰ PHÒNGSỐC PHẢN VỆ
Cần chú ý phòng sốc phản vệ bằng cách
Hỏi kỹ tiền sử dị ứng
Tránh tiếp xúc các yếu tố nguy cơ ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng
Chuẳn bị sẵn sàng hộp chống sốc.