HUYỆT ĐẠI CỰ

大巨穴

S 27 Dàjù (Ta Tsiu).

 

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

Xuất xứ của huyệt Đại Cự:

«Giáp ất».

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Đại Cự:

– “Đại” có nghĩa là lớn.
– “Cự” có nghĩa là thái quá.
Huyệt nằm ở nơi cao nhất ở vùng bụng dưới, lại co tác dụng thông điều trường vị, nên gọi la Đại (Lớn thái quá).
Tên Hán Việt khác Dịch môn.
Huyệt thứ 27 Thuộc VỊ kinh.

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

Mô tả huyệt của huyệt Đại Cự:

1. Vị trí xưa:

Dưới huyệt Ngoại lăng 1 thôn, lừ giũa bụng đi ra 2 thốn (Phát huy. Đại thành).

2. VỊ trí nay:

Khi điểm huyệt nằm ngửa, từ huyệt Thiên khu đo xuống dưới 2 thốn, hoặc 1’hạch mòn đo ra 2 thốn.

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Cự:

là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc dưới nửa là ruột non, tử cung (khi có thai 5 – 6 tháng), Bang-quang (khi bí tiêu). Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sưồn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục. Da vùng huyệt chi phôi bổi tiết đoạn thần kinh TI 1.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Cự:

1. Tại chỗ :

Tức đầy bụng dưới, đau bụng, bí đái, viêm Bàng-quang.

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

2. Toàn thân:

Di tinh, xuất tinh sớm, suy nhược sinh dục.

Lâm sàng của huyệt Đại Cự:

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thiên khu, Tam-âm giao trị đau bụng. Phối Quan nguyên, cấp mạch trị xuất tinh sớm, di tinh. Đại cự, Hạ liêu (cứu) trị xuất tinh sớm, di tinh.

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn
2. Cứu 5 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.
* Chú ý Cấm châm lúc có thai, lúc bí tiêu không được châm sâu quá.

HUYỆT ĐẠI CỰ
HUYỆT ĐẠI CỰ

Tham khảo của huyệt Đại Cự:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đồi sán, dùng Đại cự và Địa cơ, Trung khích (Trung đô) làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Liệt nửa người, tứ chi không cử động được, hay sơ sệt dùng Đại cự làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Đại cự chủ về bụng dưới trướng đầy, nóng nảy khát nước, tiểu khó, thoát vị ruột, liệt nửa người, tứ chi bại liệt, hồi hộp mất ngủ”.
4. Huyệt này “Giáp ất” còn gọi là Dịch môn.
5. Bấm tay vào huyệt Đại cự đê tìm bệnh ở Thiếu dương (Đỏm, Tam-tiêu).

Bài trướcĐẠI CỐT KHÔNG
Bài tiếp theoHUYỆT ĐẠI ĐÔ 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.