HUYỆT ÂM BÀO

包穴
LIV 9 

 

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU

Ý nghĩa tên “huyệt Âm Bao” là gì?

– 阴 “Ẵm” Mặt trong của đùi thuộc về âm so với mặt ngoài của đùi thuộc về dương.
“Bao” Có nghĩa là bọc, đồ dùng đê bọc bên ngoài, đồ chứa.
Huyệt nằm ở giữa Thận kinh và Tỳ kinh, cả hai kinh này đều thuộc âm. “Bao” cũng còn nói tới tủ’ cung, Can khí của Túc Quyết-âm liên lạc VỚI tử cung qua huyệt này. Do đó mà có tên lả Am bao.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “Âm bao ở lại trên dầu gối 4 thốn, giữa chỗ hõm trống không, nơi hai gân mặt trong đùi, bỏi sự lớn và tròng không của vùng âm có chỗ chứa lớn nên được gọi là Bao (chứa)”.

HUYỆT VỊ CHÂM CỨU
HUYỆT VỊ CHÂM CỨU

Xuất xứ: Sách « Châm cứu Giáp ất».
Tên Hán Việt khác:  Âm bào
Huyệt thứ 9 Thuộc Can kinh

Can kinh
Can kinh

Vị trí của huyệt:

1. VỊ trí xưa: Trên đầu gối 4 thốn, nằm giữa 2 gân phía bờ trong đùi (Giáp ất, Đồng nhân, Phai huy, Đại thành).
2. Vị trí nay: Khi điểm huyệt ngồi ngay thòng chân xuống hoặc co chân, tù’ huyệt Khúc tuyền phía trong đùi đo lên 4 thốn, nằm giữa khe cơ may và cơ thang trong.
3. Giải phẫu: Thần kính Dưới huyệt là khe giũa cơ may và cơ thắng trong, cơ khép lớn, cơ rộng trong, mặt trong xương đùi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi và thần kinh bịt. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L3.

Tác dụng trị bệnh:

1. Tại chỗ Viêm cơ đùi trong.
2. Theo kinh Tiểu khó, đau bụng dưới, kinh không đều, bí đái, đái không tự chủ.
3. Toàn thân Đau thắt lưng.

Lâm sàng

1. Kinh nghiệm tiền nhân Am bao trị đầy tức ổ bụng (Trửu hậu ca)
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Âm Lăng-tuyền, Quan nguyên trị tiểu không thông. Phối Trung cực, Tam-âm giao trị đái dầm.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng sâu 1,5-3 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 10 phút.

HUYỆT ÂM BÀO
HUYỆT ÂM BÀO

Tham khảo

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đau thắt lưng, đau bụng dưới, chọn huyệt Âm bao làm chủ”.

2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Âm bao trị đau mông đít xuyên tới đau bụng, đái dầm, đái không tự chủ, châm vào 6 phân, có thể cứu 3 lua”.
3. <<Đại thành» ghi rằng: “Âm bao trị phụ nữ kinh nguyệt không đều“.
4. <<Đại toàn» ghi rằng: “Huyệt Âm bao còn có tên là Âm bào”.
5. Quan hệ tới vị trí của Âm bao. Sách “Minh đường” ghi rằng: “Ở trên huyệt Huyết hải 1 thốn, “Tập thành” ghi rằng: “Ngang với huyệt Âm thị”. Các sách này khi nói về cách phân thốn có hơi khác nhau; theo “Giáp ất”, “Thiên kim”, “Đồng nhân”, “Đại thành”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Trên đầu gối 4 thốn”. Hiện nay người ta theo vị trí của những tác giả sau.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.