HUYỆT TIỀN CỔC
前谷穴
SI 2 Qián gǔ xué (Tsienn Kou).
Xuất xứ của huyệt Tiền cốc:
«Linh khu – bản du».
Tên gọi của huyệt Tiền cốc:
– “Tiền” có nghĩa là trước, ở đây nói đến phần trước của khớp xương ngón tay thứ 5.
– “Cốc” có nghĩa là hai bên núi giữa có một lối nước chảy gọi là Cốc hoặc hang núi có chỗ thũng hỏm vào gọi là Cốc. Ở đây minh họa vị trí của huyệt này có liên quan vói Hậu khê (khe sau). Do đó mà có tên là Tiền cốc (Thung lũng trước).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở phía trước chỗ trống bờ ngoài ngón tay út, huyệt là nơi gặp gỡ của xương và cơ bắp hỏm xuống như cái hang nên gọi là Tiền cốc”.
Huyệt thứ:
2 Thuộc Tiểu-trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Tiền cốc:
“Vinh huyệt”, thuộc “Thủy”.
Mô tả của huyệt Tiền cốc:
1. Vị trí xưa:
Chỗ hõm trước gốc ngón út ỏ phía ngoài (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Ở khớp xương ngón tay thứ 5 về phía trụ, khi nắm tay lại huyệt ở mút trước của lằn chỉ tay ngón út và bàn, nơi tiếp giáp da gan tay và mu tay.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tiền cốc:
là chỗ bám của cơ dạng ngón út và cơ gập ngắn ngón út, bờ trong đầu trên đốt 1 xương ngón tay út – Thần kinh vận đông cơ là các nhánh của dây trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tiền cốc:
1. Theo kinh:
ù tai, đau họng, tê ngón tay, đau mắt.
2. Toàn thân:
Viêm tuyến vú, đái nóng đỏ.
Lâm sàng của huyệt Tiền cốc:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phôi Ủy trung trị đái khó, đỏ sẻn (Tư sinh). Phối Chiếu hải, Trung phong trị sưng đau cổ họng (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan trị đau cánh tay, tê cánh tay trước. Phối Ngoại quan, Dương cốc, trị tê mất cảm giác ngón lay út.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cúu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Tiền cốc:
1. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Ho làm đầy tiỉc ngực dùng huyệt Tiền cốc làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Khớp khuỷu hoặc cổ tay đau nhức, sưng gáy cô không quay qua lại được, đau gấp ỏ cổ gáy, hoa mắt, lở nứt, đau bả vai-vai-ngón tay, chọn huyệt Tien cóc làm chủ”. Sách ghi tiếp: “Cánh tay không nâng lên được, đau đầu cổ gáy, sưng đau cố không nuốt được dùng Tiền cóc làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Trong mắt có vảy cá, đau mắt chảy niíóc mắt, nặng lắm như muốn lồi ra ngoài, chọn huyệt Tiền cốc”.
4. «Đạị thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tiên cóc chủ về bệnh sốt không ra mồ hôi, phụ nữ sau sinh không có sữa”.
5. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Bệnh tâm thần phân liệt, dùng Tiền cóc, Hậu khè, Thủy cấu, Giải khê, Kim môn, Thân mạch”.
6. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng huyệt nay là “Vinh huyệt” của Thủ Thái-dương kinh.