HUYỆT TỐ LIÊU
素髎穴
GV 25 Sù liáo xué(Sou Tsiao, Bijan).

Xuất xứ của huyệt Tố Liêu:
«Giáp ất>>.

Tên gọi của huyệt Tố Liêu:
– “Tô ” có nghĩa là trắng nõn, mới bắt đầu.
– “Liêu” có nghĩa là đường kẻ nứt, ở đây chỉ lỗ huyệt châm cứu.

Ngày xưa, cổ nhân cho rằng mũi được xem như là sự bắt đầu của cuộc sống, nhờ nó mà đưa thiên khí vào người. Phế được đại diện bởi màu trắng, phế dẫn khí vào mũi, huyệt ở đầu chóp của nó nên gọi là Tô liêu.

Theo “Khổng huyệt mệnh danh đích thiên thuyết” ghi rằng: “Tô liêu, Tố là trống không, trống không giữa mũi, huyệt ở đầu chóp mũi, nên gọi là Tố liêu”.

Tên Hán Việt khác của huyệt Tố Liêu:
Diện vương, Diện chính, Tỵ chuẩn, Chuẩn đầu, Tỷ tiêm.
Huyệt thứ:
25 Thuộc Đốc mạch.

Mô tả của huyệt Tố Liêu:
1. Vị trí xưa:
Cuối sổng mũi (Giáp ất, Đại thành).

2. Vị trí nay:
Ngay chính giữa đầu nhọn nhất của sống mũi. Khi điểm huyệt ngồi thẳng hoặc hơi dựa đầu lui sau.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Tố Liêu:

là ngành ngang sụn cánh mũi, nơi tiếp khớp của góc dưới – trưdc sụn lá mía và sụn cánh mũi. Da vùng huyệt chi phối bỏi dây thần kinh sọ não số V1.

Hiệu năng của huyệt Tố Liêu:
Thăng dương cứu nghịch, khai khiếu thanh nhiệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Tố Liêu:

1. Tại chỗ:
Viêm mũi, xuất huyết mũi, thịt thừa trên mũi.
2. Toàn thân:
Kích ngất, huyết áp thấp, tim đập chậm.

Lâm sàng của huyệt Tố Liêu:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Nội quan, Túc Tam- lý trị khích ngất do trúng độc. Phối Hưng phấn, Nội quan trị nhịp tim chậm, huyết áp thấp.

Phổi Nghênh hương, Hợp cốc trị thịt thừa trên mũi. Phối Thượng tinh, Nghênh hương trị xuất huyết mũi. Phối Nội quan, Dũng tuyển trị cấp cứu sau khi bị điện giật. Phối Thần môn, Nội quan trị hồi hộp.

Phương pháp châm cứu:
Châm Xiên, mũi kim từ chóp mũi chếch lên trên, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác tê đau hướng lên trên gốc mũi, vùng xoang mũi. Thịt thừa trên mũi nên dùng kim tam lăng chích ra máu.

Tham khảo của huyệt Tố Liêu:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Viêm mũi dị ứng xuất tiết, polip, trĩ mũi, nghẹt mũi, mất khứu giác, dùng Tố liêu làm chủ”.

2. «Kinh nghiệm lương phương» ghi răng: “Mắt đỏ ngầu do phong hỏa bước đầu, trên chót mũi có những đường máu đỏ, chính ra máu”.

3. «Đại thành» ghi rằng: “Thuộc kinh ngoại kỳ huyệt, 1 huyệt ỏ chuẩn đầu gọi là Tỵ chuẩn, chuyên trị trên mũi có những hạt thịt đỏ nổi lên, nên dùng kim tam lăng xuất huyết”.

4. Căn cứ theo “Giáp ất” bảo huyệt này cấm cứu.
5. Huyệt Tố liêu, theo “Giáp ất” gọi là Diện vương, “Kỳ hiệu” gọi là Tỵ chuẩn.
