HUYỆT LẬU CỐC

漏谷穴
SP 7 Lòu gǔ xué (Leou Kou, Lao You)

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

Xuất xứ của huyệt Lậu Cốc:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Lậu Cốc:

– “Lậu”có nghĩa là rỉ dột vào hay thấm qua.

– “Cốc” có nghĩa là thung lũng ở đây nói đến chỗ hõm.
Huyệt ổ trên mắt cá trong 6 thốn, chỗ hõm ó dưới xương. Kinh mạch của đường kinh nà} từ đó rì thấm phân tán ra. Cho nên gọi là Lậu cốc (thung lung rỉ).

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

Tên Hán Việt khác của huyệt Lậu Cốc:

Thái-âm lạc.

Huyệt thứ :

7 Thuộc Tỳ kinh

Đặc biệt của huyệt Lậu Cốc:

“Giáp ất kinh” ghi lạc của Túc Thái-âm.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

Mô tả của huyệt Lậu Cốc:

1. Vị trí xưa :

Trên mắt cá trong 6 thốn, ở chỗ hòm dưới xương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đai thành).

2. Vị trí nay :

xác định chỗ lồi cao nhất của mắt ca trong đo lên 6 thốn. Huyệt ở chỗ hõm sát bờ sau trong xương chày.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Lậu Cốc :

là bờ sau trong xương chày, bờ trong cơ dép, cơ gấp dài các ngón chân, cơ cẳng chân sau – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Lậu Cốc:

1. Tại chỗ :

Đau cẳng chân, liệt hạ chi.

2. Theo kinh :

Đầy bụng, sôi ruột.

3. Toàn thân :

Viêm đường tiểu.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

Lâm sàng của huyệt Lậu Cốc:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Hội dương trị đau lạnh bụng (Tư sinh). Phối Khúc tuyền trị đau bụng máu gò cục (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thái xung trị tiểu không thông. Phối Huyết hải, Lương khâu, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị gối đùi tê mất cảm giác.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – lửa
3. Ôn cứu 5-10 phút.

Tham khảo của huyệt Lậu Cốc:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Trong bụng nóng, nếu lạnh thì ruột sôi, có khi đau ở bên trong, buồn lòng, khí nghịch, đầy bụng, chọn huyệt Lậu cốc làm chủ, đã châm trên mắt cá ngoài mà khí không dừng, bụng căng đầy rồi khí đột nhiên dẫn xuống hạ sườn nơi khuỷu tay đều dùng Lậu cốc làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Bụng dưới căng đầy gấp, tiểu không thông, quyết khi xông thẳng lên đỉnh đầu, dùng huyệt Lậu cốc làm chủ”.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

2. «Tư sinh» ghi rằng: “Lậu cốc, Hội dương, trị bụng lạnh, khí hàn lạnh; Lậu cốc, Khúc tuyền trị huyết hà”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Lậu cốc chủ về sôi ruột, buồn trong lòng khí nghịch lên, bụng căng đầy, cục hòn ở bẹn có lãnh khí, ăn uống vào không nuôi dưỡng da thịt, phong thấp ỏ gói chân không đi được”.

HUYỆT LẬU CỐC
HUYỆT LẬU CỐC

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.