HUYỆT BÁT TÀ

八邪穴
EP 18 Bảxié (Pa Tche)

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ

Xuất xứ của huyệt Bát Tà:

“Tô vấn – Thích ngược luận thiên” có định vị nhưng chưa có tên, sau đó “Y kinh tiểu học” mới định danh là Bát tà.

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Bát Tà:

– “Bát” có nghĩa là số tám.
– “Tà” có nghĩa là tác nhân gây ra bệnh tật.
Tất cả gồm 8 huyệt ở cả hai tay, có tác dụng tăng chồng chính khí chống đỏ với tà khí, nên gọi là Bát là.

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ

Tên Hán Việt khác :

Bát quan, Bát-quan đại thích.

Đặc biệt:

Kỳ huyệt.

Mô tả huyệt:

1. VỊ trí xưa:

ớ chính giữa kẻ của 10 ngón tay, nơi có lằn chỉ (Y kinh tiêu học), ớ kẻ của 5 ngón tay, mỗi tay có 4 huyệt (Đại thành).

2. VỊ trí nay :

Ớ kẻ các ngón tay, huyệt nằm trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay, ngang với khe khớp xương bàn tay-ngón tay.

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:

là các cơ liên cốt, cơ khép ngón cái (ngón cái, ngón trỏ) cơ gian cót và cơ giun. Thần kinh vận động cơ ổ huyệt nằm giữa ngón cái và trỏ do một nhánh dây thần kinh giữa và hai nhánh dây thần kinh trụ, còn các huyệt khác do các nhánh của dây thần kinh trụ.
Tác dụng trị bệnh
1. Tại chỗ Tê các ngón tay, khớp các ngón tay đau, liệt ngón tay do trúng phong.
2. Toàn thân Nhức đầu, đau răng (dùng Đại đô), đau sưng cánh tay (dùng huyệt Thượng đô, Trung đô, Hạ đô).

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ

Lâm sàng:

Kinh nghiệm hiện nay Phối Ngoại quan trị tê các ngón tay

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Hơi nắm tay lại, châm thẳng dọc theo phía xương lòng bàn tay sâu chừng 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi có cảm giác như điện giật hướng ra mút ngón tay. Có thể châm ra tí máu.
2. Cứu ít khi cứu.

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ

Tham khảo:

1. «Y kinh tiếu học» ghi rằng: “Lậu kinh huyệt pháp : Bát tà là 8 huyệt ở 10 ngón tay, ở chính giữa kẻ tay để trị bệnh tý”.
2. «Kỳ hiệu lương phương» ghi rằng: “Tám huyệt Bát tà,Thủ nhất là hai huyệt Đại đô ở giữa kẻ ngón tay cái và ngón tay trỏ nơi hổ khẩu, giao giới của da đỏ và trắng, khi điểm huyệt nên bóp bàn tay lại, có thế cứu 7 lửa, châm vào 1 phân dùng để trị đau răng nhức đầu. Thứ hai là hai huyệt Thượng đô ở giữa kẻ ngón tay trỏ và ngón tay giữa, khi điểm huyệt nên bóp bàn tay lại dùng để trị cánh tay sưng đỏ, châm vào 1 phân, cứu 5 lửa. Thứ ba là hai huyệt Trung đô, ở giữa kẻ ngón tay giữa và ngón tay áp út, còn gọi là Dịch môn, dùng để trị cánh tay sưng đỏ, châm vào 1 phân, cứu 5 lửa. Thứ tư là hai huyệt Hạ đô , ở chính giữa kẻ ngón tay áp út và ngón tay út, huyệt còn có tên khác là Trung chử (Nguyên

huyệt Trung chử ỏ sau huyệt Dịch môn 5 phân) dùng đế trị tay vai sưng đau, châm vào 1 phân, có thể cứu 5 lửa. Tất cả hai tay là 8 huyệt, vì vậy gọi là Bát tà”.
2. «Trung quốc châm cứu học» ghi rằng: “Bát tà nằm ổ giữa kẻ của 5 ngón tay, châm vào 5 phàn, đê trị cánh tay sưng đỏ“.
3. <<Châm cứu du huyệt sách dẫn» ghi rằng: “Bát tà còn có tên khác là Bát quan”.
Huyệt Bát tà, theo “Tô vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập”. “Y học cương mục”, “Cảnh Nhạc loàn thư”, “Đại thành” lại căn cú theo vị trí thứ tự của nó mà đặt tên là Đại đô, Thượng đô, Trung đô, Hạ đô.

HUYỆT BÁT TÀ
HUYỆT BÁT TÀ
Bài trướcBÀNG CỐC
Bài tiếp theoHUYỆT BÁT-TỰ CHÂM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.