HUYỆT LƯƠNG MÔN
梁門穴
s 21 Liáng mén xué (Leang Menn)
Xuất xứ của huyệt Lương Môn:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Lương Môn:
– “Lương” nguyên gốc có nghĩa là cái cầu, chỗ ách yếu của sự vật, ở đây nói đến hội chứng “Phục lương”.
– “Môn” có nghĩa là cái cửa, nơi ra vào.
Phục lương là bệnh danh cổ đó là chứng bệnh có hòn khối hoặc túi hơi ở vùng dưới tâm và quanh rốn. Phần lớn do khí huyết kết trệ gây ra. Nếu liên quan tới Tâm gọi là Phục lương, liên quan tới Tỳ gọi là Bĩ khí, liên quan tới Phế gọi là Tức bôn, liên quan tới Thận gọi là Bôn đồn, liên quan tới Can gọi là Phì khí. Do chứng tích chứa hòn khối hữu hình ở trong vùng bụng ngực. Căn cứ vào bệnh cơ, hình thái và bộ vị chia theo khu vực của ngũ tạng để có năm danh từ trên gọi chung là ngũ tích. Châm huyệt Lương môn có thể giảm bớt những vấn đề trên như thể mổ cua để xua đuối sự rối loạn. Do đó mà có tên Lương môn (của thông tích)
Có người còn cho rằng, huyệt Lương môn từ Trung quản đo ngang ra đều nằm trong vùng của Vị, là nơi quan yếu của VỊ, có nghĩa như cái cầu mà mọi đồ ăn thức uống phải qua đó, nó làm cửa ngõ quan trọng cho việc ra vào của Vị khí, nên gọi là Lương môn (cửa trọng yếu).
Huyệt thứ:
21 Thuộc Vị kinh.
Mô tả của huyệt Lương Môn:
1. VỊ trí xưa :
Dưới huyệt Thừa mãn đo xuống 1 thốn (Giáp ất).
2. VỊ trí nay :
Xác định huyệt Trung quản trên rốn 4 thốn, xong đo ra 2 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Lương Môn:
là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang. Phúc mạc. Dưới nữa là dạ dày. Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh hên sườn dưới và dây thần kinh bụng- sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T8.
Hiệu năng của huyệt Lương Môn :
Điều trung khí, hòa trường vị, hóa tích trệ.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Lương Môn:
1. Tại chỗ :
Viêm dạ dày cấp mãn tính, đau thần kinh dạ dày, loét dạ dày.
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Lương Môn:
1. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối u môn, Hậu khê trị lạc huyết. Phối Dương phụ trị sốt cách nhật. Phối Khí hải, Thượng Cự-hư trị nhiệt ở trường vị. Phối Trung quản, Thủ Túc Tam-lý trị loét dạ dày. Phối Túc Tam-lý, Trung quản trị đau vùng thượng vị. Phối Trung quản, Nội quan, Lương khâu trị rối loạn chức năng thần kinh dạ dày, đau dạ dày do vị khí ngưng trệ. Phối Lương khâu, Nhật nguyệt trị ợ chua, nôn mửa.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn, có cảm giác căng nặng ỏ vùng bụng trên. Khi chữa bệnh dạ dày, gây được cảm giác chạy sâu vào trong bụng thì càng tót.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Lương Môn:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng trong bụng khí túc kết lại gây đau, dùng huyệt Lương môn làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Lương môn chủ tích khí ở hạ sườn, ăn uống không muốn, ỉa chảy, tiêu hóa kém, ăn uống không tiêu”.
3. Bên phải dưới sâu là bờ dưới gan, vùng u môn của dạ dày không được châm sâu. “Đồ dực ” ghi rằng: “phụ nữ có thai cấm cứu” (Dựng phụ cấm cứu).