HUYỆT NGOẠI LĂNG
外陵穴
S 26 Wài líng xué( Oae Ling)
Xuất xứ của huyệt Ngoại Lăng:
«Giáp ất» .
Tên gọi của huyệt Ngoại Lăng:
– “Ngoại” có nghĩa là ngoài.
– “Lăng” có nghĩa là cái gò, đống đất lớn.
Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ thắng bụng, nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại lững (bên ngoài gò).
Huyệt thứ :
26 Thuộc Vị kinh.
Mô tả của huyệt Ngoại Lăng:
1. VỊ trí xưa :
Dưới huyệt Thiên khu, trên huyệt Đại cự (Giáp ất). Dưới huyệt Thiên khu 1 thốn, giữa bụng đo ra 2 thốn (Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Xác định rốn, đo xuống 1 thốn (huyệt Âm giao) xong đo ra 2 thốn .
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngoại Lăng:
là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non (tử cung khi có thai 6 – 7 tháng, Bàng-quang khi bí tiểu nhiều) – Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh TI 1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngoại Lăng:
1. Tại chỗ :
Đau bụng, sa ruột.
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Ngoại Lăng:
1. Kình nghiệm tiền nhân :
Phối Thiên khu trị đau trong bụng ( Tư sinh ).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thái xung, Tam- âm giao trị sán khí.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, sâu 1- 2 thốn.
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
Tham khảo của huyệt Ngoại Lăng:
1. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Đau trong bụng, dùng huyệt Ngoại lăng làm chủ “.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chủ đau bụng, nặng dưới tim đau lan xuống rốn “.
3. Huyệt này tuy lấy tên Ngoại lăng, nhưng theo kinh nghiệm của bác sĩ De la Fuye và Kalmar đo giống như cách đo đê lấy Point de Mac. Burney rồi đem vào một tý, dùng để trị bệnh đàn bà đau thần kinh, đa cảm hay sơ, mất ngủ. Tả huyệt này nên châm thêm Thân mạch.