HUYỆT ÂM KHÁNG

NI’ 192 Yìn Kàng

Huyệt Âm Kháng
Huyệt Âm Kháng

Đặc biệt Tân huyệt.
Mô tả huyệt Xác định huyệt Thừa phù, đo vào trong 1,5 thốn.

Giải phần, Thần kinh (Xem: Thùa phù).

Vị trí huyệt Âm kháng

Tác dụng trị bệnh Di chứng bại liệt trẻ con, đau dây thần kinh tọa.
Phương pháp châm cứu Châm thắng, sâu 1 3 thốn.

HUYỆT ÂM KHÍCH

阴郄穴
H 6 Yìnxì (Yin Tsri).

Xuất xứ của huyệt Âm khích:

«Giáp ất».

Huyệt Âm Khích
Huyệt Âm Khích

Giải nghĩa Tên gọi huyệt Âm khích:

– “Âm” có nghĩa trái với dương, ở đây nói tới kinh Thủ Thiếu âm Tâm.
“Khích” có nghĩa là lỗ hay đường kẻ nứt, ở đây cũng nói đến Khích huyệt của kinh này.
Huyệt ở kinh Âm nằm nơi kẻ giữa hai cơ, chỗ đó khí và huyết thường đổ về vì thế mà có tên là Âm khích, nguyên có tên là Thủ Thiếu âm khích. Dùng nó chuyên trị trong những dấu hiệu sốt vào buối chiều, đố mồ hôi trộm vào ban đêm, Tim dập nhanh, đau tim, các bệnh thuộc về huyết chứng như nôn ra máu, chảy máu cam.
“Thái ngải thiên” ghi rằng: “Âm khích là nơi Khích lạc của Thiếu-âm Tâm”.

Tên Hán Việt khác Thiếu-âm khích, Thạch cung, Âm ky.
Huyệt thứ 6 Thuộc Tâm kinh.
Đặc biệt Khích huyệt của Thủ Thiếu-âm Tâm kinh.

huyệt Âm khích
huyệt Âm khích

Mô tả huyệt Âm khích:

1. Vị trí xưa ở đường mạch sau có lấy 5 phân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).
2. Vị trí nay Khi điếm huyệt, ngửa bàn tay vào cẳng tay để lộ rõ các khe gân. Huyệt ổ trong khe của gân cơ trụ trước và các gân cơ gấp chung ngón tay. Trên huyệt Thần môn 0,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt là khe giữa gân cơ trụ trước và gân cơ gấp nông các ngón tay, bờ trong gân cơ gấp chung nông sâu các ngón tay, cơ sấp vuông, xương trụ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đọan C8.

huyệt Âm khích
huyệt Âm khích

Vị trí huyệt Âm khích:

Hiệu năng của huyệt Thanh tâm hỏa, liễm hư dương, an thẩn chí, Củng cố phần biểu.

Tác dụng trị bệnh

1. Theo kinh Tức ngực, ngột thổ, hồi hộp, đau tim.
2. Toàn thân Ra mồ hôi trộm, chảy máu cam, mửa ra máu.

huyệt Âm khích
huyệt Âm khích

Lâm sàng

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

 

Phối Hậu khê trị ra mồ hôi trộm.

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Tam-âm giao, Thần khuyết trị ra mồ hôi trộm. Phối Trung quản, Lương môn, Túc Tam-lý trị đau dạ dày nôn chua.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn
2. Cứu 3 lửa.

3. Ôn cứu 10-20 phút.

huyệt Âm khích
huyệt Âm khích

Tham khảo:

1. «Đồng nhân» ghi rằng: “Trị mất tiếng không nói được, quyết nghịch, đau tim, hoắc loạn đầy trong ngực, chảy máu cam, sợ sệt”.
2. «Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: ” khích chủ trị chảy máu cam, nôn ra máu”.
3. «Bách chứng» ghi rằng: “Lạnh run lập cập, sợ lạnh, dùng Nhị gian, Âm khích. Dùng Âm khích, Hậu khê đê trị ra mồ hôi trộm” (Hàn lát ô hàn, Nhị gian sơ thông Âm khích ám. Âm khích, Hậu khê trị đạo hãn chi đa xuất).
4. Theo “Ngoại đài” ghi huyệt này còn có tên gọi là Thỉếu-âm khích.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” huyệt này là khích huyệt của Thủ Thiếu-âm kinh.

Bài trướcHUYỆT ÂM GIAO 
Bài tiếp theoÂM LĂNG TUYỀN 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.