BÁCH-HỘI THẬP TỤ THÍCH

BÁCH-HỘI THẬP TỤ THÍCH
BÁCH-HỘI THẬP TỤ THÍCH

Tên đọc khác:

Bá-hội thập lự thích.

Đặc biệt :

Kỳ huyệt

Mô tả huyệt:

 

Từ huyệt Tiền đính đến Bách hội là một huyệt, từ huyệt Cường gian qua Hậu đính đến Bách hội là một huyệt. Hai bên huyệt Chính dinh đến Bách hội là hai huyệt. Tất cả 4 huyệt làm thành một nhóm huyệt

Tác dụng trị bệnh:

Đau đầu, suy nhược thần kinh, động kinh, sa trực trường.

Phương pháp châm cứu:

Châm từ Tiền đính dọc theo da tới Bách hội, rồi từ Cường gian châm dọc theo da qua Hậu đính tới Bách hội. Từ Chính dinh châm dọc theo da đến Bách hội. Châm có cảm giác căng tê tại chỗ.

HUYỆT BÁCH LAO

百勞穴
p 56 Jiangbailao (Bãi Láo)

HUYỆT BÁCH LAO
HUYỆT BÁCH LAO

Xuất xứ của huyệt Bách Lao:

«Tư sinh kinh».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bách Lao:

– “Bách” có nghĩa là trăm, một cái gì đó lớn về số lượng.
– “Lao” có nghĩa là bệnh lao.
Huyệt đặc trị cho các chứng bệnh thuộc lao như lao phổi, lao hạch cô. nên gọi là Bách lao.

Tên đọc khác:

Bá lao.

Đặc biệt:

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt của huyệt Bách Lao:

1. Vị trí xưa:

ớ huyệt Đại chùy hướng lên chân tóc gáy đo lên 2 thốn, ỏ đây điểm một huyệt cho nhớ, xong lấy dây đo 2 thốn đó bẻ gập lại, đê điểm bẻ gập đó lên diêm đã ghi trước đây, hai đầu kia là huyệt Bách lao (Tập thành).

HUYỆT BÁCH LAO
HUYỆT BÁCH LAO

2. VỊ trí nay:

Xác định huyệt Đại chùy, đo lên 2 thốn, từ đó do ra mỗi bên 1 thốn là huyệt. Khi điểm huyệt nên ngồi hơi cúi đầu xuống một tí.

3. Giải phẫu, thần kinh:

Dưới huyệt là cơ thang, cơ gói đầu, cơ gói cổ, cơ dài đầu, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang xương, cuối cùng là xương sống đốt cô 4 . Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não số XI, các nhánh của đám rối cô sau.

Tác dụng trị bệnh:

1. Tại chỗ Vẹo cô đau cứng gáy, lao hạch cô.
2. Toàn thân Lao phổi, suy nhược cơ thể.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thổn.
2. Cứu 10 20 phút.

HUYỆT BÁCH LAO
HUYỆT BÁCH LAO

Tham khảo:

1. «Tư sinh» ghi rằng: “Phụ nữ sau khi sinh mình mảy đau nhức, châm huyệt Bách lao, gặp nơi đau thì châm, tránh gân xương và huyệt cấm châm. Sau khi sinh chưa đủ 100 ngày không nên cứu huyệt này”.
2. «Châm cứu không huyệt cập kỳ liệu pháp tiên lãm» ghi rằng: “Bách lao, là kỳ huyệt nằm ngoài đường kinh, ở trên huyệt Đại chùy 2 thốn, đo ra ngoài 1 thốn. Châm 2 – 5 phân, cứu 3 – 7 lửa. Chủ trị lao, tràng nhạt, còn trị được chủng co rút cơ gáy hoặc chấn thương cổ gáy không quay được”.
3. Sách “Châm cứu đại thành” gọi huyệt Đại chùy là Bách lao.
4. «Vệ sinh hồng bảo» ghi rằng: “Trị hen suyễn, dùng Bạch giới tử tán bột. Diên hồ sách mỗi vị 1 lượng. Cam toại, Tế tân mỗi vị 5 chỉ Tất cá đều tán bột rồi thêm 5 phân Xạ hương trộn đều hòa nước đắp lên các huyệt Bách lao, Phế du, Cao hoang. Sau khi đắp cảm thấy tê đau thi không được tẩy đi, đợi khi trong khoảng thời gian tàn hét hai cây nhang mới được gỡ ra, cứ 10 ngày đắp lại một lần.
5. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant bô huyệt này có tác dụng làm cho tinh thần và thế chất bớt suy nhược, bệnh nhân có vẻ mệt mỏi, dà dưới, không chỉnh đốn được tư tưởng của mình, hễ làm gì một tí là thấy nhức đầu, tiêu hóa kém, giợn mửa. Có thể kết hợp thêm với các huyệt bổ khác.

HUYỆT BÁCH LAO
HUYỆT BÁCH LAO

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.