CÁCH PHÂN BIỆT MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

A- NGUYÊN VĂN :

Bình nhân chỉ thường khí bẩm vu vị(1), vị gỉả bình nhân chi thường khí dã, nhân vô vị khí vỉết nghịch, nghịch giả tử.
Xuân vị vi huyền viết bình, huyền đa vị thiểu viết can bệnh, dãn huyền vô vị viết tử, vi nhi hữu mao viết thu bệnh, mao thậm viết kỉm bệnh. Tạng chân tán vu can, can tàng cân mạc chi khí dã(2).
Hạ vị vi câu viết bình, câu đa vị thiểu viết tâm bệnh, dãn câu vô vị viết tử, vị nhỉ hữu thạch viết đông bệnh, thạch thậm vỉết kim bệnh. Tạng chân thông vu tâm, tâm tàng huyết mạch chi khí dã(3).
Trưởng hạ vị vi nhuyễn nhược viết bình, nhược da vị thiểu viết tỳ bệnh, dãn đại vô vị viết tử, nhuyễn nhược hữu thạch viết đông bệnh, nhược thậm vỉết kim bệnh. Tạng chăn nhu vu tỳ, tỳ tàng cơ nhục chi khí dã(4).
Thu vị vi mao viết binh, mao đa vị thiểu viết phê’ bệnh, dãn mao vô vị viết tử, mao nhi hữu huyền viết xuân bệnh, huyền thậm viết kim bệnh. Tạng chân cao vu phế, dĩ hanh vinh vệ ăm dương dã(5).
Đông vị vi thạch viết bình, thạch đa vị thiểu viết thận bệnh, dãn thạch vô vị viết tử, thạch nhỉ hữu câu viết hạ bệnh, câu thậm viết kim bệnh. Tạng chân hạ vu thận, thận tàng cốt tủy chi khí dã (6).
(Tố vấn : Bình nhân khí tượng luận)

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :

Chính khí của người khỏe mạnh bắt nguồn ở vị, vị là cái bể chứa thức ăn, là nguồn sinh khí huyết, cho nên vị khí là khí bình thường của người khỏe mạnh, người không có vị khí gọi là nghịch, nghịch thì chết.
Mùa xuân mạch có vị khí phải là mạch nhu hòa hơi huyền, đấy là mạch bình thường không có bệnh. Nếu mạch tượng huyền nhiều mà vị khí ít là tạng can có bệnh; Nếu mạch tượng chỉ thấy huyền mà không có vị khí là mạch chân tạng, chủ chết; Nếu mạch có vị khí mà kiêm hơi phù tức mạch mao, đó là mùa xuân có mạch thu, tiên lượng đến mùa thu người sẽ sinh bệnh, nếu mạch mao thái quá, tức mộc bị kim khắc, người hiện đang mắc bệnh. Can vượng về mùa xuân, chân khí(vị khí)đi vào can để nuôi dưỡng gân mạc, cho nên can tàng chân khí của gân mạc.
Mùa hè mạch có vị khí phải là mạch nhu hòa hơi câu, đấy là mạch bình thường không có bệnh. Nếu mạch câu nhiều mà vị khí ít là tạng tâm có bệnh; Nếu mạch tượng chỉ thấy câu mà không có vị khí là chân tạng mạch, chủ chết; Mạch có vị khí mà kiêm trầm tức mạch thạch, đó là mùa hè xuất hiện mạch mùa đông, tiên lượng đến mùa đông người sẽ sinh bệnh; Nếu mạch trầm thạch thái quá, tức hỏa bị thủy khắc, là người hiện đang mắc bệnh. Tâm vượng về mùa hè, nên mùa hè khí chân tạng thông với tâm, tâm chủ huyết mạch, tàng khí của huyết mạch.

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

Trưởng hạ mạch có vị khí phải là mạch hơi nhuyễn nhược, đây là mạch bình thường không có bệnh. Nếu nhuyễn nhược vô lực, vị khí ít là tạng tỳ có bệnh; Nếu thấy mạch đại không vị khí là mạch chết; Nếu mạch nhuyễn nhược kiêm trầm thạch, đó là mùa trưởng hạ xuất hiện mạch mùa đông, là hiện tượng hỏa và thổ khí suy bị thủy khí lấn áp, tiên lượng đến mùa đông người sẽ sinh bệnh; Nếu đi quá nhược thì người hiện đang mắc bệnh. Tỳ khí vượng về mùa trưởng hạ. nên mùa trưởng hạ chân khí nhu dưỡng tạng tỳ, tỳ chủ cơ nhục, nên tỳ tàng khí của cơ nhục.
Mùa thu mạch có Vị khí phải là mạch nhu hòa hơi phù, đấy là mạch bình thường không có bệnh; Nếu thấy mạch phù mà kém vị khí là tạng phế có bệnh; Nếu mạch chỉ phù mà không có vị khí đó là mạch chân tạng, chủ chết; Nếu mạch phù kiêm huyền, đó là hiện tượng kim khí suy bị mộc khinh lờn, tiên lượng sang xuân người sẽ sinh bệnh; Nếu mạch huyền thái quá là người hiện đang mắc bệnh. Phế khí vượng về mùa thu, tạng phế nằm ở thượng tiêu, nên mùa thu khí chân tạng đưa lên tạng phế, phế chủ khí và thông với trăm mạch, dinh khí đi trong mạch, vệ khí đi ngoài mạch đều nhờ có phế khí để vận hành, nên phế chủ vận hành khí dinh vệ âm dương.

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

Mùa đông mạch có vị khí phải là mạch nhu hòa hơi trầm thạch, đây là mạch bình thường không có bệnh; Nếu thấy mạch trầm thạch mà kém vị khí là tạng thận có bệnh; Nếu mạch chỉ trầm thạch mà không có vị khí là mạch chân tạng, chủ chết; Nêu mạch tượng trầm thạch kiêm mạch câu là hiện tượng thủy khí suy bị hỏa khinh lờn, tiên lượng mùa hè năm sau người sẽ sinh bệnh; Nếu mạch câu thái quá thì người hiện đang mắc bệnh. Thận khí vượng về mùa đông, tạng thận nằm ở hạ tiêu, mùa đông chân khí được đưa xuống tàng chứa ở thận, thận chủ cốt, nên thận tàng khí của cốt tủy.

D- CHÚ THÍCH :

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

(1) Vị : Chỉ vị khí trong mạch. Mạch có vị khí thì nhịp đập có vẻ thong thả, hòa hoãn.
(2) Tạng chân tán vu can, can tàng cân mạc chi khí dã : Sách “Kinh Tố vân chú tiết giải”chú thích:“Ngũ tạng lây vị khí làm gốc, vị là chân khí của ngũ tạng, nên gọi mạch có vị khí là người không có bệnh. Vị vón bình hòa, khí của vị đi vào ngũ tạng, can được khí bình hòa thì tán phát nuôi dưỡng cân mạc để cân mạc không bị bệnh co giật”.
(3) Tạng chân thông vu tâm, tâm tàng huyết mạch chi khí dã: Sách “Tố vân kinh chú tiết giải ”chú thích:“Tâm là chủ của ngũ tạng, nơi nào cũng thông, tâm được vị khí bình hòa, tàng trong huyết mạch, không mắc phải bệnh ùn tắc”.
(4) Tạng chân nhu vu tỳ, tỳ tàng cơ nhục chi khí dã: Sách “Tố vấn kinh chú tiết giải”ghi:“Tỳ là thấp thổ, trong thì vận hóa cơm nước, ngoài thì nuôi dưỡng cơ nhục, vị khí bắt nguồn ở tỳ. Nếu trên không bị ức chế, dưới không bị hiếp đáp, tỳ có thể tự nhu nhuận và nuôi dưỡng được khí của toàn thân”.

MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG
MẠCH BỆNH VỚI MẠCH BÌNH THƯỜNG

(5) Tạng chân cao vu phế, dĩ hành vinh vệ âm dương dã: Trương Cảnh Nhạc chú:“Phế nằm ở thượng tiêu, nên khí chân tạng đưa lên phế, phế chủ khí, dinh khí đi trong mạch, vệ khí đi ngoài mạch, đều nhờ phế khí phân bủa, nên nói phế vận hành dinh vệ âm dương”.
(6) Tạng chân hạ vu thận, thận tàng cốt tủy chi khí dã: Thận chủ cốt tủy, chủ bế tàng,
khí chân tạng được đưa xuống thận, thận tàng khí để nuôi dưỡng cốt tủy.

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.