HUYỆT ẨN BẠCH

隐白穴
SP1 Yinbái (YinPo).

HUYỆT ẨN BẠCH
HUYỆT ẨN BẠCH

Xuất xứ của huyệt Ẩn Bạch:

«Linh khu – Bản du».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Ẩn Bạch:

– “Ẩn” có nghĩa là che dấu, một nơi kín.
– “Bạch” có nghĩa là trắng.
Huyệt ở nơi chỗ gặp nhau của da đỏ và trắng, phần trắng được ở dưới bàn chân. Do đó mà có tên là Ẩn bạch (trắng bị che dấu).
Có người cho rằng, “Ẩn” chỉ vê cất giấu (ẩn tàng) và nhỏ bé . “Bạch” chỉ về màu sắc của kim khí. Ẩn Bạch ý nói là Thổ sinh được Kim. Kim khí ẩn phục, kinh này thừa Kim của Lệ đoài, từ dương của Túc Dương-minh truyền giao âm của Túc Thái-âm. Kim về màu sắc là trắng, cứng rắn là dương, huyệt này ở dưới kinh âm, ví dụ như sự ẩn núp của con rồng chìm xuống đáy biển.
Tên Hán Việt khác :Quỷ luật, Quỷ lũy, Quỷ nhãn.
Đặc biệt “Tỉnh” huyệt, thuộc “Mộc”.
Huyệt thứ 1 Thuộc Tỳ kinh.

HUYỆT ẨN BẠCH
HUYỆT ẨN BẠCH

Mô tả huyệt:

1. VỊ trí xưa:

Bờ trong ngón chân cái, cách góc móng chân bằng lá hẹ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:

Huyệt ỏ chỗ góc móng chân phía ngoài ngón chân cái, cách móng chân 1 phân là đúng huyệt. Huyệt ở trên đường tiếp giáp với da gan chân-da mu chân.

3. Giải phẫu, Thần kinh:

Dưới huyệt là xương đốt thứ 2 của ngón chân cái. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L5.

Hiệu năng của huyệt Ẩn Bạch:

Điều huyết, thống huyết, ích tỳ, phò tỳ, ôn tỳ, thanh tâm định thần, ôn dương hồi nghịch.

HUYỆT ẨN BẠCH
HUYỆT ẨN BẠCH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ẩn Bạch:

1. Tại chỗ: Lạnh chân, sưng ngón chân cái.
2. Theo kinh : Sình bụng, băng lậu.
3. Toàn thân: Liệt do di chứng xuất huyết não, chứng không thèm ăn, nôn, ỉa chảy, động kinh, điên cuồng, phụ nữ có kinh lai rai không dứt.

Lâm sàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Tam lý trị hạ huyết (Đại thành). Phối Thiên phủ, Âm Lăng-tuyền trị không nằm được (Tư sinh). Phối ủy trung trị xuất huyết mũi không cầm (Tư sinh). Phối Lệ đoài trị ngủ hay mộng mị (Bách chứng). Phối Bách hội trị thi quyết (Nhập môn).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Khí hải, Huyết hải, Tam-âm giao trị kinh nguyệt quá nhiều. Phối Huyết hải, Thần môn trị phụ nữ ra huyết không cầm. Phối Thương khâu, trị co giật mãn tính. Phối Tỳ du, Vị du (chích nặn máu) trị vàng da. Phối Tam lý, Thân mạch trị ỉa ra máu. Phối Thái khê, Đại lăng, Thần môn có tác dụng cầm máu. Phối Tỳ du, Vị du, Túc
Tam-lý, Thiên khu trị bụng trướng.

HUYỆT ẨN BẠCH
HUYỆT ẨN BẠCH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Châm xiên, hướng lên trên, sâu 0,1 – 0,2 thốn, hoặc dùng kim tam lăng chích nặn ra tí máu, có cảm giác đau nhức tại chỗ.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham khảo:

1. «Linh khu – Nhiệt bệnh» ghi rằng: “Khí đầy tức trong ngực, suyễn, chọn bờ trong ngón chân cái, cách móng ngón chân bằng lá hẹ thuộc kinh Túc Thái âm. Khi hàn thì lưu kim lâu, khi nhiệt thì châm nhanh, khi nào khí đi xuống thì mới thôi”.

2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Khí suyễn, bệnh nhiệt chảy máu cam không cầm, nóng nảy Lồng ngực hay buồn, bụng trướng thở ngược, nhiệt khí, cẳng chân trúng hàn, không nằm được, khí đầy trong ngực, trúng nhiệt, ỉa chảy dữ dội, ngửa người nằm thở, dưới chân lạnh, tức trong ngực, nôn mửa, không muốn ăn uống, dùng Ẩn bạch làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ẩn bạch chủ về bụng trướng, suyễn ngột không nằm yên được, nôn mửa ăn không xuống, trong ngực nóng, ỉa chảy dữ tợn, chảy máu cam, lạnh tay lạnh chân bất tỉnh nhân sự, chân lạnh không ấm, phụ nữ kinh nguyệt nhiều, trẻ con chạm vía, kinh phong mãn tính”.
4. «Bách chứng» ghi rằng: “Nằm mộng ma quỷ không yên, dùng Lệ đoài cùng với Ẩn bạch” (Mộng ma bất dinh, Lệ đoài tương giai vu Ẩn bạch).
5. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Lạnh tay lạnh chân bất tỉnh nhân sự châm Bách hội, Ẩn bạch” (Thi quyết Bách hội nhất huyệt mỹ, cánh châm Ẩn bạch hiệu chiêu chiêu).
6. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Tỉnh” huyệt của Túc Thái-âm kinh.
7. Ẩn bạch có công hiệu ích khí kiện tỳ, thống huyết điều kinh. Đối với huyết không qui về kinh, kinh nguyệt quá kỳ mà không dứt, quá lắm thì rong kinh, thường dùng huyệt Ân bạch làm chủ .
8. Huyệt này trong “Thiên kim” gọi là “Quỷ lũy”.
9. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa» Hai huyệt Ẩn bạch thường dùng là vì Tỳ sở dĩ chủ được sự vận hóa toàn nhờ dương khí triền chuyên. Nếu tỳ dương không chuyên vận được ắt sinh đau bụng đi tả, mệt mỏi ngắn hơi, và các chứng rong kinh đới hạ. LÝ Đông-Viên lập ra các phương bố trung, điều trung và thăng dương chính là căn cứ vào lẽ đó mà ở đây dùng hai huyệt Ẩn bạch cũng vậy. Vì Ẩn bạch là góc của Thái-âm, bổ ở đó lợi ích cho tỳ khí rất nhiều, Đồng thời thăng dề phần dương bị hạ hãm cùng ôn tán cái hãm khí bị trầm trệ đã lâu ngày khác nào như ông lương tướng của môn nội thương hư lao, Sách nói phò trợ trung ương tức có thể làm cho cả “bốn duy” được vững vàng là như vậy.

HUYỆT ẨN BẠCH
HUYỆT ẨN BẠCH

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.