HUYỆT TIÊU LẠC
消濼穴
TE 12 Xiāo luò xué (Siao Lo).
Xuất xứ của huyệt Tiêu Lạc:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Tiêu Lạc:
– “Tiêu”có nghĩa là làm giảm bớt.
– “Lạc” có nghĩa là cái hồ, cái ao lớn, sự khát nước.
Nơi đến việc dùng hết chất trong của cơ thể bị tiêu thụ bởi hơi nóng nội sinh từ bên trong ra, như trong trường hợp tiêu khát. Huyệt có đặc hiệu trong việc chừa trị tiêu khát nên được gọi là Tiêu lạc.
Theo “Y kình lý giải” ghi rằng: “Lạc, có nghĩa là cái đầm, cốc. Tiêu lạc ý nói chỗ thũng có thể rót chảy về huyệt ở phía ngoài cánh tay dưdi vai, chỗ của nách đi xiên xuống. Phủ của hỏa ở Tam tiêu. Tất cả các chữ Trì, Chủ, cấu, Độc, Tỉnh, Lạc đều là tên gọi của Thủy. Phủ của Hỏa mà có tên gọi của Thủy, với nghĩa sự lưu chú của kinh mạch mà nói”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Tiêu Lạc:
Tiêu thước.
Huyệt thứ:
12 Thuộc Tam-tiêu kinh.
Mô tả của huyệt Tiêu Lạc:
1. VỊ trí xưa:
Dưới vai, khoảng ngoài cánh tay, từ nách chếch xuống khuỷu tay (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Khi điểm huyệt xoay cánh tay ra trước để rõ cơ. Huyệt ỏ giữa đoạn nối của 2 huyệt Thanh-lãnh uyên và Nhu hội.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tiêu Lạc:
là khe giữa phần dài và phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay. Xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây quay.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tiêu Lạc:
1. Tại chỗ, theo kinh:
Đau cứng đầu, cô’ gáy, cứng lưng, đau răng, cánh tay.
2. Toàn thân:
Lâm sảng của huyệt Tiêu Lạc:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Khiếu Âm trị đau gáy, cứng gáy (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại chùy, Kiên tỉnh trị đau vai-cánh tay. Phối Phong trì, Thiên trụ trị đau cứng cổ gáy.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Tiêu Lạc:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đau đầu, cổ đau vai gáy, dùng Tiêu lạc làm chủ”.
2 «Dồng nhân» ghi rằng: “Tiêu lạc trị phong hàn sốt lạnh, đau gáy vai lưng co rút, châm vào 6 phân, có thể cứu 3 lửa”.
3. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Có người truyền rằng ở Hải nam trị đau răng cứu vào huyệt náy”.