HUYỆT KHÍ HẢI
氣海穴
CV 6 Qì hǎi xué
Xuất xứ của huyệt Khí Hải:
<<Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Khí Hải:
– “Khí” có nghĩa ở dây là nguyên khí bẩm sinh, năng lượng cần thiết cho sự sống.
– “Hải” có nghĩa là biển, nói đến nơi cùng đô về.
Huyệt ở bên dưới rốn 1,5 thốn, nó là biển của nguyên khí bẩm sinh, khí ở đây ở trong tình trạng phong phú nhất và phát triển nhất, là nguồn năng lượng cần cung cấp cho sự sống, nó là huyệt căn bản để bổ toàn thân trong cơ thể, nên gọi là Khí hải.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Khí hải là biển của sinh khí, nó chủ trị được tất cả các bệnh”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Khí Hải:
Đơn điền, Hạ hoang, Bột ương.
Huyệt thứ:
6 Thuộc Nhâm mạch Mô tả huyệt.
1. Vị trí xưa :
Dưới rốn 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Khi điểm huyệt nằm ngửa, từ rốn do xuống .1,5 thốn. Huyệt là điểm nói 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn rốn-bờ trên xương mu.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Khí Hải :
là đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, (Bàng quang khi bí tiểu, tử cung khi có thai 4 – 5 tháng). Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T10 hoặc T11.
Vị tri huyệt Khi hải
Hiệu năng của huyệt Khí Hải :
Điều khí ích nguyên, Bồi thận bổ hư, hòa vinh huyết, lý kinh đới, ôn hạ tiêu, khủ thấp trọc.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Khí Hải:
1. Tại chỗ, Theo kinh:
Đái dầm, đau thoát vị ruột, bệnh thuộc về niệu đạo và sinh dục.
2. Toàn thân :
Suy nhược ngũ tạng, chân khí toàn thân hư tổn, suy nhược sinh dục, tay chân mát lạnh, suy nhược thần kinh, hư thoát.
Lâm sàng của huyệt Khí Hải:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Tam-âm giao trị đau bụng dưới do ứ huyết sau khi sinh (Đại thành). Phối Tam-âm giao trị bạch trọc, di tinh (Bách chứng). Phối Ủy trung trị khí hư (Hành châm). Phối Trung đô trị sau khi đẻ máu ra không dứt (Tư sinh). Phối Âm giao, Đại cự trị hành kinh không nằm được (Tư sinh). Phối Triền cơ trị suyễn (Ngọc Long). Phối Tam lý trị ngũ lâm. Phối Thủy phân trị phù thũng (Tịch hoằng). Phối Huyết hải trị ngũ lâm (Linh quang). Phối Đơn điền, Quan nguyên trị nấc cụt (Thọ thế).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thận du, Hợp cốc, Phục lưu trị ra mồ hôi trộm. Phối Âm giao, đại đôn trị thống kinh. Phối Trung cực trị bạch đới. Phối Trung cực, Tam-âm giao trị thống kinh. Phối Âm bao, Duy bào, Tam-âm giao trị sa tử cung. Phổi Chi câu, Túc Tam-lý, Đại trường du trị tắt liệt ruột. Phối Mệnh môn, Yêu du trị băng huyết. Phối Túc Tam-lý, Thận du trị suy nhược. Phối Bách hội trị khí hư. Phối Trung quản, Túc Tam-lý trị ỉa chảy. Phối Chiên trung, Thái uyên trị khí ngắn. Phối Quan nguyên để nâng huyết áp, chếnh choáng. Phối Túc Tam-lý, Quan nguyên (cứu) trị trung khí hạ hãm.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, hướng xuống dưới 2-3 thổn có cảm giác căng tức có khi lan tói cơ quan sinh dục.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 15 20 phút
* Chú ý
– Có thai cấm châm cứu (Ngoại đài bí yếu).
– Chứng hư thoát có thể cứu 3 – 50 lửa.
– Dưới là Tiểu trường có thai không nên châm sâu. Trước khi châm cứu nên đi tiếu.
Tham khảo của huyệt Khí Hải:
1. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Thoát vị ở bụng dưới, nằm hay sợ sệt hoảng hốt, dùng Khí hải làm chủ”.
2. «Tháng ngọc ca» ghi rằng: “Các loại thoát vị đều dùng Khí hải, châm hoặc cứu” (Chu ban khí sán trừng hà trị, Khí hải châm chi cứu diệc nghi).
3. «Linh quang phú» ghi rằng: “Khí hải, Huyết hải trị ngũ lâm” (Khí hải, Huyết hải liêu ngũ lâm).
4. «Tịch hoằng phú» ghi rằng: “Khí hải có thể chuyên trị ngũ lâm, có thể kết hợp với Tam lý (Khi hải chuyên nũng trị ngũ lâm, cánh châm Tam lý tùy hô hấp).
5. «Đại thành» ghi rằng: “Kinh nguyệt khùng đều dùng Khí hải, Trung cực, Đới mạch, Thận du, Tam-âm giao. Băng huyết dùng Khí hải, Âm cốc, Đại đôn, Thái xung, Nhiên cốc, Tam âm giao, Trung cực. Sau khi sinh, sản dịch không dứt dùng Khí hải, Quan nguyên. Sau khi sinh đau do ứ huyết, dùng Khí hải, Tam-âm giao”.
6. «Thọ thê bảo nguyền» ghi rằng: “Phối Đơn điền (Thạch môn), Quan nguyên cứu đế trị trúng hàn âm chứng, trị nấc cụt, cứu Khí hải”
7. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Châm Tam- âm giao, Khí hải chuyên trị bạch trọc, di tinh mãn tính” (Châm Tam-âm giao, Khí hải, chuyên trị bạch trọc cửu di tinh).
8. Sách “Kim giám” ghi rằng: “Các loại bệnh thuộc khí, âm chứng cố lãnh và phong hàn thử thấp, phù thũng, tâm ngực phình căng, các loại hư thuộc trưng hà“.
9. Theo “Giáp ất” huyệt Khí hải còn gọi là Bột ương, Hạ hoang.
10. Căn cứ theo “Linh khu – cửu châm thập nhị nguyên” ghi rằng: “Huyệt Nguyên của Hoang xuất ra ỏ huyệt Bột ương, huyệt Bột ương tức là huyệt Khí hải”.
11. «Đồ dực» ghi rằng: “Ngày xưa Liễu Công Độ nói rằng, tôi dưỡng sinh không có thuật khác, nhưng không làm cho nguyên khí vào việc giận vui mừng, thường làm cho Khí hải thường ấm áp. Người đời nay đã không thể không lấy nguyên khí vào việc mừng giận, nếu có thể luôn cứu ở Khí hải cho ấm cũng chỉ là việc thứ yếu. Tôi ngày xưa rất nhiều bệnh như khi đoản, thấy thuốc dạy cứu Khí hải, khí tới không vội gắp, từ đó cứ mỗi năm cứu 1 – 2 lần làm mất đi nguyên nhân làm cho khí khiếp”.
12. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Khí hải để bổ ích cho những người suy yếu sau một bệnh nặng hay vì thể chất vốn yếu, bệnh nhân là người thể chất và tinh thần suy nhược, hình vóc gầy ốm, hơi nói yếu đuối, hay mệt ở bụng dưới, nhác lạnh và quá dễ xúc cảm, ngực nặng, ho và hay mất ngủ.
13. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa>>: Thường phối hợp “Khí hải” và “Thiên khu” vì Khí hải là nơi tụ của khí huyểt, là căn bản của sự hô hấp, là nơi chứa tinh, là cái bể sinh ra khí, đó là huyệt chủ yếu của hạ tiêu. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn được hạ nguyên, chấn được thận dương, khác nào như được thêm củi vào dưới nồi, bởi thế nên chứng phát được nước ở trong Bàng quang khiến khí hóa đi lên mà ban bố ra toàn thân. Thiên khu là “mộ huyệt” của Đại-trường, đồng thời cũng là huyệt của Vị kinh, có cái công hiệu đặc biệt là một mặt phân tích đồ ăn ra cặn bả, một mặt lọc những đồ trệ trọc. Phối hợp với huyệt Khi hải lấy Khí hải chấn dương khí ở hạ tiêu để đối địch với quần âm, lấy Thiên khu để điều hòa cái khí ở Trường Vị, giúp cho sự vận hành được dễ dàng. Bởi thế nên có tài trị được các chứng như lạnh bụng, thoát vị, bôn đồn, thoát dương, thất tinh, âm súc, quyết nghịch, căng đầy, đau nhức, suyễn, tiểu không thông, đàn bà kinh nguyệt không đều, băng huyết, đới hạ, cũng như có thai mà chuyển đẻ lại đối vói các chứng hư lao, ốm ở, tích hàn cố lãnh rất công hiệu.
2. «Châm cứu chân tủy»: Là huyệt quan trọng chính yếu, nhưng không phải người nào cũng dùng được, còn gọi là Đơn điền, là biên của nguyên khí (nguyên khí chi hải). Vì vậy mà có tên là Khí hải. Theo phái Trạch Điền Kiện (Nhật bản) là huyệt chính yếu đê trị bệnh viêm phúc mạc, viêm ruột thừa. Cứu 2 – 30 lửa thì đau nhức ở vùng ruột thừa có thể tiêu giảm.