HUYỆT ẤN ĐƯỜNG

印堂穴
EP 1 Yintang (Inn Trang).

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG

Xuất xứ của huyệt Ấn Đường:

«Tô vấn – Thích ngược luận».

Trong “Tố vấn” có vị trí mà không có tên, sau đó “Ngọc long kinh” mới định danh là Ấn đường.

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Ấn Đường:

– “Ấn” có nghĩa là cái khuôn dấu, đóng dấu vào.
– ” Đường” có nghĩa là một nơi, rực rỡ. Vào ngày xưa, người ta thường nhuộm vùng giữa hai chân mày bằng mực đỏ để trang điểm. Huyệt nằm ở vùng đó nên gọi là Ấn đường.

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG

Tên Hán Việt khác :

Khúc mi.

Đặc biệt :

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt:

1. Vị trí xưa:

Ớ nơi hõm giữa hai đầu lông mày (Ngọc long ).

2. Vị trí nay:

Huyệt nằm ỏ chính giũa đường nói hai đầu lông mày, gióng từ giữa sống mũi thẳng trổ lên.

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG

3. Giải phẫu, Thần kinh:

Dưới huyệt là chỗ bám của hai cơ tháp, chỗ tiếp khớp của hai xương sống mũi và xương trán. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi dây thần kinh sọ não số V.

Hiệu năng của huyệt Ấn Đường:

Định thần chí, đuổi phong nhiệt.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ấn Đường:

1. Tại chỗ:

Nhức đầu, nghẹt mũi

2. Toàn thân:

cảm mạo, động kinh, trẻ con co giật

Lâm sàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Toản trúc, Tam lý trị nhức đầu sau khi say rượu (Đại thành).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Nghênh hương, Hợp cốc trị viêm mũi. Phối Thái-dương, Phong trì trị nhức đầu. Phối Khúc trì, Phong long trị huyết áp cao. Phối Thần môn, Tam-âm giao trị mất ngủ.

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG

Phương pháp châm cứu:

1. Châm: Châm xiên, từ trên xuống, khi châm bóp hai bên Toản trúc lại để châm xuống hoặc hướng về phía phải hay trái, xuyên thẳng xuống huyệt Tình minh hay Toán trúc, sâu 0,5 – 1 thôn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan đến vùng chóp mũi. Khi bệnh nhân bớt chậm có thể châm xong nặn ra một tí máu.
2. Ôn cứu: 3 – 5 phút.

Tham khảo:

1. «Tô vấn – Thích ngược thiên» ghi rằng: “Thích bệnh ngược, trước tiên hỏi nơi phát bệnh ở chỗ nào trước thì châm trước, trước tiên đau đầu và nặng thì trước hết châm trên đầu và xuất huyết ồ giữa hai lông mày, hai bên trán”.
2. «Ngọc long» ghi rằng: “Đau đầu nôn mửa, hoa mắt, châm huyệt Thần đình, trai gái động kinh đều có thể dùng Ấn đường cứu bằng ngải. Ấn đường ở tại chính giữa hai lông mày, khi châm thì châm xiên theo dưới da 1 phân hướng về phía Toản trúc bên trái sau khi thủ pháp bổ tả xong lại rút về huyệt Ấn đường, rồi lại châm qua phía Toản trúc bên phải, cứ theo phép trên mà thủ pháp bổ tả, có thể cứu 7 lửa, trị trẻ con động kinh cứu 7 lửa, khi nào khóc lớn tức là có hiệu quả, nếu không khóc là khó trị, tùy theo chứng để mà bổ tả nhanh chậm, bệnh cấp thì bổ chậm, bệnh chậm thì tả nhanh, đó là một huyệt rất hay vậy” (Dầu phong ấu thô nhãn hôn hoa, huyệt tại Thần đình thích bất sai, nữ tử kinh phong giai khả trị, An đường thích nhập ngải lai gia. Ấn đường, tại lương mi gian oản oản trung, tà nhát phân duyến bì tiên thâu tả Toản trúc hành bổ tả hậu, chuyên qui nguyên huyệt, thôi hữu Toản trúc, y thượng bố tả, khả cứu thát tráng Tiêu nhi kinh phong, cứu thát tráng, dại khóc giả vi hiệu, bát khổc giả nan trị, tùy chung cấp mãn bô tả, cấp giả mạn bổ, mạn giả cấp lả, thông thần chi huyệt dã).
3. «Y học cương mục» ghi rằng: “Đầu nặng như đội đá, châm Ân đường 1 phân, dọc theo bờ da tới Toản trúc, trước châm qua trái sau qua phải, búng kim rồi nặn tí máu”.
4. «Ngoại đài thọ thế phương» ghi rằng: “Thương hàn chảy máu cam, dùng nước giếng mài với Hoàng cầm, Bạch cập phết lên sơn căn, hoặc lấy Bạch cập mài với máu cam của người bệnh phết lên sơn căn, hoặc lấy giấy bôi bôi nước Bạch cập dán ở chính giữa hai chân mày, hoặc xắt Bạch cập thành lát dán ở chính giữa hai lông mày. Sưng lưỡi, dùng Hoàng bá ngâm nước Trúc lịch điểm vào lưỡi, hoặc lấy Ba đậu nửa hạt, cơm 4 – 5 hạt, trộn bóp nhuyễn làm thành bánh bằng hạt đậu quyên dán ở giữa Ẩn đường, đợi chung quanh nơi bột, lấy ra thì đỏ, thường dùng đổ nhiều trong các loại bệnh ở lưỡi gáy”.
5. Hiện nay có một số tác giả mới như “Châm cứu du huyệt học” sáp nhập huyệt này vào Đốc mạch vì hiệu quả tốt đẹp của nó.

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
HUYỆT ẤN ĐƯỜNG
Bài trướcCHỮA GHẺ LỞ, HẮC LÀO
Bài tiếp theoHUYỆT ẨN BẠCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.